Sợ rơi máy bay, hành khách hủy tour nước ngoài

Trấn an tâm lý khách hàng, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực hàng không khẳng định máy bay vẫn là phương tiện vận chuyển an toàn nhất. Ảnh: Anh Quân
Trấn an tâm lý khách hàng, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực hàng không khẳng định máy bay vẫn là phương tiện vận chuyển an toàn nhất. Ảnh: Anh Quân
Tâm lý hoang mang xuất hiện trên các diễn đàn sau nhiều sự cố liên tiếp xảy ra với ngành hàng không thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng máy bay vẫn là phương tiện an toàn nhất.
"Sắp tới có chuyến công tác đến Đà Lạt, chẳng lẽ lại chuyển sang đi ôtô cho yên tâm", chị Huyền, một nhân viên truyền thông ở TP HCM viết lên Facebook sau khi biết tin hàng loạt sự cố hàng không thế giới những ngày gần đây. Chia sẻ của chị nhanh chóng được nhiều người hưởng ứng. Bên dưới, có người bạn bình luận rằng trong giai đoạn này, nếu không có việc cần thiết thì không nên đi máy bay.
Anh Nam, nhân viên nam của một hãng hàng không trong nước chia sẻ, đến vợ anh cũng không dám đi máy bay nữa. "Hôm qua vợ tôi từ quê trở về Hà Nội, đã mua vé máy bay rồi nhưng lại nói sẽ đi tàu. Đọc tin 2 vụ máy bay rơi liên tiếp ở Đài Loan và Algerie, vợ tôi có phần lo lắng, sợ sệt", anh này kể. Sau khi chồng thuyết phục, vợ anh Nam vẫn quyết định lên máy bay.
Tâm lý "sợ" máy bay cũng đang lan tràn trên các mạng xã hội, diễn đàn. Nhiều người tuyên bố trong thời gian này không di chuyển bằng đường hàng không. Có người bị ám ảnh bởi sự trùng hợp của những con số 7 lặp đi lặp lại, nên khẳng định sẽ không đi chuyến bay có số 7 hoặc vào ngày 7.
Hiện tượng sợ máy bay lập tức ảnh hưởng đến ngành du lịch. Bà Nguyễn Thị Huyền - Giám đốc điều hành hãng lữ hành Vietrantour cho biết: "Nhiều khách đã gọi điện đến để xin tư vấn. Có khách mua tour từ trước, nay gọi lại hỏi xem hãng nào sẽ vận chuyển. Có người hỏi về tình hình an ninh, mức độ an toàn của hãng hàng không giá rẻ", chị Huyền cho biết. Sau khi nhận được tư vấn, cho đến nay chưa có khách nào bỏ tour.
Còn ở công ty Vietravel, đã có nhóm khách hàng đầu tiên bỏ tour vào hôm nay. "Đã có một số khách hàng hủy tour nước ngoài đi Malaysia", chị Phạm Hà Anh, đại diện của công ty cho biết. Tour kết hợp Singapore - Malaysia tuy có bị ảnh hưởng nhưng vẫn chưa có khách nào hủy, chị nói thêm.
Khảo sát tại các hãng lữ hành khác Amitours, Hello World Travel, tuy hiện tượng hủy tour chưa xuất hiện, nhưng nhiều khách hàng vẫn lo lắng về vấn đề an toàn hàng không. Những khách lo lắng nhất thường là người mua tour nước ngoài. Tâm lý khách mua tour nội địa ít bị ảnh hưởng hơn, các hãng cho hay.
Ở các đại lý bán vé máy bay, một đại lý trên phố Kim Mã, Hà Nội cho biết có nhóm khách hàng định rút không mua nữa dù đã đặt vé. "Chúng tôi đã phải thuyết phục khách rằng số lượng tai nạn tàu bay còn ít hơn đường bộ. Tuy nhiên tâm lý họ vẫn hoang mang vì trong một thời gian ngắn quá có nhiều sự cố xảy ra. Khách quyết định vẫn đặt vé nhưng dời sang hết tháng 7", chị Nhung, nhân viên kinh doanh của đại lý cho biết.
Đại diện hãng hàng không Vietjet nhận định tâm lý sợ máy bay sau các sự cố liên tiếp là có thật. "Tuy nhiên, nhiều người hiểu rằng máy bay vẫn là phương tiện an toàn nhất hiện nay. Ai có công việc họ vẫn đi, chưa thấy hiện tượng khách nào hủy vé", chị nói.
Tương tự, đại diện truyền thông của Jetstar cũng đưa ra lý do tại sao hành khách không cần phải "sợ" máy bay. "Trong ngành hàng không, có một nguyên tắc mà bất cứ ai cũng phải thuộc nằm lòng, đó là không có bất cứ một sự thỏa hiệp nào đổi lấy sự an toàn của khách", anh nói.
Mỗi chuyến bay cất cánh lên trời đều chịu sự kiểm soát về an toàn không chỉ của hãng mà còn của cơ quan quản lý hàng không nước đó, của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế và của nhà sản xuất tàu bay. Quy trình bảo dưỡng và kiểm tra luôn được thực hiện theo đúng lịch quy định.
"Thực tế tại Việt Nam, có chuyến bay bị chậm chỉ vì thiếu một cái áo phao, dù áo phao là vật hiếm khi được dùng đến. Tuy nhiên các quy định về an toàn không được bỏ qua dù chỉ là nhỏ nhất. Ở các hãng hàng không, có một lực lượng lên đến hàng nghìn người phục vụ cho một đội tàu bay để đảm bao an toàn", đại diện Jetstar nói thêm.
Tiến sĩ Lương Hoài Nam, người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành hàng không nhận định rằng những lo lắng, cảm xúc của người dân trước các sự cố gần đây là điều dễ hiểu, vì tai nạn hàng không thường thảm khốc. Chúng cũng được báo chí đăng tải, bình luận nhiều hơn so với tai nạn của các loại giao thông khác.
"Nhưng khi cảm xúc đã bớt đi, cũng cần nhìn vào các con số biết nói để công bằng hơn cho hàng không", Tiến sĩ Lương Hoài Nam nói. Theo đó, tỷ lệ số người bị chết vì tai nạn tính trên 100.000.000 khách mỗi dặm của hàng không là 0,003. Tức là người chết vì máy bay còn ít hơn người chết vì tai nạn đi bộ trên phố.
"Những số liệu này cũng là minh chứng tôi thuyết phục được vợ tiếp tục đi máy bay, thay vì ngồi cả đêm từ quê ra Hà Nội trên tàu hỏa. Là người trong ngành, tôi tin rằng vợ tôi hoặc bất cứ ai không cần sợ tàu bay", anh Nam, nhân viên hàng không có vợ sợ đi máy bay nói.

Tin cùng chuyên mục

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Đọc thêm

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.