Số phận kỳ lạ của tử tù từng 3 lần lên giá treo cổ đều bị thần chết từ chối

John Henry George Lee từng 3 lần lên đoạn đầu đài nhưng không chết.
John Henry George Lee từng 3 lần lên đoạn đầu đài nhưng không chết.
(PLVN) - Trong cuộc đời làm đao phủ của mình, James Berry chưa bao giờ gặp trường hợp giá treo cổ 3 lần không hoạt động như vụ thi hành án tử đối với John Lee. Đặc biệt hơn, sau 3 lần bị thần chết “từ chối”, phạm nhân John Henry George Lee đã được giảm án và đã được tha bổng sau nhiều năm trong tù.

3 lần bị giá treo từ chối 

Đó là ngày 23/2/1885. Địa điểm là tại nhà tù Exeter ở Devon, Anh. Vào lúc 7h55 phút, đội thi hành án, gồm có quản ngục, đội trưởng đội bảo vệ, bác sỹ của nhà tù, giáo sỹ của nhà tù, vài lính canh, đao phủ và các đại diện của báo chí đã tụ tập trước phòng giam của tử tù John Henry George Lee. Lee đã bị kết án tử hình vì tội giết chết chủ của mình là bà Emma Keyes 1 năm trước đó.

Vào đúng 8h00, người phụ trách việc hành hình là ông James Berry nhận được chỉ dấu từ người đứng đầu nhà tù và tiến vào phòng giam của tử tù. Ông Berry trói quặt tay của tử tù lại, lấy một chiếc mũ màu trắng trùm qua đầu hắn. Sau đó, cùng với đội thi hành án, ông Berry đã dẫn Lee tới giá treo cổ. Tại đây, ông tiếp tục trói 2 chân của tử tù lại và thòng lọng sợi dây qua cổ Lee.

Ông nhanh chân bước ra khỏi chiếc cửa sập và tiến đến gần đòn bẩy. Tiếp sau đó, ông kéo mạnh đòn bẩy để giật cánh cửa sập dưới chân Lee xuống như đã làm rất nhiều lần trước đó. Tuy nhiên, vài giây sau vẫn chẳng có gì xảy ra. Cửa sập chỉ rơi khoảng 0,6cm rồi kẹt cứng lại. Đao phủ Berry hơi bối rối nhưng vì trước đây cũng đã xảy ra trường hợp cửa sập bị kẹt nên ông tiếp tục nhiệm vụ nghiệt ngã của mình.

Ông cởi thòng lọng cho Lee, bỏ mũ trùm đầu rồi dẫn tử tù này sang phòng chờ. Sau đó, ông trở lại để kiểm tra và thử lại cửa sập. Các thiết bị lúc này đều hoạt động tốt. Do đó, Berry tới phòng chờ và đưa Lee trở lại giá treo cổ. Một lần nữa, tử tù Lee bị trói lại, trùm đầu, bị đưa lên giá treo cổ và bị thắt dây thòng lọng. Nhưng, không hiểu sao lại một lần nữa cửa sập bị kẹt.

 

Như vậy là lần thứ 2 Lee lại được cởi dây thắt cổ, tháo mũ trùm đầu và được đưa về phòng chờ. Một thành viên trong đội thi hành án nói rằng cánh cửa sập dường như quá chặt do hai hôm trước trời mưa, khiến cho tấm gỗ bị vênh lên. Hai lính gác đã được cử đi lấy một cái bào và một cây rìu để gọt bớt cửa sập. Sau một hồi cẩn thận thử đi thử lại, tử tù Lee được dẫn trở lại giá treo cổ. Ông ta bị trói chân, bị trùm đầu và bị thòng lọng lần thứ 3.

Lần này, ông Berry vội vã bước ra khỏi giá treo cổ và giật mạnh đòn bẩy hết sức có thể nhằm kết thúc vụ hành hình đầy căng thẳng càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, lại một lần nữa cửa sập bị mắc kẹt. Vị giáo sỹ của nhà tù đã vô cùng sửng sốt khi chứng kiến cảnh tượng nói trên, đến nỗi ông nằm phủ phục trên đoạn đầu đài. Vị bác sỹ của nhà tù trong khi đó đã ngay lập tức yêu cầu dừng việc tử hình và được Phó cảnh sát trưởng Devon chấp thuận.

Cai ngục, bác sỹ và giáo sỹ của nhà tù ngay lập tức tụ tập tại phòng của bác sỹ và cùng ký vào một biên bản làm chứng về những sự kiện kỳ lạ vừa diễn ra. Biên bản ngay lập tức được gửi tới Bộ trưởng Nội vụ ở London để ông xem xét. Sau đó, Bộ trưởng Nội vụ Anh đã ra quyết định, theo đó nói rằng Lee đã phải chịu đựng sự đau khổ quá lớn trong quá trình thi hành án.

Do đó, ông yêu cầu hủy bản án tử hình đối với Lee và giảm án xuống còn tù chung thân cho đối tượng này. Sau vụ việc, John Lee trở nên nổi tiếng khắp nơi và được đặt cho biệt danh “Người đàn ông không thể treo cổ”. 

Bị buộc tội là sát thủ dã man

Ngày 15/11/1884, cảnh sát phát hiện bà Emma Anne Whitehead Keyse đã bị sát hại một cách dã man. Sau đó, thủ phạm tẩm dầu lên người nạn nhân rồi đổ dầu khắp nhà để phóng hỏa đốt thi thể nạn nhân cũng như hiện trường vụ phạm tội. John Lee – vốn là một người làm thuê cho bà Emma Keyes – đã ngay lập tức trở thành nghi phạm chính trong vụ án.

Lý do là vì vào ngày xảy ra án mạng, Lee là người đàn ông duy nhất có mặt trong nhà và cũng là người đầu tiên báo cảnh sát. Chiếc rìu được cho là hung khí trong vụ án cũng là chiếc rìu mà bị cáo hay sử dụng. Thêm vào đó, cảnh sát còn phát hiện Lee bị thương ở tay trái, mà họ cho là do quá trình giằng co với nạn nhân. Ngoài ra, một số người đã làm chứng về việc họ nghe thấy Lee dọa giết nạn nhân.

Với các thông tin nói trên, cảnh sát sau đó đã bắt giữ, thẩm vấn và truy tố John Lee về các tội danh: giết người, coi thường hậu quả khi gây hỏa hoạn. Phiên tòa xét xử Lee do Assizes – những phiên tòa diễn ra mỗi 3 tháng một lần để xem xét những vụ án đặc biệt nghiêm trọng – thụ lý. Quá trình điều tra và xét xử và kết án Lee diễn ra một cách nhanh chóng bởi hầu hết mọi người đều cho rằng Lee là kẻ giết người.

Vụ phạm tội xảy ra vào giữa tháng 11 và ngay trong tuần đầu tiên của tháng 12 cùng năm, Lee đã bị tuyên có tội đối với cả 2 cáo buộc nói trên. Phiên tòa kết thúc với bản án tử hình bằng biện pháp treo cổ đối với John Lee. Ông ta được đưa tới nhà Exeter vốn được xem là nhà tù treo cổ của Devon và bị tống vào phòng biệt giam chờ ngày trả án. 

Có phạm tội hay không?

Điều đáng nói trong vụ án này không chỉ là việc Lee bị treo cổ hụt 3 lần mà còn có việc trước, trong và sau khi phiên tòa diễn ra, thậm chí cả khi đang chờ thi hành án tử và sau khi đã được trả tự do, Lee vẫn luôn tuyên bố rằng ông ta vô tội. Sau khi Lee được giảm án, một số người đã lật lại vụ việc và cho rằng có thể đúng là ông ta không giết chết bà Keyes. Bởi, các bằng chứng chống lại ông ta đều là gián tiếp, chứ không hề có chứng cứ nào cho thấy chắc chắn Lee đã sát hại bà Keyes.

Bên cạnh đó, những người quen biết với Lee cho hay, trước khi xảy ra vụ việc, quan hệ giữa ông ta và bà Keyes rất tốt. Nếu chỉ vì mâu thuẫn trong tiền lương thì chắc chắn Lee sẽ không ra tay sát hại nạn nhân một cách dã man như vậy. Một số bằng chứng cho thấy trong vụ việc còn có một nghi phạm khác, đó là Reginald Gwynne Templar.

Templar vốn là khách quen của nạn nhân Keyes nhưng ông ta lại đồng ý đứng ra bào chữa cho Lee. Điều này đã là lạ nhưng lạ hơn ở chỗ: ngay sáng hôm sau, khi thông tin về vụ giết người vẫn chưa được công bố rộng rãi, Templar ở cách đó khá xa đã nghe được tin và đã gửi thư cho John Lee đề nghị làm luật sư bảo vệ quyền lợi cho Lee trước tòa.

Nhưng trong khi phiên tòa đang diễn ra, Lee đã bị ốm, mà theo ghi chép là một dạng tâm thần. Và đến khi trút hơi thở cuối cùng, ông ta vẫn đã lảm nhảm về vụ sát hại bà Keyes. Trong quá trình bị thẩm vấn, Lee cũng khai rằng ông ta không phải là người đàn ông duy nhất có mặt tại hiện trường án mạng mà thực chất Templar cũng có mặt ở đó.

Một số người cho rằng Templar mới chính là thủ phạm sát hại bà Keyes rồi đổ lỗi cho Lee. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là đồn đoán, còn trên thực tế, John Lee đã bị buộc tội giết người và bị kết án tử hình. Nhưng ông ta lại bị thần chết từ chối và đã được trả tự do sau 22 năm thụ án tù chung thân.

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.