Số phận Dương Chí Dũng “phụ thuộc” vào vụ án lộ bí mật Nhà nước?

Số phận Dương Chí Dũng “phụ thuộc” vào vụ án lộ bí mật Nhà nước?
(PLO) - Từ lời khai của Dương Chí Dũng tại phiên tòa, HĐXX TAND TP.Hà Nội đã khởi tố vụ án Hình sự “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước”. Nếu quá trình điều tra xác định có hành vi làm lộ bí mật Nhà nước thì liệu lời tố cáo có phải là tình tiết giảm nhẹ để Dương Chí Dũng thoát án tử hay không? 
Bị cáo Dương Chí Dũng là “tâm điểm” của đại án Vinalines. Tại phiên tòa ngày 7/1/2014 xét xử Dương Tự Trọng và đồng phạm về hành vi tổ chức đưa Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài, bị cáo Dũng tham gia tố tụng với tư cách người làm chứng đã bất ngờ khai ra người gọi điện thoại mật báo tin Dũng bị khởi tố (để Dũng bỏ trốn) là một vị quan chức của Bộ Công an. 
Trước phiên phúc thẩm vụ Vinalines, cùng phấp phỏng với số phận của Dương Chí Dũng trước “cửa tử”, dư luận lại “nóng” lên vấn đề số phận pháp lý vụ án “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” đi về đâu khi mà vị quan chức bị Dương Chí Dũng tố cáo làm lộ bí mật Nhà nước đã từ trần. Liệu lời khai của Dương Chí Dũng về người đã “mật báo” cho Dũng có phải là tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo? 
Tố cáo đúng, Dương Chí Dũng có thêm tình tiết giảm nhẹ?
Quyết định khởi tố vụ án “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước” thể hiện sự cương quyết của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện và xử lý tội phạm, giữ nghiêm kỷ cương phép nước. Tuy nhiên, khi vụ án “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước” đang trong quá trình điều tra thì vị quan chức bị tố cáo đã từ trần do căn bệnh hiểm nghèo. 
lDương Chí Dũng tại phiên tòa . Ảnh: Khánh Tùng.
 lDương Chí Dũng tại phiên tòa . 
                                          Ảnh: Khánh Tùng.
Có chuyên gia pháp lý cho rằng, việc vị quan chức từ trần sẽ gây bất lợi cho Dương Chí Dũng. Ngược lại, cũng có ý kiến cho rằng, phải căn cứ vào nhiều chứng cứ khác bởi nếu chỉ có lời khai của Dương Chí Dũng thì chưa đủ để chứng minh cho việc có hay không hành vi thông tin mật báo? 
Thực tế, trước đó HĐXX TAND TP.Hà Nội đã đề nghị  Viện kiểm sát tiến hành điều tra hành vi nhận 500 ngàn USD và 20 tỷ đồng của một cán bộ cấp cao để thực hiện dự án chuyển đổi công năng của Cảng Sài Gòn của Công ty Vạn Thịnh Phát (TP.HCM) theo tố cáo của Dương Chí Dũng; nếu đủ căn cứ phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật. 
Giả thiết cơ quan điều tra chứng minh có việc mật báo thì Dương Chí Dũng có thể được giảm nhẹ hình phạt không? Câu trả lời là có thể, vì những lời khai chi tiết, cụ thể của Dương Chí Dũng đã giúp phát hiện tội phạm mới. 
Do đó, tại phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ Vinalines sắp tới, tình tiết “khai báo thành khẩn” và “tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm” chưa được xem xét tại phiên sơ thẩm sẽ  có thể trở thành căn cứ giảm án cho Dương Chí Dũng.
Đến nay mới khởi tố vụ án “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” nhưng chưa khởi tố bị can, tuy vị quan chức bị Dương Chí Dũng tố cáo có hành vi mật báo đã từ trần nhưng chưa có thông tin chính thức diễn biến vụ án đến đâu hoặc đã đình chỉ vụ án hay chưa? 
Giả sử trường hợp xấu nhất là Dương Chí Dũng bị tuyên y án tử hình thì việc thi hành án sẽ được hoãn cho tới khi vụ án “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” được giải quyết (có kết luận của Cơ quan điều tra là không có hành vi phạm tội hoặc có bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật).
Sẽ phải điều tra mở rộng hơn?
Trong quá trình điều tra vụ án trước đó, Dương Chí Dũng đã từng khai báo về việc vị quan chức Bộ Công an tiết lộ thông tin mật báo. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã vào cuộc điều tra và đến nay xác định không có cuộc gọi trao đổi trong các list (danh sách) điện thoại như Dương Chí Dũng khai báo và bản thân Dương Chí Dũng cũng đã nhiều lần thay đổi lời khai trước Cơ quan An ninh điều tra, nên chưa đủ căn cứ kết luận.
Theo Tiến sĩ Dương Thanh Biểu (nguyên Phó Viện trưởng VKSNDTC) thì trước đây, để chứng minh tính đúng đắn  lời khai của Dương Chí Dũng thì việc xác định list điện thoại như trên là rất cần thiết. Hiện nay, vụ án “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước” đã được khởi tố nên tình hình đã hoàn toàn khác so với trước đây.
Cuộc điều tra vụ án làm lộ bí mật Nhà nước, theo Tiến sỹ Biểu, chắc chắn sẽ được mở rộng hơn, không chỉ giới hạn ở list điện thoại. Chẳng hạn, để khẳng định lời khai của Dương Chí Dũng có đúng hay không, phải tiến hành xác minh lời khai của Vũ Tiến Sơn, Dương Tự Trọng, thời gian và nội dung cuộc họp ngày 17/5, quyển sổ nhật ký (lịch vạn sự)… 
Nghĩa là, ngoài danh sách điện thoại, Cơ quan điều tra phải tiến hành thu thập một loạt các tài liệu khác mới có căn cứ kết luận lời khai của Dương Chí Dũng có đúng với sự thật hay không.
Trường hợp cơ quan điều tra kết luận không có hành vi “mật báo” cũng như không có việc nhận tiền hối lộ, Dương Chí Dũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật” theo Điều 307 BLHS./.

Tin cùng chuyên mục

Bị cáo Minh tại một phiên tòa hồi tháng 7/2024. (Ảnh: Hải Duyên)

Vụ án tại Trung tâm R&D thuộc BQL Khu CNC TP HCM: Cựu lãnh đạo Sở KH&ĐT nhận tiền tỷ khi duyệt dự án

(PLVN) - Dự kiến từ ngày 15/1, TAND TP HCM sẽ đưa bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT), Phan Tất Thắng (cựu Phó phòng Kinh tế) ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ trong vụ án xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao (Trung tâm R&D) thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao (BQLKCNC) TP HCM và các đơn vị liên quan.

Đọc thêm

Khởi tố 4 cán bộ liên quan sai phạm trong công tác tuyển sinh

Năm học 2021 - 2022, có 36/60 học sinh tuyển sinh không đúng quy định vào Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Quan Hóa.
(PLVN) - Ngày 10/1, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố 4 bị can về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến vụ sai phạm trong tuyển sinh tại Trường phổ thông dân tộc (PTDT) nội trú THCS huyện Quan Hóa.

Từ bạn tù đến đồng bọn ma túy, bộ ba lĩnh án chung thân

Các bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 10/1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo: Nguyễn Phú Long Thành (SN 1976, trú phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Vi Xuân Hoài (SN 1954, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) và Kha Văn Minh (SN 1977, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).

Ông Trần Đình Triển bị phạt 3 năm tù

Luật sư Trần Đình Triển. (Ảnh: Facebook Trần Đình Triển)
(PLVN) - Bị cáo Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân, bị tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt 3 năm tù vì tội lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm phạm lợi ích Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Bắt giam Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ

Cơ quan công an đọc lệnh bắt Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ.
(PLVN) - Ngày 10/1, Cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ và Cao Tiến Hạnh, nguyên Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ, với cùng tội danh “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng
(PLVN) -  Đường dây nóng 114 hoạt động 24/24h trong ngày, tiếp nhận cuộc gọi của người dân yêu cầu cứu hộ cứu nạn khi xảy ra cháy, nổ, mắc kẹt, đuối nước, sạt lở đất, sập nhà… Tuy nhiên, nếu gọi đến 114 để thông báo một vụ cháy không có thật, người gọi sẽ bị xử phạt.