"Số phận" Dòng chảy Phương Bắc phụ thuộc tình hình Ukraine?

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock (áo xanh) nói chuyện với người đồng cấp Pháp Jean-Yves Le Drian tại Hội nghị ngoại trưởng EU. Ảnh: AP
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock (áo xanh) nói chuyện với người đồng cấp Pháp Jean-Yves Le Drian tại Hội nghị ngoại trưởng EU. Ảnh: AP
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - "Đường ống Nord Stream 2 sẽ không được phép hoạt động nếu tình hình ở Ukraine xấu đi đáng kể", Ngoại trưởng mới của Đức nói với đài truyền hình Đức ZDF.

Tại hội nghị ngoại trưởng EU đang diễn ra, việc trừng phạt đường ống Dòng chảy Phương Bắc (Nord Stream) 2 giữa Nga và Đức cũng đang được bàn thảo, cũng như việc nhắm mục tiêu sâu hơn vào các công ty năng lượng và quốc phòng thuộc sở hữu nhà nước của Nga. Các hợp đồng khác về khí đốt tự nhiên cũng có thể được xem xét.

Ngoại trưởng mới của Đức, Annalena Baerbock, tới dự hội nghị thượng đỉnh đầu tiên với các đối tác EU, khẳng định rằng khối cần một phản ứng thống nhất, mạch lạc, không nhỏ giọt. Bà cũng nhấn mạnh, đường ống Nord Stream 2 sẽ không được phép hoạt động nếu tình hình ở Ukraine xấu đi đáng kể.

"Trong trường hợp leo thang hơn nữa, đường ống dẫn khí đốt này không thể đi vào hoạt động", bà Baerbock nói với đài truyền hình Đức ZDF sau khi tham dự một cuộc họp G7 ở thành phố Liverpool (Anh) về căng thẳng của EU với Nga, đồng thời nêu rõ những lời đe dọa trước đó của tân Thủ tướng Đức Olaf Scholz.

Bà Baerbock cho biết hiện tại đường ống không thể được phê duyệt trong bất kỳ trường hợp nào vì nó không tuân thủ luật năng lượng của EU hoặc đáp ứng các lo ngại về an toàn.

Nord Stream 2 đang chờ giấy phép vận hành từ cơ quan quản lý của Đức.

Nord Stream 2 đang chờ giấy phép vận hành từ cơ quan quản lý của Đức.

Hãng thông tấn TASS đưa tin, phản ứng trước những tuyên bố này, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã gọi quá trình chứng nhận Nord Stream 2 là "công việc mang tính kỹ thuật, quan liêu" và kêu gọi không nên làm trước mọi việc vì "công việc với cơ quan quản lý đang được tiến hành. Công ty đáp ứng tất cả các yêu cầu của cơ quan quản lý".

Để bắt đầu bơm khí, nhà điều hành của Nord Stream 2 phải được cơ quan quản lý của Đức bật đèn xanh. Chứng nhận đã bị đình chỉ do nhà điều hành Nord Stream 2 AG có trụ sở chính tại Thụy Sĩ phải đăng ký một công ty con tại Đức. Cho đến khi điều đó được hoàn thành, quá trình chứng nhận đã bị đóng băng.

Thỏa thuận liên minh của tân Chính phủ của Đức không đề cập đến Nord Stream 2 mà chỉ nhấn mạnh tính tối cao của các quy chuẩn trên toàn châu Âu về các vấn đề liên quan đến các dự án năng lượng.

Các tuyên bố của Thủ tướng Đức Olaf Scholz về tương lai của đường ống dẫn khí đốt cho đến nay vẫn rất hạn chế. Ông cho rằng không quốc gia nào được xâm phạm biên giới của quốc gia khác, nếu không sẽ có hậu quả. Là đồng chủ tịch của Đảng Greens, một trong ba đảng của Chính phủ liên minh của Đức, bà Baerbock đã yêu cầu dừng dự án Nord Stream 2 trong những năm gần đây.

Đọc thêm

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.

Người hiến tạng 'sống lại' trên bàn mổ

Thomas 'TJ' Hoover II được chụp trong bệnh viện.
(PLVN) - Một người đàn ông ở Kentucky, Mỹ được cho là đã tỉnh lại trong phòng mổ ngay trước khi các bác sĩ chuẩn bị lấy nội tạng của anh ta để hiến tặng. Sự việc gây sốc này đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.