Số phận bi thảm của gái mại dâm Tây Ban Nha trong dịch COVID-19

Beyonce, một gái mại dâm người Ecuador ở Madrid, Tây Ban Nha. Ảnh: AFP
Beyonce, một gái mại dâm người Ecuador ở Madrid, Tây Ban Nha. Ảnh: AFP
(PLVN) - Khi dịch COVID-19 tràn tới Madrid, Chính phủ áp dụng lệnh “đóng cửa”, cuộc sống càng trở nên bấp bênh hơn đối với ba cô gái mại dâm Evelyn, Alenca và Beyonce.

Đã rất dễ bị tổn thương và với tình trạng pháp lý mơ hồ, nhiều gái mại dâm ở Tây Ban Nha đã phải vật lộn để kiếm sống trong tình trạng khẩn cấp, khi các câu lạc bộ đóng cửa, khách hàng ở nhà không thể ra ngoài đường vì bị phạt.

"Chủ sở hữu các câu lạc bộ ở Tây Ban Nha chỉ đơn giản ném tất cả các cô gái ra đường," Evelyn Rochel, người duy nhất đồng ý cho biết tên thật, cay đắng nói.

Người phụ nữ Colombia 35 tuổi sống trong một căn phòng bên trong một câu lạc bộ tiếp viên ở Madrid và phải trả 2.100 euro (tương đương 2.300 đô la) mỗi tháng cho "quyền làm việc" như một gái mại dâm.

"Ban quản lý nói rằng chúng tôi phải trả 2.100 euro cho căn phòng, họ nói đó là tiền thuê nhà, nhưng đó là lời nói dối, tôi đang trả tiền để có quyền làm việc", cô nói.

Evelyn Rochel sống trong một căn phòng bên trong một câu lạc bộ tiếp viên ở Madrid và trả 2.100 euro mỗi tháng cho "quyền làm việc" như một gái mại dâm. Ảnh: AFP

Evelyn Rochel sống trong một căn phòng bên trong một câu lạc bộ tiếp viên ở Madrid và trả 2.100 euro mỗi tháng cho "quyền làm việc" như một gái mại dâm. Ảnh: AFP

 Có 15 phụ nữ tại câu lạc bộ này, hầu hết đến từ châu Mỹ Latinh, và hầu hết đã phải rời đi.

Rochel nói rằng cô được phép ở lại nhưng cảm thấy như thể đó là "một cử chỉ nhân đạo, và không phải là quyền của một nhân viên xứng đáng được sống ở đâu đó".

Bất chấp hoàn cảnh của mình, Rochel là một nhà hoạt động cứng rắn. Năm ngoái cô đã yêu cầu các tòa án phải thừa nhận có mối quan hệ việc làm giữa một phụ nữ làm tiếp viên và chủ sở hữu của câu lạc bộ, trong một vụ án liên quan đến một trong những nhà thổ nổi tiếng nhất Madrid.

Cô cũng là thành viên của OTRAS, liên minh không chính thức của gái mại dâm Tây Ban Nha được thành lập vào năm 2018, tại một quốc gia nơi mại dâm không hợp pháp cũng không bất hợp pháp, nhưng không được công nhận là việc làm.

Khi tất cả các câu lạc bộ và quán bar đóng cửa, một số gái mại dâm đã việc kinh doanh thân xác lên mạng.
  Khi tất cả các câu lạc bộ và quán bar đóng cửa, một số gái mại dâm đã việc kinh doanh thân xác lên mạng.

Cuộc khủng hoảng đã phơi bày những gì mà theo lời cô, là một nghịch lý "gây sốc".

Khi khủng hoảng, các ông chủ câu lạc bộ, là các doanh nhân, thản nhiên ném các cô ra đường chỉ vì các cô không còn là nhân viên.

Khi tất cả các câu lạc bộ và quán bar ngừng hoạt động, một số cô gái đã chuyển sang kinh doanh trực tuyến, rồi phục vụ khách hàng tại nhà họ hoặc nhà khách, bất chấp rủi ro.

Alenca đến Madrid vào tháng 10 sau khi chạy trốn bạo lực với người chuyển giới ở quê hương Mexico.

Khi cô ấy không thể trả tiền thuê nhà vào tháng Tư, cơ quan bất động sản đe dọa sẽ ném cô ấy ra ngoài. May mà cô đã nhận được sự giúp đỡ pháp lý từ OTRAS – một tổ chức cung cấp thức ăn.

Alenca nói rằng khi cô không thể trả tiền thuê nhà vào tháng Tư, cơ quan bất động sản đe dọa sẽ ném cô ra ngoài.

Alenca nói rằng khi cô không thể trả tiền thuê nhà vào tháng Tư, cơ quan bất động sản đe dọa sẽ ném cô ra ngoài.

Trước khi dịch bệnh bùng phát, cô bắt đầu tiếp khách tại nhà để "massage khiêu dâm", nhưng từ khi có dịch bệnh, cô đã chuyển hướng kinh doanh trực tuyến.

Trước khi bật webcam, cô cẩn thận hóa trang và đội tóc giả. "Tôi không thích điều này, tôi cảm thấy thực sự phơi bày", cô nói.

"Có những người có thể ghi lại các buổi trình diễn này, tôi không muốn nó bị phán tán. Tôi không xấu hổ về những gì tôi làm nhưng tôi không thích mọi người quay phim vì một ngày nào đó tôi muốn thay đổi cuộc đời mình."

Đối với Beyonce , một người phụ nữ chuyển giới 34 tuổi đến từ Ecuador, một ngày làm việc bình thường có nghĩa là đứng trên một con phố trong khu công nghiệp Villaverde , khu đèn đỏ của Madrid và vào xe của khách hàng.

Nhưng ngay cả trước khi tình trạng khẩn cấp được tuyên bố vào ngày 14/3, cô đã cơ bản không còn việc, vì nỗi sợ virus khiến cả khách hàng và gái mại dâm đều phải tìm cách tránh né.

Điều mà người bán dâm cần hơn bao giờ hết là sự công nhận, Beyonce nói.
 Điều mà người bán dâm cần hơn bao giờ hết là sự công nhận, Beyonce nói.

Điều mà những người hành nghề mại dâm cần hơn bao giờ hết là sự công nhận. Là gái mại dâm, chúng tôi là một phần của xã hội và chúng tôi cần phải làm việc để chăm sóc con cái. Nhưng ngay bây giờ, chúng tôi chỉ được công nhận là nạn nhân, không phải là công nhân hay thậm chí là gái mại dâm", Beyonce nói, cũng giống như phần lớn người nước ngoài bị cuốn vào các mạng lưới buôn bán tình dục ở đây

Hiện tại, không có tiền để trả tiền thuê nhà, cô chỉ mong ngày có thể trở lại làm việc, mặc dù điều đó sẽ phức tạp với các quy tắc giãn cách. "Tôi hy vọng tôi có thể trở lại trên đường phố ... ngay cả khi tôi không biết mình sẽ làm thế nào" – Beyonce nói.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.