Số phận “bí ẩn” của Tòa tháp FPT 89 Láng Hạ

(PLO) - Số phận dự án cao ốc văn phòng tại 89 Láng Hạ  được đề cập rất ít trong các báo cáo của HĐQT cũng như ban Tổng giám đốc Tập đoàn FPT trong những năm gần đây. Còn trên thực tế, cả khối móng bê tông đồ sộ đã “trơ gan cùng tuế nguyệt” suốt mấy năm nay.
Số phận “bí ẩn” của Tòa tháp FPT 89 Láng Hạ
Nằm ở vị trí đắc địa vào loại bậc nhất Hà Nội (ngã tư Thái Hà – Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng), nên khi Tập đoàn FPT “đốn hạ” tòa nhà gần như còn mới coong của họ để khởi động dự án tòa tháp mới, nhiều người dân dẫu xót của nhưng cũng kỳ vọng vào một cảnh quan kiến trúc  tô thắm cho Thủ đô. Đối diện bên kia đường là tòa nhà góc cạnh của Tập đoàn Dầu khí, bên này là tòa nhà mềm mại của FPT, xa xa là những tòa nhà chọc trời khác như Sky City, Thành Công Tower…, phối cảnh ấy dẫu ai không phải người Hà Nội cũng ít nhiều háo hức. 
Theo những thông tin được công bố, thiết kế công trình sẽ do Công ty TNHH Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị và cộng sự đảm nhận. Tòa tháp sẽ có chiều cao tối đa 108 m, 27 tầng nổi, 5 tầng hầm và một tầng kỹ thuật, trên diện tích khu đất hơn 2.700 m2. Tổng vốn đầu tư khoảng 30 triệu USD.
Người ta nói rằng,  khu đất xây dựng có hình dạng kim cương. Sức căng từ tâm đến các cạnh biên tương đối đồng nhất. Vì vậy, thiết kế đề xuất một hình khối kiến trúc mang tính biểu tượng thống nhất cao, tạo bởi những mặt cong nối tiếp và dị biến của đường tròn và ellipsse. Hình khối kiến trúc tạo nên một hình ảnh đồng nhất từ mọi hướng nhìn, thể hiện được những định hướng trong chiến lược phát triển của Tập đoàn FPT là yếu tố con người, đoàn kết, hội tụ số và công nghệ.
Được khởi công năm 2009, cao ốc này ban đầu còn được dự kiến hoàn thành vào ngày 13/9/2010, nhân kỷ niệm 22 năm thành lập FPT, nhưng tiếc rằng “tổ ấm” đẳng cấp sau nhiều năm chờ đợi, đến nay lại đang “đắp chiếu”. 
Khảo sát của phóng viên những ngày đầu tháng 12 cho thấy, khối móng bê tông đồ sộ đã hoàn thành vẫn nằm im trong hoang vắng. Cả công trường không thấy một bóng người. Một nhân viên bảo vệ của nhà hàng Phù Đổng tiếp giáp với vị trí khu đất của FPT cho biết, những năm đầu khởi động thì dự án làm rầm rập, nhưng đóng băng mấy năm nay rồi, không thấy người và máy móc hoạt động gì cả. Nhiều người dân sống quanh đây cũng xót xa vì “khu đất vàng” 89 Láng Hạ “bỏ hoang lâu quá”. 
Bức màn bí mật
Năm 2011, đã có nhiều đồn đoán về số phận của dự án này khi có thông tin cao ốc 89 Láng Hạ sẽ được chuyển nhượng cho một đơn vị khác. Một vài thông tin ít ỏi từ FPT tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2011 diễn giải, sở dĩ  FPT quyết định chuyển nhượng vì xét thấy đầu tư không hiệu quả. Tuy nhiên, chi tiết thương vụ hợp đồng không được công bố.
Đại diện FPT cho biết, nếu tiếp tục đầu tư thì số vốn cần bỏ ra là hơn 600 tỷ đồng. Trong khi đó, tỷ lệ sử dụng lại thấp. FPT sẽ dành vốn để tập trung vào các dự án công nghệ thông tin.
Nếu theo Nghị quyết của HĐQT FPT năm 2009, Công ty TNHH bất động sản FPT (FPT Land) được giao là đơn vị quản lý dự án, thì trong các báo cáo của FPT gần đây, doanh nghiệp này không còn thấy tên trong  số 11 công ty con của tập đoàn. Theo đó, chỉ có tên Công ty TNHH tòa tháp Láng Hạ, có địa chỉ tại 89 Láng Hạ với ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản, dịch vụ tư vấn quản lý bất động sản. Và theo báo cáo thường niên của HĐQT FPT năm 2011, một trong những kết quả nổi bật của kết quả kinh doanh năm 2011 tại tập đoàn này là việc “tái cơ cấu dự án 89 Láng Hạ”. Chi tiết của việc tái cơ cấu này không được nhắc lại trong báo cáo nói trên. 
Năm 2011, HĐQT FPT đã phê duyệt nhiều dự án, trong đó có việc thông qua góp vốn bổ sung vào Công ty TNHH tòa Tháp Láng Hạ 133,7 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2011, FPT đã góp được 116 tỷ đồng. Trong khi đó, năm 2012, không có thêm bất kỳ khoản tiền nào được đổ vào doanh nghiệp này theo như danh mục cam kết góp vốn từ tập đoàn. 
Liên quan đến số phận bất động của dự án 89 Láng Hạ, khi đề cập đến công tác quản lý địa bàn đối với dự án, Chủ tịch UBND phường Láng Hạ Trương Thị Nhung chỉ nói ngắn gọn “cái này thì đi hỏi chủ đầu tư, chúng tôi không biết”.  Bà Nhung cũng tỏ vẻ khó chịu và đề nghị PV xuống văn phòng đặt lịch làm việc.
PLVN tiếp tục cập nhật thông tin.
Ý KIẾN CỦA BẠN

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các khách hàng tham gia cuộc đấu giá lại 36 thửa đất ngày 8/3 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ngăn chặn bỏ cọc trong đấu giá đất: Cần luật hóa khái niệm 'thao túng thị trường bất động sản'

(PLVN) - Thời gian qua, tình trạng bỏ cọc sau đấu giá đất đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra những hệ lụy tiêu cực như làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến tính minh bạch của hoạt động đấu giá, làm mất ổn định chính sách quản lý đất đai và thất thoát nguồn lực của Nhà nước. Trong khi Luật Đất đai (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, các cơ quan chức năng cần ứng phó ra sao với tình trạng này.
Ảnh minh hoạ.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng hứa sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”

(PLVN) -  Câu chuyện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng mới đây đã dũng cảm chỉ ra thực tế tồn tại ở địa phương mình có 203 dự án đã được giao đất với 18.000ha nhưng đang chậm tiến độ; phải được tháo gỡ vướng mắc, “đánh thức” đưa vào sử dụng hiệu quả; khiến dư luận tin tưởng địa phương này sẽ vượt qua những sai lầm như dự án Đại Ninh, bước vào giai đoạn phát triển mới. Khi nhắc tới “siêu dự án” Đại Ninh đã khiến nhiều cán bộ tỉnh vướng lao lý, lãnh đạo Lâm Đồng nói rõ, tỉnh sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”.
Một dự án sai phạm về đất đai tại bán đảo Sơn Trà.

Thực hiện Nghị quyết 170/2024/QH15 gỡ vướng tại một số dự án vi phạm: Đà Nẵng cam kết “không có khuất tất, tiêu cực”

(PLVN) - Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết 170/2024/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với các dự án đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án (KLTT,KT,BA) tại một số tỉnh, thành, trong đó có Đà Nẵng. Mới đây TP Đà Nẵng đã có buổi làm việc với đại diện các DN, nhà đầu tư (NĐT) liên quan để thông tin, triển khai các hướng thực hiện…
Ảnh minh hoạ.

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định của Chính phủ về việc giảm 30% tiền thuê đất năm 2025. Chính sách này được xây dựng trên tinh thần thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và tạo đà cho mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.