Số nạn nhân động đất – sóng thần tại Indonesia vượt quá 1.200 người

Cảnh tượng hoang tàn sau động đất - sóng thần ở Indonesia.
Cảnh tượng hoang tàn sau động đất - sóng thần ở Indonesia.
(PLO) - Tổng số người thiệt mạng do thảm họa động đất và sóng thần tại Indonesia đã lên đến 1.200 người và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng.

Theo AFP, ngày 1/10, những người sống sót vẫn đang đổ xô tới các nhà xác được lập tạm lên để tìm người thân.

Những ngôi nhà đổ sập sau thảm họa.
Những ngôi nhà đổ sập sau thảm họa.

Cùng lúc, giới chức địa phương cũng đang chạy đua với thời gian để tìm kiếm những người còn sống sót cũng như đánh giá thiệt hại tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai ngoài thành phố Palu.

Lực lượng cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn Indonesia lên đường đến những khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Lực lượng cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn Indonesia lên đường đến những khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

“Con số thương vong vẫn đang gia tăng”, người phát ngôn cơ quan quản lý thiên tai quốc gia Indonesia Sutopo Purwo Nugroho cho biết. 

Nỗ lực cứu hộ những nạn nhân sau thảm họa.
Nỗ lực cứu hộ những nạn nhân sau thảm họa.

Trước động thái trên, giới chức Indonesia đã phải gấp rút tiến hành mai táng tập thể các nạn nhân để ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Những chiếc xe bẹp gí vì ngoại lực.
Những chiếc xe bẹp gí vì ngoại lực.

Phó tổng thống Indonesia Jusuf Kalla trước đó cảnh báo số người tử vong do thảm họa có thể lên đến hàng nghìn người vì lực lượng cứu hộ vẫn chưa tiếp cận được nhiều khu vực cũng đã bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Một nạn nhân nhỏ tuổi trong thảm họa.
Một nạn nhân nhỏ tuổi trong thảm họa.

Trong một bài viết được đăng tải trên mạng xã hội Twitter, ông Sutopo Purwo Nugroho cho biết một số cảnh báo giả về sóng thần và động đất cũng đã xuất hiện trên mạng xã hội và cảnh báo người dân cần cẩn trọng nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Một người có người thân tử nạn trong thiên tai.
Một người có người thân tử nạn trong thiên tai.

Về phía các nạn nhân, những người sống sót đã phải trải qua đêm thứ 3 liên tiếp phải ngủ ngoài trời.

Nhiều người đã đổ xô đi “hôi của”, cướp đồ trong các cửa hàng để có nhu yếu phẩm, thực phẩm, nước và nhiên liệu. Cảnh tượng hỗn loạn này diễn ra bất chấp việc cảnh có mặt nhưng không thể can thiệp. 

Người dân đã phải sống đêm thứ 3 liên tiếp ngoài trời.
Người dân đã phải sống đêm thứ 3 liên tiếp ngoài trời.

Chính phủ Indonesia cũng đã lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ nước này khắc phục những hậu quả của động đất - sóng thần.

Tổng thống Indonesia thăm hỏi các nạn nhân.
Tổng thống Indonesia thăm hỏi các nạn nhân.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.