Sự kiện diễn ra trong Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện cơ chế phân bổ và sử dụng nguồn vốn ngân sách phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” và “Tổng kết phong trào thi đua ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2011 – 2020” được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tại thành phố Bến Tre (tỉnh Bến Tre) trong 2 ngày 24, 25/6.
Theo báo cáo, nông thôn TP Đà Nẵng chỉ có một huyện Hòa Vang triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc xây dựng nông mới, với xuất phát điểm là huyện nông nghiệp duy nhất của thành phố, diện tích 73.317 ha, gồm 11 xã trong đó có 3 xã đồng bằng, 4 xã bán sơn địa, 4 xã miền núi.
Từ khi bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, đánh giá thực trạng theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Hòa Vang vẫn còn nhiều khó khăn, trong số 11 xã, chưa có xã nào đạt đủ tiêu chí đề ra cả về văn hóa, giao thông, môi trường, đời sống nhân dân...
Quyết định tặng Cờ thi đua cấp Bộ |
Sở Kế hoạch và Đầu tư với vai trò là cơ quan thành viên Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới TP Đà Nẵng, ngoài ra để thuận lợi trong công tác phối hợp giữa các phòng ban thuộc Sở trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được UBND thành phố giao Sở đã ban hành Quyết định thành lập tổ công tác về xây dựng Chương trình nông thôn mới của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Quyết định 2374/QĐ-SKHĐT ngày 17/8/2012 của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Sau đó, để triển khai thực hiện các nhiệm vụ được UBND thành phố giao, Sở đã chủ động phối hợp với các Sở ngành, đơn vị liên quan tham mưu UBND thành phố trong việc tham mưu các cơ chế chính sách, triển khai thực hiện các Thông tư hướng dẫn, Quyết định, Kế hoạch… của Thủ tướng Chính chủ, Bộ ngành Trung ương, UBND thành phố trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn TP Đà Nẵng giai đoạn 2010-2020 với tổng kinh phí hơn 513 tỷ đồng (trong đó ngân sách cấp thành phố 283,425 tỷ đồng, ngân sách cấp huyện 122,613 tỷ đồng, nguồn nhân dân đóng góp 107,057 tỷ đồng).
Nguồn kinh phí này đã bố trí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn (Xây mới và nâng cấp mở rộng các đường trục xã, đường kiệt hẻm nông thôn: 177,92km, giao thông nông thôn: 7,3 km, đường trục chính giao nội đồng: 52,55 km, kênh tưới nội đồng cấp 2, cấp 3: 35 km, tuyến điện chiếu sáng: 95,79 km, xây dựng mới 23 nhà văn hóa thôn và sửa chữa nâng cấp 43 nhà văn hóa thôn, cải tạo nâng cấp 118 mặt bằng sân thể thao thôn, các công trình trường học: 27 trường, xây dựng hố xí hợp vệ sinh: 2.424 cái, và hệ thống xử lý môi trường, cây xanh, các điểm chứa rác… tại 11 xã.
Đồng thời, hỗ trợ phát triển sản xuất (dồn điền đổi thửa vùng chuyên canh 350 ha, thí điểm 3 mô hình sản xuất rau, nâng cao chất lượng giống lúa, hoa chuyên canh ứng dụng công nghệ cao, cải tạo vườn tạp, nuôi trồng thủy sản, khoa học công nghệ áp dụng VietGAP…); các thủ tục thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản để tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị triển khai kịp thời các hồ sơ thủ tục trong việc đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn; chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn nông thôn.
Song song đó, huy động, cân đối và lồng ghép các nguồn lực để đầu tư cho các công trình, dự án nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch đề ra; phân bổ kinh phí và chi tiết các danh mục công trình bám sát với như cầu thực tế của địa phương; xử lý kịp thời các vướng mắc khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí về nông thôn mới….
Kết quả đến na,y huyện Hòa Vang đã đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới, hiện nay đang hoàn chỉnh hồ sơ trình thành phố thẩm tra để trình Thủ tướng công nhận huyện nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trong năm 2019.