Sở hữu nhiều tiềm năng, địa ốc Kon Tum sắp bước vào chu kỳ tăng trưởng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Tăng trưởng kinh tế dẫn đầu khu vực, hạ tầng được chú trọng đầu tư và quỹ đất sạch dồi dào, những yếu tố này đang trở thành đòn bẩy đưa thị trường bất động sản Kon Tum chuyển mình sôi động, trở thành tâm điểm đầu tư mới ở khu vực Tây Nguyên.

Cực phát triển năng động ở phía Bắc Tây Nguyên

Nằm ở khu vực cửa ngõ phía Bắc Tây Nguyên, Kon Tum thời gian gần đây được biết đến là địa phương có nhiều bước tiến đột phá về kinh tế - xã hội. Trong đó, TP Kon Tum đang trong giai đoạn chuẩn bị lên đô thị loại II mang trong mình sức hấp dẫn của một đô thị trẻ phát triển năng động, nhu cầu về lưu trú cũng như các dịch vụ thương mại, giải trí gia tăng.

Theo số liệu thống kê của tỉnh, tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016 - 2020 của Kon Tum đạt 9,13%/năm, là mức khá cao so với trung bình chung của cả nước và cao nhất trong khu vực Tây Nguyên. Trong đó, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành thương mại - dịch vụ (chiếm 42,83%) và ngành công nghiệp - xây dựng (chiếm 27,6%).

Đáng chú ý những năm gần đây, lượng khách du lịch đến Kon Tum tăng trung bình từ 25 – 30%/năm. Mục tiêu đến 2025, ngành du lịch Kon Tum phấn đấu doanh thu du lịch tăng hơn 3 lần so với năm 2020, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Tăng trưởng kinh tế dẫn đầu khu vực Tây Nguyên, Kon Tum trở thành điểm đến tiềm năng của giới đầu tư.

Tăng trưởng kinh tế dẫn đầu khu vực Tây Nguyên, Kon Tum trở thành điểm đến tiềm năng của giới đầu tư.

Xác định phát triển kết cấu hạ tầng đô thị và du lịch dịch vụ là 2 trong 3 mũi nhọn đột phá, Kon Tum tập trung thu hút các nguồn đầu tư vào cải thiện hạ tầng giao thông và chỉnh trang đô thị. Nhiều dự án giao thông trọng điểm với tổng vốn đầu tư hàng trăm tỷ đang tiếp tục được tỉnh xúc tiến triển khai như: phối hợp cùng Gia Lai và Bình Định đề xuất làm đường cao tốc Pleiku - Quy Nhơn; phối hợp với Quảng Nam, Quảng Ngãi để mở rộng các tuyến giao thông liên vùng Quốc lộ 40, Quốc lộ 24 nhằm tăng cường giao lưu và đón đầu các nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Đón đầu tiềm năng thị trường

Trong xu hướng dịch chuyển về thị trường mới, nguồn cung quỹ đất dồi dào và tiềm năng chưa được khai thác của Kon Tum được xem là định hướng chiến lược và thị trường tiềm năng mà các các nhà đầu tư đang hướng đến.

5 năm qua, tỉnh Kon Tum đã thu hút 25 dự án đầu tư trọng điểm trên các lĩnh vực đô thị, nhà ở; thương mại dịch vụ; nông nghiệp, lâm nghiệp. Riêng lĩnh vực phát triển đô thị, thương mại dịch vụ chủ yếu là các dự án quy mô có thể kể đến như: Tập đoàn Hưng Thịnh nghiên cứu khảo sát dự án KĐT phía Bắc sông Đăk Bla; Him Lam đầu tư dự án Khu biệt thự sinh thái tại xã Chư Hreng. Hay Tập đoàn FLC ngoài dự án khu đô thị FLC Legacy Kontum quy hoạch đồng bộ về hạ tầng, tiện ích đang triển khai, doanh nghiệp cũng nghiên cứu đầu tư nhiều dự án đô thị, du lịch nghỉ dưỡng, sân golf, nông nghiệp tại TP Kon Tum, huyện Kon Plông và huyện Tu Mơ Rông…

Dự án FLC Legacy Kontum – khu đô thị cao cấp đầu tiên được triển khai tại trung tâm thành phố Kon Tum.

Dự án FLC Legacy Kontum – khu đô thị cao cấp đầu tiên được triển khai tại trung tâm thành phố Kon Tum.

Nhận định về xu hướng đầu tư, nhiều chuyên gia cho rằng không nên đợi bất động sản bước vào giai đoạn tăng giá mới mua mà nên đón cơ hội ngay từ lúc bắt đầu, đặc biệt trong giai đoạn lãi suất ngân hàng đồng loạt giảm, giá đất còn ở mức thấp so với tiềm năng. Các khu vực mới như Kon Tum vẫn là vùng đất còn “say ngủ” và đang manh nha hình thành địa điểm mới về đầu tư du lịch, đô thị.

Thống kê từ một sàn giao dịch bất động sản cho thấy, giá đất Kon Tum đã có những tín hiệu rục rịch tăng kể từ cuối năm 2019 trở lại đây. Trong đó, những dự án được quy hoạch bài bản, tích hợp đa dạng tiện ích luôn nằm trong “giỏ hàng” đắt khách và dẫn dắt thị trường với tỷ lệ hấp thụ đạt 70 – 80%.

Cùng với sức bật nhanh chóng của kinh tế - xã hội, nhu cầu về cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch, sự kiện tại Kon Tum ngày càng tăng cao, nhưng các công trình quy mô đồng bộ như khu đô thị, khách sạn cao cấp, dịch vụ vui chơi giải trí hiện đại vẫn còn khiêm tốn. Mảnh ghép còn thiếu này là cơ hội để Kon Tum trở thành tâm điểm khai phá mới của các doanh nghiệp và nhà đầu tư nhằm đón đầu nhu cầu thị trường, gia tăng lợi nhuận từ làn sóng đầu tư bất động sản mang lại.

 Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

(PLVN) -  Ngày 15/10, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị Đối thoại giữa cơ quan soạn thảo luật, các chuyên gia, doanh nghiệp và báo chí về cách hiểu và vận dụng Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn thi hành vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp bất động sản.
Đồng Nai tiến hành tổng kiểm kê đất đai

Đồng Nai tiến hành tổng kiểm kê đất đai

(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi vừa tổ chức cuộc họp với Sở Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) và các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc, đề nghị thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) kiểm kê đất đai để tiến hành tổng kiểm kê đất đai trên toàn địa bàn.
Nhà ở, đất ở tại đô thị TP HCM. Ảnh minh họa

TP HCM cho áp dụng bảng giá đất hiện hành để tính thuế

(PLVN) - UBND TP HCM cho phép các cơ quan chức năng có thẩm quyền sử dụng Bảng giá đất được ban hành theo Luật Đất đai năm 2013 để giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai trong giai đoạn từ ngày 01/8/2024 cho đến khi ban hành bảng giá đất mới.
Thứ trưởng Lê Minh Ngân chủ trì hội nghị giải đáp những thắc mắc của các cán bộ ngành tài nguyên của 63 tỉnh, thành và tiếp thu những ý kiến đóng góp của các địa phương để hoàn thiện thể chế.

Các bất cập cần được kịp thời gửi về Bộ TN&MT để nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện thể chế

(PLVN) - Thứ trưởng Lê Minh Ngân đề nghị, các Sở TN&MT khẩn trương tham mưu UBND, HĐND tỉnh xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương đối với các nội dung đã được giao trong Luật Đất đai năm 2024 để việc triển khai thực hiện pháp luật đất đai được kịp thời và đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.
Tiến độ xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 của Chính phủ đang ở mức thấp so với đề án đưa ra. (Ảnh minh họa)

Mới có 79 dự án nhà ở xã hội hoàn thành

(PLVN) - Bộ Xây dựng vừa báo cáo Thủ tướng về tình hình triển khai đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021 - 2030. Theo đó, từ năm 2021 đến nay, cả nước đã hoàn thành khoảng 40.600 căn nhà ở xã hội, trong đó Bắc Ninh, Hà Nội, Bắc Giang, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Tây Ninh, Bình Dương… dẫn đầu cả nước.