Số hóa ngành nông nghiệp, chìa khóa cho sự phát triển bền vững ở Quảng Ngãi

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, biến đổi khí hậu và dịch bệnh, chuyển đổi số, số hóa trong ngành nông nghiệp là xu hướng tất yếu, là “chìa khóa” nhằm xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, thông minh và bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển của thời đại mới.

Ngày 24/9, tại huyện miền núi Sơn Hà, Sở TT&TT tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức hội thảo “Số hóa ngành Nông nghiệp - Thông minh và Bền vững”. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Chuyển đổi số tỉnh Quảng Ngãi năm 2024 với chủ đề chung “Chuyển đổi số - Phát triển kinh tế số” diễn ra từ 24/9 đến 2/10/2024.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Giám đốc Sở TT&TT Quảng Ngãi Trần Thanh Trường cho hay, nông nghiệp là ngành có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế tỉnh Quảng Ngãi. Đồng thời, nông nghiệp giữ vai trò chiến lược trong dài hạn, là bệ đỡ quan trọng cho an sinh và an dân.

Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Quảng Ngãi Trần Thanh Trường phát biểu tại hội thảo.

Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Quảng Ngãi Trần Thanh Trường phát biểu tại hội thảo.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển vượt bậc của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nông nghiệp Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Theo đó, là một tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, Quảng Ngãi không chỉ cần phải đảm bảo an ninh lương thực, phát triển kinh tế nông thôn mà còn phải nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trong nước và quốc tế.

Điều đó đặt ra yêu cầu cấp thiết về chuyển đổi số, số hóa ngành nông nghiệp, là xu hướng tất yếu, “chìa khóa” nhằm xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, thông minh và bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển của thời đại mới. Đồng thời phát triển khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số một cách rộng rãi trong nhiều lĩnh vực cụ thể như: lĩnh vực trồng trọt, lĩnh vực chăn nuôi, lĩnh vực lâm nghiệp, lĩnh vực thủy sản, lĩnh vực thủy lợi…

Chuyển đổi số, số hóa ngành nông nghiệp, là xu hướng tất yếu, “chìa khóa” nhằm xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, thông minh và bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển của thời đại mới.

Chuyển đổi số, số hóa ngành nông nghiệp, là xu hướng tất yếu, “chìa khóa” nhằm xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, thông minh và bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển của thời đại mới.

“Để phát triển mạnh về chuyển đổi số nói chung số hóa trong nông nghiệp nói riêng, cần có sự vào cuộc, phối hợp của các cơ quan, ban ngành từ cấp tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là người nông dân phải sẵn sàng thay đổi thói quen, tư duy, tiếp cận khoa học, công nghệ. Đồng thời, phát huy tiềm năng, nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức để trở thành một trong những địa phương tiên phong trong chuyển đổi số ngành nông nghiệp”, ông Trường nhấn mạnh.

Tại hội thảo, các đại biểu được nghe nhiều ý kiến tư vấn, chia sẻ, trao đổi về những cách làm, giải pháp mới, hay; các giải pháp ứng dụng công nghệ số đã triển khai hiệu quả như: khai thác hiệu quả các nền tảng số, cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp tại Quảng Ngãi; chuyển đổi số ngành nông nghiệp Quảng Ngãi từ cơ sở đến quản lý nhà nước; ứng dụng hệ thống camera thông minh AI và các giải pháp thông minh trong công tác phòng chống cháy rừng; giải pháp quản lý và cập nhật dữ liệu bản đồ nông nghiệp theo thời gian thực phục vụ quản lý và chia sẻ thông tin cho người dân và doanh nghiệp...

Đơn vị cung cấp giải pháp chuyển đổi số nông nghiệp trình bày tham luận tại hội thảo.

Đơn vị cung cấp giải pháp chuyển đổi số nông nghiệp trình bày tham luận tại hội thảo.

Đây là cơ hội quý giá để các sở, ngành chức năng, địa phương, đơn vị, chủ thể sản xuất nông nghiệp cùng nhau trao đổi, thảo luận, tìm ra những giải pháp công nghệ phù hợp. Từ đó ứng dụng, thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp thông minh và bền vững trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Ngãi cho biết, dù tỷ trọng chỉ chiếm 16% nhưng ngành nông nghiệp vẫn giữ vai trò chiến lược dài hạn, là bệ đỡ quan trọng trong kinh tế của tỉnh.

Thời gian qua, chuyển đổi số nông nghiệp của Quảng Ngãi đạt được nhiều kết quả ở lĩnh vực như chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, thủy sản… Tiêu biểu như ở lĩnh vực thủy sản, công nghệ mới trong đóng tàu, máy dò ngang trong khai thác thủy sản, cơ giới hóa trong khai thác như máy tời thủy lực thu lưới vây, lưới rê… được ứng dụng, góp phần tăng năng suất, sản lượng khai thác.

Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Ngãi phát biểu tại hội thảo.

Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Ngãi phát biểu tại hội thảo.

Dù vậy, công tác này vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: thiếu trang thiết bị phù hợp, nguồn lực con người, vốn đầu tư, thói quen sản xuất truyền thống… Do đó, cần phải có những giải pháp phù hợp để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số nông nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Triển khai các giải pháp ứng phó với triều cường ở Bạc Liêu

Triển khai các giải pháp ứng phó với triều cường ở Bạc Liêu

(PLVN) - Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do ảnh hưởng của triều cường trên địa bàn, ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh chủ động các biện pháp phòng tránh; đồng thời, cảnh báo và di dời người dân tại khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đến nơi an toàn.

Đọc thêm

Kiên Giang: Bộ CHQS tỉnh tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng năm 2024

Kiên Giang: Bộ CHQS tỉnh tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng năm 2024
(PLVN) - Chiều ngày 13/11/2024, tại Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) huyện Giang Thành, Cụm thi đua số 1 – Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng năm 2024. Đại tá Vũ Thế Văn - Phó Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh dự và chủ trì hội nghị. 

Phú Thọ: 100% chỉ tiêu kinh tế đạt và vượt kế hoạch đề ra

Phú Thọ: 100% chỉ tiêu kinh tế đạt và vượt kế hoạch đề ra
(PLVN) - Theo báo cáo tại Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 của tỉnh Phú Thọ, tính đến hết tháng 10 năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh tiếp tục ổn định và phát triển, 15/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Kinh tế tỉnh Phú Thọ tăng trưởng ổn định, quý sau cao hơn quý trước, thuộc nhóm đầu của cả nước và vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc
(PLVN) - Ngày 13/11, ông Nguyễn Tiến Hải - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau, làm trưởng đoàn công tác đi kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức các hoạt động Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau).

Đại tá Phạm Văn Thắng giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy BĐBP tỉnh Kiên Giang

Ông Mai Văn Huỳnh, phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
(PLVN) - Chiều ngày 13/11, tại cơ quan Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, ông Mai Văn Huỳnh - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang đã công bố quyết định chỉ định bổ sung ban chấp hành, Ban Thường vụ, phó Bí thư Đảng ủy BĐBP tỉnh Kiên Giang nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với đại tá Phạm Văn Thắng - Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Kiên Giang.

Tội phạm có xu hướng trẻ hóa, UBND Đồng Tháp chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống

Tội phạm có xu hướng trẻ hóa, UBND Đồng Tháp chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống
(PLVN) - Trước tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội và tai nạn giao thông có chiều hướng trẻ hóa, diễn biến phức tạp. Do đó, UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có văn bản chỉ đạo các cơ quan, sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố trong phạm vi nhiệm vụ được giao, tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống tội phạm để góp phần bảo đảm tình hình trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Bà Rịa - Vũng Tàu không còn nhà dột nát, nhà tạm

Khởi công xây dựng một căn nhà ĐĐK tại Bà Rịa - Vũng Tàu. (Ảnh: Tiến Dũng)
(PLVN) - Đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, đến nay trên địa bàn tỉnh này không còn nhà dột nát, nhà tạm. Trong 5 năm qua từ nguồn vận động của "Quỹ vì người nghèo", tỉnh đã xây dựng mới khoảng 850 căn nhà đại đoàn kết (ĐĐK) và sửa chữa gần 600 căn nhà ĐĐK.