Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh: Hướng dẫn cách thức thuê vỉa hè, lòng đường

Vỉa hè được kẻ vạch vàng thu phí tại các tuyến đường quận 1, TP HCM. (Ảnh: NM)
Vỉa hè được kẻ vạch vàng thu phí tại các tuyến đường quận 1, TP HCM. (Ảnh: NM)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Gần 900 đường trung tâm chia theo 5 khu vực ở TP HCM được đưa ra để các quận, huyện căn cứ và áp dụng mức phí nếu triển khai cho thuê vỉa hè.

Danh sách vừa được Sở GTVT nêu trong công văn hướng dẫn thực hiện một số quy định về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trên địa bàn từ 01/01/2024. Đây là các tuyến thuộc diện đường trung tâm ở 5 khu vực, được thống kê để địa phương làm căn cứ tính phí. Tùy theo đặc thù từng khu vực, các quận, huyện sẽ cập nhật, lên danh mục cụ thể.

Trong đó, có 207 tuyến thuộc khu vực 1 ở các quận 1, 3, 4, 5, 10, Phú Nhuận, Khu A Khu đô thị mới Nam TP, Khu đô thị mới Thủ Thiêm; 277 tuyến ở khu vực 2 gồm các quận: 2 (nay thuộc TP Thủ Đức, trừ Khu đô thị mới Thủ Thiêm), 6, 7 (trừ Khu A Khu đô thị mới Nam TP), 11, Bình Thạnh, Tân Bình, Bình Tân.

248 tuyến thuộc khu vực 3 ở các quận 8, 9 (cũ), 12, Thủ Đức (cũ), Tân Phú, Gò Vấp; 125 tuyến thuộc khu vực 4 ở các huyện: Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi; và 11 tuyến thuộc huyện Cần Giờ - khu vực 5.

Theo trình tự cấp phép và thu phí, Sở GTVT sẽ đảm nhận những tuyến do cơ quan này quản lý. Quận, huyện sẽ thực hiện với các đường do địa phương quản lý. Theo Sở GTVT, việc thu phí sẽ chưa triển khai đại trà mà các đơn vị sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể, trong đó chọn một số tuyến đường, khu vực để thực hiện trước trên cơ sở bám sát quy định mới về quản lý, sử dụng một phần lòng đường, hè phố.

Theo hướng dẫn của Sở GTVT, vỉa hè thuộc diện cho thuê phải rộng ít nhất 3m, trong đó 1,5m dành cho người đi bộ. Còn với lòng đường, sau khi chừa lại ít nhất 2 làn ô tô cho một chiều đi, phần còn lại nếu đủ điều kiện mới tổ chức các hoạt động khác ngoài mục đích giao thông.

Mức phí được TP áp dụng dựa trên giá đất bình quân tại 5 khu vực, ở nội thành sẽ cao hơn ngoại ô. Trong đó, mức thấp nhất cho hoạt động giữ xe là 50.000 đồng, cao nhất 350.000 đồng/m2/tháng. Các hoạt động khác sẽ áp dụng 20.000 - 100.000 đồng/m2.

Việc thu phí sẽ được TP áp dụng công nghệ, hạn chế dùng tiền mặt. Phương pháp này giúp tăng tính minh bạch, không phát sinh thêm nhân sự. Sở GTVT đang hoàn thiện đề xuất xây dựng phần mềm quản lý, sau đó sẽ công khai mức phí, phương thức thu, phương án khai thác... để người dân nắm thông tin cũng như giám sát.

Trước đó hồi tháng 7/2023, UBND TP HCM ban hành quyết định mới về quản lý và sử dụng tạm một phần lòng đường, hè phố, thay quyết định cũ đã áp dụng 15 năm. Trên cơ sở này, HĐND TP ban hành mức phí để áp dụng cho từng trường hợp sử dụng vỉa hè, lòng đường.

Theo đó, những trường hợp được sử dụng một phần lòng đường, hè phố và đóng phí, như: tổ chức các hoạt động văn hóa (thể thao, diễu hành, lễ hội) và điểm giữ ô tô phục vụ hoạt động văn hóa; điểm kinh doanh dịch vụ, mua - bán hàng hóa; giữ xe có thu tiền dịch vụ; nơi trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị...

Quy định mới kỳ vọng khởi đầu cho hoạt động kinh doanh chính danh trên vỉa hè, có sự cam kết về quyền, nghĩa vụ giữa chính quyền và người dân. Tiểu thương thuê vỉa hè phải đóng phí, đổi lại sẽ được bảo vệ quyền sử dụng hợp pháp.

Để chuẩn bị cho một số trường hợp được sử dụng tạm một phần vỉa hè, một số quận, huyện ở TP hiện đã lên danh mục các tuyến đủ điều kiện để sắp xếp các hoạt động. Trong đó, quận 1 dự kiến có 155 tuyến, quận 3 có 36 tuyến...

Theo hướng dẫn của Sở GTVT TP HCM, lòng đường và vỉa hè chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông, trường hợp sử dụng ngoài mục đích này sẽ được Sở GTVT TP, UBND cấp huyện xem xét, cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố, tuy nhiên phải bảo đảm các tiêu chí và phù hợp với Quyết định 32/2023 của UBND TP.

Việc sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa, hè phố phải bảo đảm có bề rộng từ 3m trở lên. Khi tổ chức hoạt động này, hè phố còn lại dành cho người đi bộ bảo đảm rộng tối thiểu 1,5m (không tính đến phạm vi bồn gốc cây, ô đất trồng cây xanh và khu vực bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên hè phố chiếm dụng), thông suốt liên tục và không có chướng ngại vật cản trở.

Đặc biệt, việc này phải hạn chế tối đa thực hiện tại một số vị trí khu vực ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, công sở, trụ sở ngoại giao, cơ sở tôn giáo, y tế, trường học.

Đọc thêm

Cảnh sát giao thông Hà Nội: Triển khai mô hình 'Ngã tư an toàn giao thông'

CSGT sẽ đẩy mạnh xử lý các lỗi không chấp hành hệ thống biển báo, vạch kẻ đường. (Ảnh: Trường Thắng)
(PLVN) - Theo đại diện Phòng Cảnh sát giao thông - CSGT (Công an TP Hà Nội), hiện nay tại một số nút giao trọng điểm trên các tuyến trục chính ra, vào TP, tình trạng lộn xộn, thiếu an toàn vẫn diễn ra. Mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" được triển khai để góp phần giải quyết tình trạng này.

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.