Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc thông tin nhanh về vụ việc cô giáo cắt tóc nữ sinh trong lớp

Hình ảnh cắt ra từ clip.
Hình ảnh cắt ra từ clip.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc cho biết, sáng 23/3, một tổ công tác của Sở đã về làm việc tại trường THPT Đội Cấn, huyện Vĩnh Tường liên quan đến vụ việc giáo viên cắt tóc học sinh trên lớp.


Trang web của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đưa tin: Chiều 22/3Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc,nhận được thông tin từ Hiệu trưởng trường THPT Đội Cấn báo cáo sơ bộ về sự việc cô giáo L.T.H.L - chủ nhiệm lớp 10A10 đã có hành động cắt tóc một nữ sinh ngay trên lớp. Clip ghi lại sự việc đã được chia sẻ với tốc độ nhanh chóng trên các trang mạng, thu được những bình luận, soi xét trái chiều.

Tối 22/3, Sở GD&ĐT đã nhận được bản tường trình của cô giáo L.T.H.L và báo cáo của nhà trường. Cụ thể, sau Tết Nguyên đán, một số học sinh lớp 10A10 quay trở lại trường lớp với màu tóc được nhuộm light sáng như màu khói, màu vàng, không đúng với nội quy của trường.
Cô giáo chủ nhiệm đã nhiều lần nhắc nhở, quán triệt trực tiếp tại lớp, trên nhóm lớp và nhóm phụ huynh học sinh. Đa số các em đã chấp hành nhuộm lại màu tóc tự nhiên, duy chỉ còn nữ sinh L.N.L.P. Trước thông tin Đoàn trường có đợt kiểm tra nền nếp vào ngày 23/3, ngày 17/3, cô giáo đã gọi riêng em P để nhắc nhở và ra thời hạn, em P cũng đã hứa với cô giáo buổi chiều về sẽ nhuộm lại. Ngày 20/3, cô tiếp tục nhắn trên nhóm lớp yêu cầu các học sinh chấp hành, để hôm sau cô sẽ tiếp tục kiểm tra.

Về phần mình, P cho biết, chiều 21/3, em có ra hàng để yêu cầu nhuộm lại nhưng thợ tóc báo do tóc yếu nên chờ dài hơn sẽ cắt bỏ. Sáng 22/3, trước khi cô chủ nhiệm kiểm tra, em P đã nhờ một số bạn cắt bỏ phần light sáng màu ở dưới gáy nhưng không hết.

Khi kiểm tra, cô L đã nóng giận, muốn xử lý làm gương nên nhờ một học sinh trong lớp đi mượn kéo cắt một lọn tóc phía trên của học trò. Cô cũng yêu cầu học sinh quay lại video gửi cho phụ huynh trong nhóm lớp biết việc cô phạt học sinh trên lớp.

Ngay sau khi xảy ra sự việc, nhận thấy hành động của mình là nóng nảy và sai trái, 15h chiều 22/3, cô đã đến gia đình em P, gặp ông bà nội và bố em để nói chuyện và xin lỗi gia đình. Về phía em P. sau khi video cô giáo cắt tóc lan toả chóng mặt trên mạng xã hội tối qua, nhận được nhiều ý kiến đa chiều, em P đã khóc, buồn và chia sẻ với bố mẹ, không muốn đến lớp nữa.

Sáng 23/3, trường THPT Đội Cấn đã triệu tập cuộc gặp, lắng nghe, trao đổi trực tiếp giữa cô giáo chủ nhiệm, học sinh L.N.L.P, phụ huynh của em P, cùng các thầy cô trong Ban Giám hiệu nhà trường. Buổi làm việc còn có sự chứng kiến, tham gia của Trưởng ban đại diện Cha mẹ học sinh của trường, của lớp 10A10, tổ công tác của Sở GD&ĐT.

Toàn cảnh buổi làm việc.

Toàn cảnh buổi làm việc.

Tại đây, cô giáo và cha mẹ em L.N.L.P đã chia sẻ, trao đổi trên tinh thần cởi mở, lắng nghe và cầu thị. Hai bên đều nhìn nhận ra những phần sai của mình, dẫn đến sự việc không mong muốn bị đẩy đi quá xa, gây nhiều ảnh hưởng, hệ luỵ về mặt tâm lý, tinh thần cho không chỉ cô và trò.

Các bên đều bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sự việc được cảm thông; tiếp tục phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục, quản lý học sinh, làm tốt hơn công tác liên lạc giữa cô giáo và phụ huynh học sinh; áp dụng các biện pháp giáo dục tích cực, không để xảy ra những sự việc tương tự.

“Các em (học sinh lớp 10A10) cũng bằng tuổi con gái thứ hai của tôi. Mối quan hệ cô trò từ đầu năm đến nay luôn vui vẻ, không có mâu thuẫn, ghét bỏ gì. Chỉ vì mong muốn các em trưởng thành, có ý thức kỷ luật nên trong lúc nóng giận, tôi đã có hành động bột phát, tôi xin rút kinh nghiệm sâu sắc và rất mong được sự đồng cảm, xây dựng và xoa dịu vết thương để cô – trò tiếp tục hành trình học tập của mình”, cô L.T.H.L chia sẻ.

"Các con đang ở lứa tuổi vị thành niên, còn ngang bướng, khó bảo, cần có sự phối hợp, liên lạc chặt chẽ giữa thầy cô, gia đình và nhà trường. Nếu cô giáo có ý kiến kịp thời và trực tiếp với phụ huynh, chúng tôi sẽ biết để đôn đốc, dạy bảo cháu thêm, khi ấy, sự việc khó xử và đáng tiếc này sẽ không xảy ra. Mối quan tâm hàng đầu của gia đình hiện nay là làm sao sớm ổn định tâm lý cho cháu, lấy lại được cái yêu mến, tình cảm của cô trò như trước. Cô trò nhận lỗi với nhau và rút kinh nghiệm, gia đình chúng tôi không có kiện cáo hay ý kiến gì khác” – anh Lã Văn Mạnh, bố của em P bày tỏ.

Hai cô trò cùng xin lỗi và hàn gắn trước sự chứng kiến của tập thể lớp và phụ huynh học sinh.

Hai cô trò cùng xin lỗi và hàn gắn trước sự chứng kiến của tập thể lớp và phụ huynh học sinh.

Sau buổi làm việc, cô L.T.H.L và em L.N.L.P đã lên lớp học, trước sự chứng kiến của các bạn, của phụ huynh học sinh và một số thầy cô, hai cô trò đã nhận lỗi, rút kinh nghiệm và trao nhau cái ôm khép lại sự việc.

Chiều cùng ngày, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Phạm Khương Duy chủ trì cuộc họp trực tuyến với thủ trưởng các Phòng GD&ĐT, các trường THPT, Trung tâm GDNN-GDTX để thông tin về sự việc và quán triệt chỉ đạo thực nghiêm Quy tắc ứng xử văn hoá học đường, Điều lệ trường trung học, tăng cường triển khai thực hiện giáo dục tích cực trong toàn ngành, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, bảo vệ an ninh, an toàn cho trẻ em, học sinh trên không gian số.

Bên cạnh đó, Sở cũng yêu cầu trường THPT Đội Cấn cần tổ chức họp hội đồng sư phạm để thông tin đầy đủ sự việc, kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân có liên quan và báo cáo bằng văn bản về Sở để phối hợp, giải quyết.

“Sự việc xảy ra đáng tiếc, không mong muốn đối với cả giáo viên, học sinh, gia đình và xã hội, làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục nói chung. Đây là bài học mà giáo viên toàn ngành cần soi chiếu, không để xảy ra sự việc đáng tiếc tương tự. Đồng thời, cần thực hiện nghiêm các quy định của ngành, tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ, luôn chủ động sử dụng các biện pháp giáo dục tích cực, kiểm soát tốt cảm xúc cá nhân, phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường” - Phó Giám đốc Phạm Khương Duy nói.

Tin cùng chuyên mục

Học sinh Trường Giáo dưỡng số 4. (Ảnh: K.O)

Chuyện của những người thầy đặc biệt

(PLVN) - Họ là những thầy cô đã từng dạy học phổ thông, rồi cơ duyên vào trường giáo dưỡng, nơi những học trò đã từng là “tội phạm nhí”. Và họ đã dạy dỗ học sinh của mình bằng chính sự yêu thương, tận tụy, kiên nhẫn để mỗi ngày, gần hơn, uốn các em về phía mặt trời, những thiện lành bình dị trong cuộc đời. Đó là những thầy cô trường giáo dưỡng được tuyên dương trong Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô dịp 20/11 năm nay…

Đọc thêm

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Hà Nội nỗ lực xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện và hạnh phúc

Khốc liệt tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội, hơn 5.500 học sinh thi để giành 270 suất vào lớp 6 Trường Nguyễn Tất Thành năm 2024. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Trường học phải là nơi người học được bảo đảm an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục, chửi bậy, không có ép buộc học thêm. Ở đó hiện hữu một môi trường học đường văn hóa tiêu biểu. Ởđó, con người ứng xử với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm...

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong các số báo trước, thời gian gần đây, sau khi một số bài báo nghiên cứu công bố quốc tế đứng tên một số nhà khoa học Việt Nam bị rút bài, dư luận thường mặc định “rút bài vì vi phạm liêm chính khoa học”; dù sự thật là nhiều bài báo bị rút vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có lỗi của nhà khoa học.

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: 'Sự minh bạch là cần thiết, nhưng không cần phải ồn ào quá mức'

Một nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội đang có xu hướng nhìn nhận việc rút bài một cách thiếu toàn diện; lợi dụng để công kích cá nhân, ảnh hưởng uy tín, danh dự. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã phản ánh trong số báo trước (ra ngày 13/11/2024), thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế, sau đó một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả có vi phạm; thì không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có vi phạm đạo đức, liêm chính... nhưng lại bị dư luận hiểu lầm vi phạm liêm chính khoa học.

Đừng vội quy kết “vi phạm liêm chính” khi bài báo khoa học bị rút

Việc rút bài báo nghiên cứu khoa học có nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc vi phạm đạo đức, liêm chính. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế. Tuy nhiên, sau đó cũng có một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả “đạo văn”, nguỵ tạo kết quả; thì có không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi của bên thứ ba... nhưng lại bị một số ý kiến quy chụp, quy kết. Bài viết dưới đây nhằm phản ánh thực trạng và mong muốn đưa ra một góc nhìn khác hơn với tình huống bị rút bài. Các bên liên quan và dư luận cần cẩn trọng, khách quan khi đánh giá nếu một bài báo bị rút, tránh trường hợp vội vàng quy kết oan.

Nhiều trường đại học bỏ xét học bạ, cắt giảm tổ hợp

Ảnh minh họa
(PLVN) - Ở mùa tuyển sinh năm 2025 - năm đầu tiên kì thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hàng loạt trường đại học thông báo không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT, nhiều trường cũng dự kiến cắt giảm các tổ hợp xét tuyển.

Nâng cao vị thế, vai trò thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - “Không thầy đố mày làm nên”. Trong cuộc đời bất cứ ai, đều có rất nhiều người thầy. Trong bất cứ gia đình nào, ai cũng có con cái, người thân đi học. Thành công của mỗi con người đều có sự đóng góp của các thầy cô. Vì vậy, giáo dục là vấn đề từ xưa đến nay luôn được xã hội dành cho sự quan tâm đặc biệt.

Hoạt động ngoại khóa bổ ích về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích tại trường THPT Hữu Lũng, Lạng Sơn

Toàn cảnh hoạt động ngoại khóa trường THP Hữu Lũng
(PLVN) - Ngày 10/11, được sự cho phép của Sở Giáo dục tỉnh Lạng Sơn, trường THPT Hữu Lũng đã phối hợp với Công ty cổ phần Giáo dục Khoa học An toàn Việt Nam tổ chức hoạt động ngoại khóa kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT), phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) nhằm hướng tới một môi trường học tập an toàn và hạnh phúc.

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa
(PLVN) - Sáng 11/11, Sở giáo dục và Đào tạo và Cựu giáo chức TP HCM tổ chức họp mặt Nhà giáo đi B (vượt Trường Sơn vào Nam chống Mỹ cứu nước) và nhà giáo nội đô (thầy cô tham gia cách mạng, hoạt động trong lòng địch), nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).

Vì sao giáo viên chủ nhiệm lớp 1 được phụ cấp cao hơn nhà giáo khác?

Đại biểu Nguyễn Thanh Phong, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long tham gia ý kiến.

(PLVN) - Cho rằng giáo viên lớp 1 là người đặt viên gạch đầu tiên tạo nền tảng vững chắc cho những lớp sau, Đại biểu tỉnh Vĩnh Long đề nghị giáo viên chủ nhiệm lớp 1 cần có phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác cao hơn so với các nhà giáo khác để có thêm động lực nỗ lực nhiều hơn.