Sợ di chứng hơn sợ mắc COVID

0:00 / 0:00
0:00
Nhiều người mang tâm lý đã tiêm vaccine thì "có nhiễm cũng không chết", chỉ lo di chứng hậu COVID-19 ảnh hưởng đến sức khỏe về sau.

Chị Thùy Linh (ở quận Ba Đình), đang mang bầu tháng thứ 8, bụng to vượt mặt, xin làm việc ở nhà, chỉ ra ngoài khi có lịch khám thai. Hiện nơi chị sống và gia đình nội ngoại đều thuộc vùng cam, nhiều người mắc COVID-19. Điều khiến chị bất an lúc này không phải mắc bệnh mà là "di chứng hậu COVID-19". Đây là hiện tượng nhiều người có các triệu chứng mệt mỏi, nhức đầu, rối loạn lo âu, khó thở, đau ngực, ho dai dẳng, mất ngủ, sốt kéo dài... từ vài tuần đến vài tháng sau dù đã âm tính.

Chị Linh đã sẵn sàng tâm thế "COVID-19 ở khắp nơi, ai cũng có thể là F0, F1". Tuy nhiên, bản thân còn trẻ, tiêm đủ mũi nên "nếu nhiễm cũng chóng qua", chị chỉ lo lắng di chứng lên em bé khi sinh, nhất là bệnh liên quan đến hô hấp. Chị đọc nhiều tài liệu nhưng chưa thấy có phương pháp phòng ngừa di chứng hậu COVID-19. Đôi lúc, chị nghĩ mắc COVID-19 trước khi có bầu thì tâm thế đã không trăn trở như lúc này.

Tính trong đợt dịch thứ 4, Hà Nội ghi nhận hơn 50.000 ca nhiễm, trong đó gần 20.000 ca cộng đồng ở khắp các quận/ huyện như Ba Đình, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Thanh Trì, Hà Đông... Sống chung với dịch hai năm qua, lại khác với trước là nay đã có vaccine, có thuốc, có hiểu biết và kinh nghiệm điều trị bệnh COVID, hiện nhiều người khi test nhanh dương tính vẫn không quá hoảng loạn, một số gia đình chuẩn bị sẵn thuốc, thiết bị để điều trị F0 tại nhà.

Gia đình chị Vui (ở Hà Đông) cùng mắc COVID-19 giữa tháng 12, đã tự chăm sóc nhau tại nhà. Chị Vui lên mạng chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc F0 cho mọi người. Sau một tuần, cả nhà đã test âm dương tính. Song, chị lo lắng di chứng, nhất là con trai nhỏ mới hai tuổi và bé thứ hai bị nhược cơ, băn khoăn "liệu có để lại ảnh hưởng sức khỏe sau này".

Bệnh nhân COVID-19 tranh thủ ngồi nghỉ trong lúc chờ nhập viện điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 3, TP Thủ Đức, ngày 7/7/2020. Ảnh: Hữu Khoa

Tình trạng sau khỏi bệnh vẫn chịu các di chứng, được các nhà khoa học trên thế giới gọi là "hội chứng hậu COVID" hoặc " hội chứng COVID kéo dài" . Hội chứng này đã được ghi nhận nhiều tại các nước, song với các nhà khoa học, đến nay vẫn còn là hiện tượng khó lý giải nhất của đại dịch. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lo ngại sâu sắc về hội chứng hậu COVID-19.

Theo một nghiên cứu của Anh đăng trên Tạp chí Y khoa E Clinical Medicine của The Lancet hôm 15/7/2021, trung bình mỗi bệnh nhân COVID-19 gặp 56 triệu chứng khác nhau. Tổng cộng, 203 loại di chứng ảnh hưởng đến 10 cơ quan của cơ thể. Một phần ba số đó sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến người bệnh trong ít nhất 6 tháng kể từ khi khỏi COVID-19.

Các triệu chứng phổ biến nhất là mệt mỏi, kiệt sức và sương mù não. Những tình trạng khác bao gồm ảo giác, run rẩy, ngứa da, chu kỳ kinh nguyệt bất thường, rối loạn chức năng tình dục, các vấn đề tim mạch và bàng quang, bệnh zona, mất trí nhớ, mờ mắt, tiêu chảy và ù tai.

Ngoài ra, tất cả bệnh nhân COVID-19 cấp tính đều có thể mắc hội chứng hậu COVID, bao gồm người không triệu chứng tới bệnh nhân rất nặng phải điều trị trong đơn vị chăm sóc tích cực (ICU).

Trên thế giới, một nghiên cứu với nhóm F0 khỏi bệnh hai tháng, kết quả đăng trên tạp chí y khoa uy tín Lancetmới đây, tỷ lệ mắc trầm cảm 14,9%; mất ngủ 12,2%; lo âu 14,8%; cảm xúc cáu kỉnh giận dữ 12,8%; suy giảm trí nhớ 18,9%, mệt mỏi mạn tính 19,3%; đặc biệt rối loạn stress sau sang chấn lên tới 32,2% .

"Tỷ lệ này cao gấp 5 đến 6 lần những người bình thường", bác sĩ Nguyễn Viết Chung (Khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện E) nói. Do đó, sự lo lắng về di chứng hậu COVID-19 là có cơ sở, nhưng không nên thái quá. Khi dịch đã kiểm soát tốt, đa số ca mắc nhẹ, không có di chứng thì người dân sẽ lại tiếp tục có những mối lo khác trong cuộc sống như cơm áo, gạo tiền...

Bác sĩ Nguyễn Minh Nguyên (Bệnh viện Điều trị Người bệnh COVID-19, thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) nói khoảng 80 đến 85% F0 hiện nay là nhẹ hoặc không có triệu chứng thì di chứng hậu COVID-19 thường nhẹ hoặc không có. Riêng nhóm bệnh nhân nặng, nhập viện, cần điều trị hồi sức tích cực có nguy cơ COVID-19 kéo dài cao hơn như tổn thương phổi, xơ phổi, mất ngủ, lo âu, mệt mỏi...

Theo bác sĩ, "không mắc bệnh thì không có di chứng", mục tiêu hiện nay là cố gắng tiêm đủ vaccine để tạo ra miễn dịch phòng bệnh, hạn chế lây nhiễm, vì ngoài lây nhiễm cho bản thân thì người xung quanh cũng bị ảnh hưởng. Ví dụ, trẻ con, người già, người chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ mũi, nếu nhiễm sẽ dễ trở nặng, ảnh hưởng đến bản thân, gia đình và cả quá trình chống dịch của thành phố. Khi F0 tăng, số ca nặng tăng theo, dẫn đến quá tải và áp lực lên hệ thống y tế.

Phó giáo sư Đỗ Văn Dũng (Trưởng Khoa Y tế công cộng, Đại học Y dược TP HCM) cũng khuyến cáo không nên nghĩ "mắc bệnh xong sẽ yên tâm hơn" , bởi người mắc bệnh rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chứ không hoàn toàn tránh được. Nguyên lý chung là "đừng để COVID-19 ảnh hưởng cuộc sống, tránh được bệnh là tốt nhất".

Còn bác sĩ Chung ví "COVID-19 như một cơn sang chấn tập thể" và ai cũng có thể bị ảnh hưởng về mặt sức khỏe tâm thần, nhất là trẻ nhỏ. Trong cuộc chiến chống dịch, quan trọng nhất là tránh không bị mắc bệnh, không chỉ COVID-19 mà cả các bệnh khác. "Đây là sự khôn ngoan, bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Dù mắc bệnh không nặng hoặc tử vong nhưng sẽ mệt mỏi, tốn kém tiền bạc và thời gian điều trị", bác sĩ chia sẻ. Người gặp vấn đề sức khỏe hậu COVID-19 có thể tham vấn bác sĩ để phân tích nguyên nhân, triệu chứng..., từ đó có phương án điều trị sớm và phù hợp.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

ThS. BS Phan Thị Hải: Giá thuốc lá ở Việt Nam rất thấp, ai cũng có thể tiếp cận

ThS. BS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ phòng chống tác hại Thuốc lá.

(PLVN) - ThS. BS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá mới thông tin về hậu quả của việc tiêu dùng thuốc lá đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường. Vị chuyên gia này nhận định, giá 1 bao thuốc lá ở Việt Nam thấp nhất, do vậy người có thu nhập thấp và người mới hút, kể cả trẻ em hay trẻ vị thành niên đều rất dễ tiếp cận với thuốc lá.

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non

Giáo viên Trường Mầm non Công ty may Đáp Cầu (tỉnh Bắc Ninh) xốc ngược trẻ, kéo trẻ vào góc khuất của camera, dùng tay tát liên tiếp vào mặt trẻ. Ảnh: SK&ĐS
(PLVN) - Ủy ban Quốc gia về Trẻ em đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các địa phương rà soát, thanh tra các cơ sở mầm non, đặc biệt là các cơ sở ngoài công lập; xử lý nghiêm các vi phạm nhằm bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

Thu hồi 12 loại sữa giả trên toàn quốc

Cơ quan điều tra thu giữ hàng ngàn hộp sữa giả. Ảnh: Bộ Công an
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, mới có công văn đề nghị Sở Y tế các tỉnh, TP; Sở An toàn thực phẩm TP HCM; Ban quản lý an toàn thực phẩm TP Đà Nẵng; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các địa phương kiểm tra, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả trên thị trường.

Khói thuốc lá - “Thủ phạm thầm lặng” làm tăng nguy cơ đột quỵ não

Chăm sóc người bệnh đột quỵ não tại khoa HSCC – chống độc Trung tâm Y tế huyện Mai Châu (Ảnh: Hồng Dung)
(PLVN) - Theo bác sĩ Đinh Hoàng Tuấn - Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Mai Châu, khói thuốc lá không chỉ gây hại trực tiếp cho người hút mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của những người xung quanh. Cả hút thuốc chủ động lẫn thụ động đều làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ não - căn bệnh đứng thứ ba toàn cầu về tỷ lệ tử vong, chỉ sau tim mạch và ung thư.

Hội thảo khoa học: Bộ đôi miễn dịch – Tiến bộ trong điều trị ung thư gan giai đoạn tiến triển

Hội thảo khoa học: Bộ đôi miễn dịch – Tiến bộ trong điều trị ung thư gan giai đoạn tiến triển
(PLVN) - Vừa qua, tại Hồ Chí Minh, Bệnh viện Ung Bướu TP HCM, Viện Y học ứng dụng Việt Nam và AstraZeneca phối hợp cùng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Kéo dài sống còn dài hạn với bộ đôi miễn dịch: Bước tiến mới trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan không còn chỉ định phẫu thuật”.

Thuốc giả – hiểm họa cho cộng đồng, đòi hỏi chế tài nghiêm khắc

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Cuối tháng 4/2025, dư luận cả nước rúng động trước thông tin Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá thành công một đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả quy mô lớn, thu giữ hàng loạt tang vật và bắt giữ 14 đối tượng có liên quan. Đây không chỉ là chiến công xuất sắc của lực lượng công an trong đấu tranh phòng, chống tội phạm mà còn là hồi chuông cảnh tỉnh về một hiểm họa âm thầm nhưng vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng: nạn thuốc giả.

Bộ Y tế nhận 500.000 liều vaccine sởi, triển khai chiến dịch tiêm lần 3

Bộ Y tế đã tiếp nhận 500.000 liều vaccine phòng bệnh Sởi do hệ thống nhà thuốc và trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu tài trợ. Ảnh: Bộ Y tế
(PLVN) - Để tiếp nhanh chóng kiểm soát dịch sởi, Bộ Y tế đã khẩn trương xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3. Vaccine sử dụng trong chiến dịch tiêm chủng lần này là 500.000 liều vaccine chứa thành phần sởi do tập đoàn FPT tài trợ. Bộ Y tế sẽ phân bổ ngay vaccine cho các địa phương để kịp thời triển khai chiến dịch tiêm chủng.

Chuyên gia Bệnh viện Bạch Mai: 90% ung thư phổi xuất phát từ thói quen này của đàn ông Việt

PGS.TS Phạm Cẩm Phương tư vấn cho bệnh nhân tại Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: BVCC)
(PLVN) - Thống kê mới nhất, mỗi năm Việt Nam có hơn 26.000 ca mắc mới ung thư phổi, trong đó đến 90% liên quan trực tiếp đến thói quen hút thuốc. PGS.TS Phạm Cẩm Phương - Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ về dấu hiệu cảnh báo sớm, đối tượng cần tầm soát định kỳ và khuyến cáo dành cho người dân.