Số ca tử vong do dại tăng gấp đôi năm ngoái, TP HCM khuyến cáo phòng bệnh

Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong tháng 2/2024, tại TP HCM đã có 10.330 người đi tiêm vaccine phòng dại do bị súc vật cắn. Số tiêm ngừa phòng bệnh dại tích lũy từ đầu năm 2024 là 19.552 trường hợp.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, bệnh dại đã xuất hiện và có sự gia tăng đột biến ở những tỉnh, thành phố vốn trước đây không có ca bệnh hoặc đã lâu không ghi nhận ca bệnh. Đáng chú ý, số ca tử vong do bệnh dại đều gia tăng qua các năm.

Cụ thể, từ đầu năm 2024 đến nay, cả đã ghi nhận 22 người tử vong do bệnh dại, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Còn năm 2023 đã có 82 người chết do bệnh dại, tăng 12 trường hợp so với năm 2022 (khoảng 17%).

Trong đó, 81/82 các trường hợp tử vong đều không đi tiêm vaccine điều trị dự phòng bệnh dại sau khi bị chó cắn. 1 trường hợp có tiêm vaccine nhưng không tiêm vaccine kháng dại. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong do bệnh dại trên người.

Ngoài ra, nguyên nhân gián tiếp là do tỷ lệ tiêm vaccine phòng dại trên đàn chó, mèo còn thấp. Bên cạnh đó, công tác quản lý đàn chó, mèo ở một số địa phương còn lỏng lẻo. Theo Bộ Y tế, qua báo cáo của cơ quan chuyên ngành thú y, từ năm 2022 đến nay tỷ lệ tiêm vaccine phòng dại chỉ đạt gần 50% tổng đàn chó, mèo; cá biệt có một số tỉnh, thành phố chỉ đạt khoảng 10%.

Tại TP HCM, trong năm 2024, cứ mỗi tháng ghi nhận khoảng 10.000 người đi tiêm vaccine phòng dại do bị súc vật cắn (9.222 người trong tháng 1 và 10.330 người trong tháng 02/2024). Số người tiêm vaccine ngừa dại 2 tháng đầu năm 2024 là 19.552 tăng nhẹ so với số liệu cùng kỳ năm 2023 là 18.810.

Theo số liệu ghi nhận trong các ca tiêm ngừa năm 2024, loài vật gây thương tích cho người chủ yếu là chó chiếm 74,8%, tiếp đến là mèo 20,5%, dơi 0,2% và 4,6% là các loài vật khác. Đa số hơn 60% là vết thương ở mức độ III (vết cắn sâu xuyên qua da gây chảy máu hoặc bị súc vật liếm lên vết thương hở).

Riêng tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, trong 2 tháng đầu năm 2024, bệnh viện đã ghi nhận 7/7 trường hợp tử vong do bệnh dại, đây là những bệnh nhân ở các tỉnh chuyển đến. Đồng thời bệnh viện cũng ghi nhận gần 5.300 lượt tiêm ngừa dại trong 2 tháng đầu năm 2024, tăng hơn 1.000 lượt so với 2 tháng cùng kỳ năm ngoái.

Bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên đây là bệnh có thể phòng ngừa được. Để chủ động phòng chống bệnh dại, Ngành Y tế TP HCM khuyến cáo thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Với người nuôi chó mèo cần thực hiện nghiêm việc khai báo với chính quyền địa phương, tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định của cơ quan Thú y.

- Thực hiện nuôi, nhốt, xích hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình, không thả rông nhất là ở các khu đô thị, nơi đông dân cư.

- Khi cho chó ra đường phải có dây dẫn, rọ mõm đề phòng cắn người và gây tai nạn giao thông; đồng thời phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không gây ồn ào, mất vệ sinh ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh.

- Trong trường hợp người bị chó, mèo cắn cần xử lý y tế ban đầu ngay sau khi bị cắn và đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị dự phòng kịp thời.

- Không sử dụng thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) hoặc các thuốc khác không theo quy định của Ngành Y tế.

Đọc thêm

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.