Số ca tư vấn liên quan đến xâm hại, bạo lực trẻ em tăng mạnh

 Cần tăng cường việc truyền thông để tăng số lượng trẻ em và cha mẹ, người dân biết, sử dụng các dịch vụ của Tổng đài 111. (Ảnh minh họa - Nguồn: Truyền hình vì trẻ em)
Cần tăng cường việc truyền thông để tăng số lượng trẻ em và cha mẹ, người dân biết, sử dụng các dịch vụ của Tổng đài 111. (Ảnh minh họa - Nguồn: Truyền hình vì trẻ em)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các ca tư vấn liên quan đến xâm hại, bạo lực trẻ em và tư vấn liên quan đến pháp luật tăng mạnh trong những năm gần đây. Cụ thể, trong 10.869 ca hỗ trợ, can thiệp có 4.901 ca bạo lực trẻ em; 2.635 ca về xâm hại tình dục trẻ em; 906 ca về trẻ em bị bóc lột...

Trong khuôn khổ Tháng hành động vì trẻ em năm 2024, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 (Tổng đài 111) đã có con số thống kê, sau 20 năm hoạt động, Tổng đài 111 đã tư vấn hỗ trợ gần 10.869 ca trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, bị mua bán, bị bóc lột, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và vi phạm quyền trẻ em.

Các ca tư vấn liên quan đến xâm hại, bạo lực trẻ em và tư vấn liên quan đến pháp luật tăng mạnh trong những năm gần đây. Cụ thể, trong 10.869 ca hỗ trợ, can thiệp có 4.901 ca bạo lực trẻ em (chiếm 45,09%); 2.635 ca về xâm hại tình dục trẻ em (chiếm 24,24%); 906 ca về trẻ em bị bóc lột (chiếm 8,34%)... Tính từ năm 2020 đến nay tỉ lệ các cuộc gọi tư vấn liên quan đến xâm hại, bạo lực chiếm 51,57%; cuộc gọi tư vấn về pháp luật chiếm 28,24%... Về đối tượng gọi đến Tổng đài 111 thì trẻ em là nhóm gọi đến nhiều nhất, có 233.716 cuộc gọi (chiếm 47,1%). Điều này cho thấy không chỉ người chăm sóc trẻ, người thân của trẻ, mà chính trẻ em khi rơi vào tình trạng bị xâm hại đã biết cách tìm sự hỗ trợ. Đây là tín hiệu phản ứng tích cực của xã hội trước vấn đề xâm hại trẻ em.

Tháng 6/2022, cũng trong khuôn khổ Tháng hành động vì trẻ em, Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Tổ chức Childfund Việt Nam đã có buổi hội thảo tham vấn và hoàn thiện kế hoạch truyền thông Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em năm 2023 - 2024, nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức và sự tiếp cận của trẻ em và người dân biết, sử dụng các dịch vụ của Tổng đài 111.

Con số đưa ra tại Hội thảo cho thấy, tuy số lượng cuộc gọi đến Tổng đài 111 tăng nhưng số lượng trẻ em và cha mẹ, người dân biết Tổng đài 111 và sử dụng các dịch vụ của Tổng đài 111 cũng còn thấp so tổng số dân số gần 100 triệu người, trong đó có khoảng 23 triệu trẻ em. Tại Hội thảo, theo ông Vũ Văn Dũng - Cục Trẻ em, Báo cáo Nghiên cứu đánh giá nhận thức về chức năng, nhiệm vụ của Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em và thực trạng việc báo cáo các trường hợp trẻ em bị xâm hại thực hiện năm 2023, cho thấy, chỉ có 1/3 cha mẹ nhận thức được khi trẻ có nguy cơ bị xâm hại ở trong gia đình có thể báo cáo cho UBND xã hoặc Tổng đài 111; chưa đến 1/2 số cán bộ, giáo viên và chỉ có khoảng 1/5 cha mẹ biết có thể báo cáo với Tổng đài 111 và UBND xã khi trẻ có nguy cơ bị xâm hại ở trong nhà trường; số người tiếp cận trực tiếp với Tổng đài 111 rất ít, chỉ chiếm 1,4% tổng số người tham gia vào nghiên cứu.

Bảo mật thông tin là một trong những nguyên nhân được nhìn nhận dẫn đến việc còn nhiều khó khăn trong tiếp cận với Tổng đài 111. “Cha mẹ hay người chăm sóc trẻ còn có tâm lý e ngại chưa gọi điện cho tổng đài vì sợ ảnh hưởng đến trẻ em, sợ bản thân mình thiếu hiểu biết và sợ bị lộ thông tin”, theo ông Lê Ngọc Bảo - Tổ chức Childfund tại Việt Nam. Do đó, cần tăng cường việc truyền thông về quy trình tiếp nhận thông tin của Tổng đài 111, nguyên tắc bảo mật khi tiếp nhận thông tin và tư vấn, kỹ năng tư vấn của cán bộ Tổng đài để trẻ em và cha mẹ có thể tiếp cận với Tổng đài với tâm lý thoải mái và yên tâm hơn.

Được biết, với mục tiêu tăng tỷ lệ trẻ em, cha mẹ, thầy, cô giáo, người chăm sóc trẻ, người làm công tác trẻ em, cán Bộ, ban, ngành liên quan và cộng đồng nói chung biết chức năng, nhiệm vụ của Tổng đài 111 và sử dụng các dịch vụ của Tổng đài, Kế hoạch truyền thông Tổng đài 111 cũng đặt mục tiêu có 3 triệu người tiếp cận các sản phẩm truyền thông, thông tin về tổng đài; tăng 10% số cuộc gọi đến, thông báo trên app của Tổng đài...

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa: VietNamNet.

Quy định mới từ 1/7, người lái xe cần biết khi làm việc với CSGT

(PLVN) - Cục Cảnh sát giao thông (CSGT - Bộ Công an) cho biết, từ 1/7, khi người dân xuất trình thông tin các giấy tờ đã được tích hợp, cập nhật trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử từ ứng dụng VNeID, thì CSGT thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát thông qua thông tin trong căn cước điện tử...

Đọc thêm

TIN BUỒN

TIN BUỒN
(PLVN) -  Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban tang lễ và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin:

“Ngày hội văn hóa gia đình” - cách quản trị gia đình yên ấm

“Ngày hội văn hóa gia đình” - cách quản trị gia đình yên ấm (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Chương trình “Ngày hội văn hóa gia đình” được thực hiện nhằm tôn vinh những giá trị tốt đẹp của gia đình, gìn giữ và phát huy những ý nghĩa văn hóa, tinh thần đậm nét truyền thống Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để các gia đình giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc giáo dục con cái và quản trị gia đình yên ấm, hạnh phúc.

Truyền thông bảo vệ an ninh, an toàn đường ống dẫn khí và tuyên truyền chống khai thác IUU tại Côn Đảo

Truyền thông bảo vệ an ninh, an toàn đường ống dẫn khí và tuyên truyền chống khai thác IUU tại Côn Đảo
(PLVN) -Chiều ngày 28/6, tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bộ Chỉ huy Biên phòng (BĐBP) Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn và Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ thuộc Tổng công ty Khí Việt Nam tổ chức chương trình truyền thông bảo vệ an ninh, an toàn đường ống khí biển và chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Thanh niên Lâm Đồng ra quân xây dựng đô thị Xanh- Sạch - Đẹp

Thanh niên Lâm Đồng ra quân Ngày cao điểm xây dựng đô thị Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp - Văn minh - An toàn.
(PLVN) - Sáng 29/6, tại Quảng trường Lâm Viên, TP Đà Lạt, Tỉnh đoàn Lâm Đồng tổ chức Lễ ra quân Ngày cao điểm Chiến sỹ tình nguyện xây dựng đô thị Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp - Văn minh - An toàn năm 2024 tại TP Đà Lạt. Sự kiện thu hút hơn 350 đoàn viên thanh niên tham gia.

Bà nội hiến thận cứu cháu gái

TS.BS Đặng Ánh Dương – Trưởng khoa Điều trị tích cực Ngoại khoa đang thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Nhiều lần chứng kiến cháu thoi thóp trên giường bệnh, không thể đến trường đi học như bạn bè cùng trang lứa, bà nội quyết định hiến một bên thận cứu cháu.

Kết thúc kỳ thi THPT Quốc gia 2024: Chưa ghi nhận gian lận có tổ chức

Bộ GD&ĐT họp báo kết thúc kỳ thi THPT 2024. (Ảnh: MT)
(PLVN) - Ngay sau khi kết thúc môn Ngoại ngữ chiều 28/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã họp báo trả lời những câu hỏi “nóng” về kỳ thi. Theo đó, có 30 thí sinh vi phạm quy chế thi và bị đình chỉ thi do sử dụng tài liệu và mang điện thoại vào phòng thi. Cho đến thời điểm này, trên phạm vi toàn quốc chưa ghi nhận hiện tượng tiêu cực, gian lận có tổ chức.

TP Hồ Chí Minh vận động người dân phá bỏ “chuồng cọp”

Một số căn hộ lắp “chuồng cọp” ở một chung cư tại quận Bình Thạnh (TP HCM). (Ảnh: Trần Tiến)
(PLVN) - Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội do UBND TP HCM tổ chức mới đây, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Phòng Tham mưu Công an TP nêu thực trạng nhiều người dân hàn, gắn các lồng sắt, khung bảo vệ, còn gọi là "chuồng cọp" ở các căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ.

Cẩn trọng với thú vui thả diều

Diều thả gần đường điện, trong khu dân cư, đường giao thông... có thể gây hiểm họa khôn lường (Ảnh: Thanh Vân)
(PLVN) - Mùa hè - mùa những cánh diều tuổi thơ, thú vui dân dã, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy, thậm chí có thể gây chết người từ trò chơi tưởng chừng như vô hại này. Một số người “sáng tạo” những loại dây diều đặc biệt để có thể cứa đứt dây diều của đối thủ. Nhưng cũng đồng nghĩa với việc nhiều người vô tình vướng phải dây diều sẽ bị thương tích, thậm chí tử vong.

Đà Nẵng tham gia sáng kiến chủ đạo toàn cầu “Thành phố an toàn, không có bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em” của Liên Hợp Quốc

Đà Nẵng tham gia sáng kiến chủ đạo toàn cầu “Thành phố an toàn, không có bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em” của Liên Hợp Quốc
(PLVN) - Ngày 28/06/2024, thành phố Đà Nẵng đã chính thức tham gia Sáng kiến chủ đạo toàn cầu “Thành phố an toàn, không bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em”. Đây là sáng kiến do Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phát động năm 2011. Tại Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đầu tiên tham gia sáng kiến này từ năm 2017.