Số ca sốt xuất huyết ở Lâm Đồng đã giảm gần một nửa

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - So với thời kỳ đỉnh dịch tháng 7 (849 ca), số ca mắc sốt xuất huyết ở Lâm Đồng đã giảm gần một nửa còn 481 ca.

Thông tin từ Sở Y tế Lâm Đồng, tính đến ngày 6/12 số ca bệnh sốt xuất huyết (SXH) trên toàn tỉnh là 4277 ca tăng 3814 ca so với cùng kỳ 2021. Trên địa bàn ghi nhận 1 ca bệnh tử vong do SXH tại Thôn 3 (xã Đoàn Kết, huyện Đạ Huoai).

Lý giải số ca SXH tăng, ông Trịnh Văn Quyết - Phó Giám đốc Sở Y tế Lâm Đồng cho biết, do dịch có chu kỳ 5 năm/lần. Khi có dịch, ngành y tế tổng vệ sinh môi trường, tập trung các biện pháp diệt lăng quăng bọ gậy thì tỷ lệ muỗi và tác nhân gây bệnh SXH giảm. Sau đó, dịch bệnh khác tăng thì người dân lơ là, tác nhân gây bệnh lại tăng lên thành các ổ dịch và phát triển thành dịch.

Tại Lâm Đồng, số ca mắc chủ yếu ở Bảo Lộc, Lâm Hà, Đức Trọng, Đạ Tẻh, Đạ Huoai là những vùng thấp, nóng. Ngoài ra, người dân có thói quen đựng nước ở lu, chậu hoa, chậu cảnh là những nơi lý tưởng để lăng quăng phát triển.

Năm nay, xác định tình hình chung của cả nước là chu kỳ dịch SXH; diễn biến thực tế của tất cả các tỉnh, thành và tỷ lệ mắc tăng cao so với cùng kỳ nên Sở Y tế Lâm Đồng đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị tăng cường tuyên truyền. Bên cạnh đó, Sở còn chuẩn bị đầy đủ thuốc men, vật dụng, nhân lực đến khi phát hiện những nơi có ổ dịch là triển khai thực hiện các biện pháp khử khuẩn, xử lý môi trường theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đặc biệt, tuyên truyền cho người dân khi có các dấu hiệu nghi ngờ không được tự ý mua thuốc điều trị mà phải đến ngay cơ sở y tế sớm nhất để giảm tỷ lệ tử vong.

Ông Trịnh Văn Quyết- Phó Giám đốc Sở Y tế Lâm Đồng thông tin về dịch SXH trên địa bàn.

Ông Trịnh Văn Quyết- Phó Giám đốc Sở Y tế Lâm Đồng thông tin về dịch SXH trên địa bàn.

“So với mọi năm, khó khăn cho công tác chống dịch SXH là nhiễm SXH cùng với nhiễm COVID-19. Có trường hợp có triệu chứng bệnh SXH nhưng người dân không hiểu lại nhầm lẫn là COVID- 19 nên Sở Y tế đã có nhiều văn bản hướng dẫn phòng chống, phân biệt bệnh COVID-19 với SXH. Quan điểm chỉ đạo của tỉnh cũng như ngày y tế Lâm Đồng là không để “dịch chồng dịch”, ông Quyết cho biết.

Đồng thời, sự chủ quan, thiếu tinh thần tự giác cũng như việc không duy trì thường xuyên các hoạt động phòng chống bệnh SXH tại gia đình, cộng đồng của không ít người dân hiện đang được xem là một trong những trở lực lớn trong công tác phòng chống bệnh SXH trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, Lâm Đồng có nhiều hộ nuôi tằm nên việc phun hoá chất còn gặp nhiều khó khăn vì ảnh hưởng tới tằm và kén. Bên cạnh đó, nhân lực ngành y tế mỏng, đặc biệt là cán bộ y tế tuyến cơ sở phải thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc: vừa thực hiện công tác khám bệnh, chữa bệnh, vừa thực hiện công tác phòng chống dịch COVID-19, công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19, công tác tiêm chủng thường quy, công tác khám bệnh, chữa bệnh….

Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng tình hình dịch SXH tại Lâm Đồng hiện đã giảm rõ rệt. Cụ thể, thời điểm tháng 7 đỉnh dịch Lâm Đồng ghi nhận 849 ca/tháng; đến tháng 11 số ca mắc còn 481 ca/tháng. Hiện Lâm Đồng đã qua đỉnh dịch SXH.

Cũng theo Phó Giám đốc Sở Y tế Lâm Đồng, tính đến hết ngày 6/12, số ổ dịch được phát hiện và xử lý tại Lâm Đồng là 1689/1702, đạt 99,2%, còn một số ổ dịch có yếu tổ dịch tễ từ nơi khác nên chỉ ghi nhận và không xử lý.

Có được kết quả trên, theo ông Quyết là nhờ quan tâm của tỉnh uỷ, UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo về đường lối, ngoài ra còn có sự quan tâm của Cục Y tế dự phòng, Viện Paster TP HCM giám sát các chỉ số huyết thanh nên kịp thời xử lý dịch.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.

Các bác sĩ xuyên đêm phẫu thuật lấy tạng từ bệnh nhân chết não, giúp “tái sinh” 4 cuộc đời

Các bác sĩ xuyên đêm phẫu thuật lấy tạng từ bệnh nhân chết não, giúp “tái sinh” 4 cuộc đời
(PLVN) - Rạng sáng 24/10/2024, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tiến hành ca phẫu thuật lấy tạng của người hiến sau khi chết não và ghép 2 thận cho 2 người bệnh suy thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Các tạng còn lại gồm tim và gan được chuyển đến ghép cho 2 người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.