Số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng, khu vực nào dễ lây truyền bệnh?

Bắt đầu từ ngày thứ 5 trở đi thì bệnh nhân mắc sốt xuất huyết có thể có các dấu hiệu nặng như: xuất huyết, cô đặc máu, tụt huyết áp có thể dẫn đến tử vong.
Bắt đầu từ ngày thứ 5 trở đi thì bệnh nhân mắc sốt xuất huyết có thể có các dấu hiệu nặng như: xuất huyết, cô đặc máu, tụt huyết áp có thể dẫn đến tử vong.
(PLVN) - Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, toàn thành phố có 634 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Đây là căn bệnh có thể gây nguy hiểm, bệnh có diễn tiến nhanh, có thể diễn biến nặng và dẫn đến tử vong.

Xuất hiện 3 ổ dịch

Thời gian gần đây, một số xã ở vùng ngoại thành có ghi nhận nhiều bệnh nhân mắc sốt xuất huyết và có ổ dịch có diễn biến phức tạp. Cụ thể, toàn thành phố có 634 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Bệnh nhân phân bố tại 28/30 quận, huyện; 198/579 xã, phường, thị trấn. Bệnh nhân có xu hướng gia tăng nhanh trong 3 tuần gần đây. Một số xã ghi nhận nhiều bệnh nhân và có ổ dịch có diễn biến phức tạp như: Tam Hiệp - Phúc Thọ (182 ca), Khánh Hà - Thường Tín (48 ca), Thanh Thùy - Thanh Oai (44 ca).

Mặc dù ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết giảm so với cùng kỳ năm 2019 nhưng lại đang có xu hướng gia tăng nhanh trong những tuần gần đây tạo điều kiện thuận lợi để bùng phát dịch trên địa bàn thành phố. Trước tình hình trên, Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố, TTYT các quận, huyện quyết liệt triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Thực hiện triệt để các chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy với mục tiêu tất cả các hộ gia đình, khu công cộng, cơ quan, xí nghiệp, trường học được kiểm tra vệ sinh môi trường định kỳ thường xuyên.

Đặc biệt là tại khu vực có bệnh nhân, thực hiện phương châm vào từng ngõ, gõ từng nhà, lực lượng cộng tác viên, đội xung kích sẽ kiểm tra từng hộ gia đình để hướng dẫn, giám sát hoạt động diệt bọ gậy.

Những vùng nào dễ lây truyền bệnh?

Mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết năm nay giảm hơn so với năm 2019, tuy nhân thời điểm hiện tại chỉ là đầu mùa dịch. Vì vậy, người dân không nên chủ quan với các biện pháp phòng dịch.

Theo TS.BS Nguyễn Kim Thư, Trưởng Khoa Virus Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, bệnh sốt xuất huyết là do virus Dengue gây nên, là bệnh thường gặp ở các nước nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Có thể nói đây là một bệnh gây thành dịch và ở năm nào Việt Nam cũng xuất hiện bệnh sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết sẽ phát triển từ tháng 6,7 cho tới 11,12 ở Miền Bắc còn tại Miền Nam số lượng ca mắc sốt xuất huyết cũng sẽ tăng.

TS.BS Nguyễn Kim Thư, Trưởng Khoa Virus Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. ảnh 1
TS.BS Nguyễn Kim Thư, Trưởng Khoa Virus Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

“Bắt đầu từ tháng 6 đi vào mùa dịch của sốt xuất huyết Dengue, con đường lây truyền qua muỗi mà đặc điểm của muỗi là có thể sống ở bụi cây quanh nhà và nếu theo ghi nhận của 2017 và 2019 thì  ở những vùng dân cư đông đúc dễ lây truyền sốt xuất huyết Dengue hơn”, BS Thư cho hay.

Thời gian ủ bệnh thường từ 1-2 tuần, sau đó bệnh nhân có các biểu hiện của sốt cao, đau mỏi người đặc biệt là đau đầu, nhức hốc mắt. Sau đó bắt đầu từ ngày thứ 5 trở đi thì bệnh nhân có thể có các dấu hiệu nặng như xuất huyết, cô đặc máu, tụt huyết áp có thể dẫn đến tử vong.

“Thường trong những ngày đầu thì có bệnh cảnh lâm sàng giống với những trường hợp sốt virus, do vậy người bệnh có thể chủ quan chỉ uống thuốc hạ sốt ở nhà mà không đến bệnh viện để theo dõi. Đến ngày thứ 4,5 trở đi thì bắt đầu có diễn biến nặng như cô đặc máu lúc đó nếu không được theo dõi kịp thời sẽ diễn biến nặng hơn. Chính vì vậy, trong mùa dịch của sốt xuất huyết, bệnh nhân có biểu hiện sốt cao trong những ngày đầu tiên nên đến viện thăm khám để sàng lọc sốt xuất huyết”, bác sĩ Thư cho biết.

Bác sĩ Thư nhấn mạnh, bệnh sốt xuất huyết Dengue hiện vẫn chưa có vắc xin  phòng tránh. Bởi vậy, cách tốt nhất mà người dân nên làm là giảm số lượng muỗi bằng việc khơi thông cống rãnh, dọn dẹp các bụi cây,… Bên cạnh đó, người dân cũng cần có các biện pháp bảo vệ bản thân khỏi bị muỗi đốt.

Đọc thêm

Hơn 5.300 tỷ đồng chi trả khám, chữa bệnh BHYT cho học sinh, sinh viên

Bảo hiểm xã hội Hà Tĩnh ra quân tuyên truyền bảo hiểm y tế học sinh tại các trường học.
(PLVN) - Những năm qua, quyền lợi khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) của học sinh, sinh viên (HSSV) luôn được bảo đảm, đúng quy định. Theo thống kê trong 2 năm 2021 và 2022, bình quân mỗi năm cả nước có khoảng gần 3 triệu HSSV sử dụng thẻ BHYT với khoảng 6,1 triệu lượt KCB BHYT, tổng chi phí KCB BHYT của nhóm HSSV bình quân/năm là hơn 2.500 tỷ đồng.

Bác sĩ cảnh báo biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết

Bệnh nhân bị sốt xuất huyết có chấm mảng xuất huyết dưới da. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) những ngày qua tiếp nhận điều trị 30 ca bệnh sốt xuất huyết, trong đó có một số ca sốc do sốt xuất huyết. Đây là biến chứng nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân có thể suy đa tạng, tử vong.

Gia đình bác sĩ Cuba tại Việt Nam: Hạnh phúc khi được cứu người

Hai vợ chồng bác sĩ Piter - Yanitsy hội chẩn cùng bác sĩ Khoa tim mạch sau khi thực hiện siêu âm tim.
(PLVN) - Đến vì duyên, ở lại vì tình, gia đình bác sĩ (BS) Piter - Yanitsy đã thực sự yêu mến và gắn bó với đất nước, con người Việt Nam. Với trình độ chuyên môn cao và quyết tâm cống hiến không ngừng, những người bạn Cuba này đã, đang và sẽ mang tới Bệnh viện (BV) Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) nói riêng và hệ thống y tế Việt Nam nói chung những thay đổi tích cực trong dịch vụ chăm sóc y tế, thắp sáng thêm hy vọng cho người bệnh tim mạch tại các khu vực khó khăn…

Tỷ lệ tử vong trẻ em còn cao ở đồng bào dân tộc thiểu số

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị chia sẻ thông tin nhân dịp “Tuần lễ Thế giới nuôi con bằng sữa mẹ” và “Tuần lễ làm mẹ an toàn năm 2023” được Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ Trung ương phối hợp với Vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế tổ chức sáng qua (19/9).