Số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng và xã, phường "đổi màu" cấp độ dịch đều tăng

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương triển khai công tác phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình hiện nay. Cuộc họp kết nối đến 120 điểm cầu.

Theo báo cáo tại cuộc họp, trong 7 ngày qua (29/10-4/11), cả nước ghi nhận 40.490 ca mắc mới COVID-19, tăng 12.632 ca so với 7 ngày trước đó. Số mắc trong cộng đồng, cả nước ghi nhận 18.073 ca mắc trong cộng đồng, tăng 6.324 ca so với 7 ngày trước.

Về thực hiện công bố cấp độ dịch COVID-19 theo Nghị quyết 128 tính đến ngày 17h00 ngày 4/11/2021, cả nước có 7.161 xã, phường cấp độ 1 (67,5%); 3.087 xã, phường cấp độ 2 (29,1%); 247 xã, phường cấp độ 3 (2,3%); 106 xã, phường cấp độ 4 (1%).

Trong vòng 1 tuần qua, đã có sự thay đổi về số lượng cấp độ dịch phạm vi xã, phường như sau: giảm 142 xã, phường cấp độ 1, 2 (giảm 103 xã, phường cấp độ 1, giảm 39 xã, phường cấp độ 2); tăng 142 xã, phường cấp độ 3, 4 (tăng 102 xã, phường cấp độ 3; tăng 39 xã, phường cấp độ 4). Số xã, phường tăng cấp độ 4 xảy ra ở 4 khu vực trên phạm vi toàn quốc.

Hơn 81% người dân đã tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19

Thông tin tại cuộc họp cũng cho thấy đến nay cả nước đã tiêm được 86.438.153 liều vaccine phòng COVID-19, đã có 32,5 triệu người tiêm 1 liều và 26,9 triệu người tiêm đủ 2 liều. Trong tuần (từ 27/10-03/11), cả nước đã triển khai tiêm được 7,6 triệu liều vaccine (giảm khoảng 300.000 liều so với tuần trước đó), trung bình mỗi ngày tiêm được khoảng 1,1 triệu liều…

Một số tỉnh đã bắt đầu triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi là TP HCM, Bình Dương, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Ninh Bình… (hiện đã tiêm được hơn 800.000 liều vaccine). Trên cả nước, tỷ lệ tiêm ít nhất 01 liều vaccine là 81,2% và tỷ lệ tiêm đủ 02 liều vaccine là 37,3% dân số từ 18 tuổi trở lên.

13/63 tỉnh có tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine cho trên 95% dân số từ 18 tuổi trở lên là: Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, TP HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Bình Dương.

Có 11/63 tỉnh có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều vaccine cho dân số từ 18 tuổi trở lên đạt trên 50% là Long An (94,8%), Quảng Ninh (86,8%), TP HCM (80,1%), Khánh Hòa (84,5%), Đồng Nai (74,5%), Lạng Sơn (71,1%), Bình Dương (67,6%), Hà Nội (65,7%), Bắc Ninh (56,9%), Hà Nam (52,2%) và Ninh Bình (51,2%).

Có 5/63 tỉnh còn lại có tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine dưới 50% dân số từ 18 tuổi trở lên là Sơn La (42%), Nghệ An (43,6%), Thanh Hóa (45,4%), Nam Định (46,9%), Cao Bằng (48,7%).

Liên quan đến công tác tiêm vaccine phòng COVID-19, tại cuộc họp lãnh đạo Sở Y tế một số địa phương nằm trong nhóm tỷ lệ tiêm chủng thấp (số tiêm so với số vaccine đã phân bổ) trên Cổng thông tin tiêm chủng vaccine đã giải thích do việc nhập liệu tiêm chủng chưa theo kịp tốc độ tiêm chủng và cho biết đang nhanh chóng phối hợp với các Sở, ngành liên quan để đẩy nhanh tiến độ nhập liệu.

Các địa phương cũng đề nghị Bộ Y tế phân bổ thêm vaccine để tiêm cho trẻ em từ 12-17 tuổi. Về việc này, GS.TS Đặng Đức Anh - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW cho biết, ngay khi có vaccine về, Viện sẽ báo cáo Bộ Y tế để xin ý kiến chỉ đạo về việc phân bổ cho các địa phương trên cơ sở kế hoạch dự trù các tỉnh, thành đã gửi về.

Do đó, các địa phương cần tiêm chủng cho người trên 18 tuổi ngay số vaccine đã được phân bổ. Vaccine tiêm cho trẻ em của các địa phương sẽ phân bổ theo đợt riêng.

Đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nêu rõ, các tỉnh, thành phố trong cả nước nghiên cứu kỹ mục 1, Công điện 1.700 ngày 25/10 để ban hành hướng dẫn cụ thể ở địa phương vừa phù hợp với Nghị quyết 128 của Chính phủ và Quyết định 4800 của Bộ Y tế.

Tại công điện này, Bộ Y tế đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện rà soát tất cả những người đi về từ các tỉnh, thành phố có số mắc cao (như TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An...); Tăng cường, chủ động giám sát, xét nghiệm các trường hợp có nguy cơ cao, nhất là những điểm có người về từ các địa bàn trên và các địa bàn dịch cấp độ 3, 4; các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh để phát hiện sớm, tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe phù hợp và xử lý kịp thời các ổ dịch COVID-19…

"Các tỉnh, thành phố được thực hiện theo cơ chế mở căn cứ trên thực tiễn rà soát người về từ vùng dịch của địa phương mình"- Thứ trưởng Bộ Y tế nói.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền để người dân đi từ vùng dịch về chủ động khai báo y tế, phát huy tinh thần trách nhiệm chống dịch; hướng dẫn thực hiện các biện pháp thích ứng an toàn, nâng cao nhận thức của người dân để thích ứng trong tình hình mới… Các địa phương cũng cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc COVID-19 tại cộng đồng, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát…

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cũng đề nghị các địa phương phê duyệt phương án phòng chống dịch để doanh nghiệp đảm bảo sản xuất, trong đó lưu ý hướng dẫn việc xét nghiệm của công nhân phải phù hợp, hiệu quả, tránh lãng phí.

Về công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, Thứ trưởng đề nghị các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên (ưu tiên cho các đối tượng từ 50 tuổi trở lên) đảm bảo an toàn, hiệu quả; đẩy mạnh việc áp dụng nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử để quản lý và theo dõi tiến độ tiêm chủng, tăng tốc nhập dữ liệu tiêm chủng.

Triển khai tiêm mũi 2 cho những trường hợp đã tiêm mũi 1 đủ thời gian; triển khai tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

"Trong tiêm chủng phải đảm bảo an toàn tuyệt đối, tránh để lẫn các loại vaccine, phải tuân thủ "3 tra, 5 chiếu"'- Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cũng nêu rõ, lãnh đạo Bộ Y tế đã giao cho các đơn vị chuyên môn rà soát lại về tiêm chủng của các địa phương, số vaccine đã tiêm, số còn lại. Đề nghị 63 tỉnh, thành phố, đặc biệt là 19 tỉnh, thành phố phía Nam ra soát lại ngay nhân lực tiêm chủng, nếu thiếu báo ngay về Bộ Y tế trước 17h ngày 6/11. Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng đã thống nhất địa phương nào cần, Bộ Quốc phòng sẽ điều lực lượng quân y đến hỗ trợ.

"Nếu chúng tôi không nhận được báo cáo theo đúng thời hạn, coi như địa phương không cần hỗ trợ. Khi đó địa phương để xảy ra tiêm chủng chậm, Bộ Y tế sẽ điều chuyển vaccine sang nơi khác và lãnh đạo Sở Y tế sẽ phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo tỉnh về việc điều chuyển vaccine"- Thứ trưởng Bộ Y tế nhắc lại.

Về điều trị, các địa phương rà soát, đánh giá lại hệ thống điều trị, làm sao phân tầng điều trị hợp lý, làm sao để đưa vào bệnh viện điều trị với thời gian phù hợp nhất, tỷ lệ thấp nhất.

"Các địa phương chú trọng nâng cao năng lực của y tế cơ sở, trong đó tại các khu/cụm công nghiệp cần lên phương án thiết lập các trạm y tế lưu động để kịp thời phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ người dân và phòng chống dịch khi cần"- Thứ trưởng nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.