Số ca COVID-19 mới giảm còn hơn 70.000

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chiều 1/4, Bộ Y tế cho biết, số ca mắc COVID-19 mới là 72.556 ca, giảm hơn 8.000 so với ngày qua.

Tính từ 16h ngày 31/3 đến 16h ngày 01/4, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 72.556 ca nhiễm mới, trong đó 1 ca nhập cảnh và 72.555 ca ghi nhận trong nước (giảm 8.272 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 51.351 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (7.734), Nghệ An (3.226), Đắk Lắk (3.099), Phú Thọ (3.087), Yên Bái (2.998), Lào Cai (2.804), Bắc Giang (2.705), Quảng Ninh (2.450), Hà Giang (2.294), Vĩnh Phúc (2.202), Quảng Bình (2.030), Thái Bình (1.922), Lạng Sơn (1.890), Bắc Kạn (1.770), Tuyên Quang (1.588), Sơn La (1.569), Bắc Ninh (1.375), Vĩnh Long (1.331), Cao Bằng (1.273), Bình Định (1.226), Hải Dương (1.215), Hà Nam (1.188), Hưng Yên (1.181), Thái Nguyên (1.152), Cà Mau (1.135), Hòa Bình (1.096), Lâm Đồng (1.088), Quảng Trị (1.084), Tây Ninh (1.030), Bình Dương (982), Ninh Bình (951), Lai Châu (937), Bến Tre (919), Điện Biên (854), Hà Tĩnh (737), Đà Nẵng (734), TP. Hồ Chí Minh (725), Bình Phước (667), Nam Định (616), Quảng Ngãi (568), Thừa Thiên Huế (555), Bà Rịa - Vũng Tàu (524), Đắk Nông (494), Thanh Hóa (482), Trà Vinh (419), Phú Yên (394), Hải Phòng (378), Khánh Hòa (323), Bình Thuận (314), Quảng Nam (263), An Giang (170), Bạc Liêu (156), Kon Tum (143), Kiên Giang (125), Long An (120), Đồng Nai (69), Sóc Trăng (59), Cần Thơ (48), Tiền Giang (27), Hậu Giang (25), Ninh Thuận (23), Đồng Tháp (12).

Ngày 01/4/2022, Sở Y tế Vĩnh Phúc đăng ký bổ sung 13.498 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hải Dương (-1.649), Hưng Yên (-603), Cao Bằng (-357).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Vĩnh Phúc (+163), Bình Dương (+155), Đắk Nông (+68).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 86.561 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 9.650.663 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 97.615 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 9.642.929 ca, trong đó có 7.603.659 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.782.516), TP. Hồ Chí Minh (595.310), Nghệ An (395.097), Bình Dương (377.548), Hải Dương (345.273).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 87.463 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi là 7.606.476 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.541 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạlà 1.704 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC là 213 ca; Thở máy không xâm lấn là 59 ca; Thở máy xâm lấn là 209 ca; ECMO là 0 ca.

Từ 17h30 ngày 31/3 đến 17h30 ngày 01/4 ghi nhận 33 ca tử vong tại: Phú Thọ (4 ca trong 2 ngày), Bạc Liêu (3), Bắc Giang (2), Bến Tre (2), Đồng Nai (2), Nghệ An (2), Phú Yên (2), Sóc Trăng (2), An Giang (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Định (1), Bình Phước (1), Cà Mau (1), Đà Nẵng (1), Đắk Lắk (1), Gia Lai (1), Hà Giang (1), Lâm Đồng (1), Quảng Bình (1), Thanh Hóa (1), TP. Hồ Chí Minh (1), Vĩnh Long (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua là 47 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.526 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 38.478.711 mẫu tương đương 84.412.291 lượt người, tăng 97.222 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 31/3 có 231.292 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 206.338.189 liều, trong đó: Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 189.154.469 liều: Mũi 1 là 71.242.599 liều; Mũi 2 là 68.054.650 liều; Mũi 3 là 1.509.226 liều; Mũi bổ sung là 14.915.208 liều; Mũi nhắc lại là 33.432.786 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.183.720 liều: Mũi 1 là 8.807.182 liều; Mũi 2 là 8.376.538 liều.

Hoạt động y tế trong ngày: Bộ Y tế xây dựng dự thảo Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 phục vụ Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) năm 2022 tại Việt Nam.

Xây dựng dự thảo Công văn của Bộ Y tế gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19 và biện pháp y tế đối với ca bệnh COVID-19 và người tiếp xúc gần.

Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn sử dụng thuốc điều trị COVID-19. Trong đó ưu tiên những người thuộc đối tượng chống chỉ định cần được tư vấn, thăm khám (kể cả trực tuyến) để đảm bảo sử dụng thuốc được an toàn.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.