SMiC, tinh nghề, cao ước vọng

Công ty Luật SMiC làm việc với đoàn cán bộ Tư pháp Lào sang thăm Việt Nam
Công ty Luật SMiC làm việc với đoàn cán bộ Tư pháp Lào sang thăm Việt Nam
(PLO) - Không chỉ "chiêu mộ" được một đội ngũ nhân sự là các luật sư, chuyên gia luật có năng lực, lành nghề, theo ông Quyết, SMiC còn có những chính sách đào tạo và hỗ trợ nhân sự hiệu quả. "Vì thế, nhiều luật sư, chuyên gia sau một thời gian làm việc tại SMiC đã trưởng thành nhanh chóng, chuyên môn vững, gặt hái nhiều thành công", ông Quyết tự hào về các đồng nghiệp của mình.

Thị trường dịch vụ pháp lý tại Việt Nam so với các nước khác còn rất non trẻ. Nhưng trong thời gian qua, không ít đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này đã gặt hái được những thành công, và Công ty Luật SMiC là một trong số đó.

“SMiC không chỉ đơn thuần là một công ty mà còn là một tổ ấm, một ngôi nhà chung của toàn bộ cán bộ công nhân viên”, ông Trịnh Văn Quyết, Tổng giám đốc SMiC, nói.

Không chỉ “chiêu mộ” được một đội ngũ nhân sự là các luật sư, chuyên gia luật có năng lực, lành nghề, theo ông Quyết, SMiC còn có những chính sách đào tạo và hỗ trợ nhân sự hiệu quả. “Vì thế, nhiều luật sư, chuyên gia sau một thời gian làm việc tại SMiC đã trưởng thành nhanh chóng, chuyên môn vững, gặt hái nhiều thành công”, ông Quyết tự hào về các đồng nghiệp của mình.

Hiện tại, hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó có rất nhiều tập đoàn, tổng công ty lớn như Tập đoàn Sông Đà, Tổng công ty Viglacera, Tập đoàn Phú Thái, Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank), Tập đoàn Doosan (Hàn Quốc), Tập đoàn Dệt lụa Thượng Hải (Trung Quốc),… là những khách hàng thường xuyên sử dụng các dịch vụ tư vấn pháp lý của SMiC.

Sự am hiểu của SMiC về nhu cầu của khách hàng để đưa ra những tư vấn pháp lý chuẩn xác và phù hợp dựa trên một triết lý cơ bản trong văn hóa của công ty, đó là không coi doanh nghiệp như khách hàng thuần túy, mà xem như những người bạn, đối tác đồng hành. “Bản thân tôi cũng thấy ngạc nhiên, một công ty luật mà mọi nguồn lực từ nhân sự cho đến tài chính đều hoàn toàn từ trong nước mà trình độ lại đạt đến mặt bằng quốc tế như vậy”, ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, TGĐ Công ty CP Tập đoàn Phú Thái – đơn vị đang sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của SMiC nhận định.

.

Ông Lê Đình Vinh, Phó tổng giám đốc SMiC cho biết: “Chúng tôi không bao giờ đặt một điều kiện nào đó khi khách hàng tìm đến tư vấn, mà đầu tiên chúng tôi quan tâm đó là liệu có giúp được khách hàng đó vượt qua những trở ngại pháp lý mà họ gặp phải hay không. Và, sau khi đã giúp họ vượt qua rồi thì việc họ trở thành những đối tác lâu dài trong tương lại là điều hiển nhiên”.

Trong tầm nhìn cho 5-10 năm tới, SMiC sẽ có thêm những nhân sự cấp cao được đào tạo bài bản ở nước ngoài và những cán bộ có kinh nghiệm lâu năm trong giới luật nói chung. Môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ sẽ tiếp tục được hoàn thiện để thu hút nhân tài...

Theo đánh giá của Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam, những dịch vụ mà SMiC chuyên cung cấp như tư vấn đầu tư các sự án, tư vấn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tư vấn về sở hữu trí tuệ… là những lĩnh vực khó và tương đối phức tạp tại Việt Nam. Tuy nhiên, “sự thành công của SMiC thể hiện ở chỗ dám đi vào những lĩnh vực khó và phức tạp tại Việt Nam nhưng đã đáp ứng được các nhu cầu về pháp lý khi Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay. SMiC đã chuẩn bị được nguồn nhân lực chất lượng đảm bảo đáp ứng được cung cấp các dịch vụ pháp lý cho khách hàng và cộng đồng xã hội, đồng thời có cách tổ chức một cách khoa học và hiệu quả để hoàn thành các yêu cầu của khách hàng đặt ra”, Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh nói.  

SMiC cũng là công ty Luật đầu tiên mạnh dạn chủ động vươn ra nước ngoài, đặt chi nhánh tại Singapore cùng với những kế hoạch vươn ra thị trường châu Âu và Bắc Mỹ.

Đánh giá về những bước đi táo bạo này, bà Đỗ Hoàng Yến, Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) chia sẻ: “Tôi đánh giá cao SMiC về chiến lược phát triển khi họ là công ty luật đầu tiên tại Việt Nam đặt chi nhánh tại nước ngoài. Điều đó chứng tỏ rằng SMiC có những khát vọng vươn tới một thị trường khu vực để khẳng định uy tín và chất lượng của mình”.

Còn Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đức Chính nhìn nhận, “ngoài hoạt động chuyên môn, SMiC còn là một trong những đơn vị đi đầu trong các hoạt động xã hội như hoạt động thể dục thể thao, tài trợ học bổng cho sinh viên trường luật, tham gia tích cực các hoạt động đào tạo trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật”.

Phó tổng giám đốc SMiC Lê Đình Vinh chia sẻ: giá trị của doanh nghiệp không phải chỉ là hiệu quả kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận mà phải đánh giá thông qua trách nhiệm xã hội, những đóng góp cho xã hội, cho cộng đồng mà doanh nghiệp thực hiện được.Thời gian qua, ngoài hiệu quả kinh doanh, SMiC rất tích cực tham gia thực hiện trách nhiệm xã hội, tham gia đóng góp cho xã hội và cho cộng đồng. Với những thành tích nổi bật sau 10 năm hoạt động, SMiC vừa vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Bộ Công an đề xuất phạt đến 18 tỷ đồng, 15 năm tù với tội phạm môi trường

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Bộ Công an đề xuất tăng mạnh mức phạt tù và tiền đối với các tội về môi trường tại dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội năm 2025. Trong đó, mức phạt cao nhất đối với hành vi xả chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường có thể lên tới 18 tỷ đồng và 12 năm tù, riêng tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người có thể bị phạt tới 15 năm tù.

Dùng tài khoản cá nhân kêu gọi từ thiện có vi phạm pháp luật không?

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, nhiều cá nhân kêu gọi ủng hộ cho người bệnh nặng, nạn nhân tai nạn giao thông, người nghèo... bằng tài khoản cá nhân thông qua mạng xã hội như Facebook, Zalo. Vậy hành vi này có vi phạm pháp luật không? Việc kêu gọi ủng hộ bằng tài khoản cá nhân có quy định cụ thể không? Cá nhân đó có phải chứng minh số tiền mọi người ủng hộ ra sao?.

Diễn biến vụ án 'mượn tiền hay nhận tiền giúp': Xuất hiện tình tiết mới ý kiến của Công ty Nhà Cần Thơ

Khu đất ông Thảo cho rằng đã nhờ Cty của ông Vinh đứng tên giúp. (Ảnh: Đình Thương)
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh, quanh vụ án “tranh chấp đòi lại tài sản” tại Cần Thơ, quan điểm giữa TAND cấp cao tại TP HCM và tòa án tại địa phương chưa thống nhất, nên vụ kiện đã qua 5 lần xét xử, nhưng bị đơn vẫn tiếp tục có đơn đề nghị giám đốc thẩm gửi TAND cấp cao và TAND tối cao. Một vấn đề bị đơn đề nghị là làm rõ việc có nhờ nguyên đơn đứng tên tài sản và chủ cũ của tài sản là Cty Phát triển Nhà Cần Thơ (Cty Nhà) đã có văn bản xác nhận vấn đề này.

Cảnh giác với loạt 'từ khoá' để không 'sập bẫy' quảng cáo thổi phồng

Hoa hậu Thùy Tiên, Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục cùng quảng cáo kẹo rau củ hồi tháng 12/2024.
(PLVN) - Bộ Công an khuyến cáo, người dân nên cảnh giác với những quảng cáo có dấu hiệu thổi phồng quá mức công dụng sản phẩm hoặc sử dụng từ ngữ tuyệt đối như “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một”. Đây là chiêu trò đánh vào tâm lý nhẹ dạ, khiến nhiều người tiêu dùng dễ dàng “sập bẫy”, mua phải sản phẩm không đúng như quảng cáo, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe và tài sản.

Có phải làm lại sổ đỏ sau khi sáp nhập tỉnh?

Có phải làm lại sổ đỏ sau khi sáp nhập tỉnh?
(PLVN) - Bạn Đình Nam (Thái Bình) hỏi: Xin hỏi, sau khi sắp xếp lại đơn vị hành chính các cấp, người dân có bắt buộc phải chỉnh lý hoặc đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) không?

Cử tri kiến nghị có giải pháp chặn lừa đảo công nghệ cao

Ảnh minh họa
(PLVN) - Cử tri tỉnh Đắk Lắk lo lắng về tình trạng tội phạm lừa đảo ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là dưới sự phát triển mạnh mẽ của không gian mạng, như: Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố người nước ngoài sử dụng sim rác gọi điện, nhắn tin cho vay nặng lãi, đòi nợ kiểu xã hội đen, giả danh cơ quan Nhà nước (Tòa án, Viện kiểm sát, Công an...) hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ công (ngân hàng, bảo hiểm, nhà mạng...) để lừa đảo, gây ra nhiều hậu quả xấu cho xã hội. Cử tri đề nghị có giải pháp quyết liệt để giải quyết tình trạng này.

Sự việc một người bị phản ánh tự nhận luật sư và chiếm đoạt tài sản: Sở Tư pháp Hà Nội chuyển hồ sơ đến Công an Thành phố

Văn bản của Liên đoàn LS Việt Nam và Sở Tư pháp Hà Nội. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Liên quan đến phản ánh của bạn đọc PLVN về việc một cá nhân tự nhận là luật sư (LS), thông qua việc thỏa thuận chuyển nhượng nhà đất để chiếm đoạt tiền, Sở Tư pháp Hà Nội sau khi tiếp nhận nội dung tố giác và đối chiếu quy định, đã chuyển hồ sơ đến Công an TP Hà Nội.

Bàn về quy định 'tạm đình chỉ hình phạt tù' trong pháp luật hình sự

Luật sư Vi Văn Diện. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là quy định văn minh, nhân văn được ghi nhận khá sớm trong pháp luật hình sự nước ta. Qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện Bộ luật Hình sự (BLHS), quy định này cũng được quy định cụ thể, toàn diện hơn. Tuy nhiên, quy định này vẫn còn một số điểm vướng mắc gây ra tranh cãi và khó khăn khi áp dụng trên thực tế.

Bạn đọc phản ánh liên quan vụ án “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”: VKSND tỉnh Lạng Sơn cung cấp thông tin

Bạn đọc phản ánh liên quan vụ án “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”: VKSND tỉnh Lạng Sơn cung cấp thông tin
(PLVN) - Liên quan đến đơn phản ánh của ông Đồng Duy Hòa gửi Báo PLVN cho rằng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lạng Sơn có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm trong vụ án hình sự “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, mới đây, VKSND tỉnh đã thông tin về việc giải quyết đơn.

Có được thế chấp nhà xưởng trên đất thuê không?

Có được thế chấp nhà xưởng trên đất thuê không?
(PLVN) - Bạn Minh Khoa (Nghệ An) hỏi: Việc thế chấp tài sản là một hình thức phổ biến để huy động vốn trong kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người sử dụng đất thuê để làm nhà xưởng. Vậy xin hỏi, nhà xưởng trên đất thuê có thế chấp vay ngân hàng được không?

TP Hồ Chí Minh: Sơ thẩm vụ kiện đòi tiền lương Kpi

Trụ sở Cty Fosco. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Ngày 17/4, TAND quận 3 (TP HCM) mở phiên sơ thẩm “tranh chấp đòi tiền lương và yêu cầu bồi thường thiệt hại” giữa một nhân viên đã nghỉ hưu và Cty TNHH MTV Dịch vụ cơ quan nước ngoài (Fosco, đơn vị trực thuộc UBND TP).

Xử phạt hành vi nghe, gọi điện thoại khi dừng đèn đỏ

 Luật sư Hoàng Tuấn Vũ.
(PLVN) - Bạn Hữu Anh (Hà Nội) hỏi: Hiện nay, vẫn có một số người đi xe máy tranh thủ lúc dừng đèn đỏ để nghe, gọi điện thoại. Theo quy định mới, khi điều khiển xe máy vào lúc dừng đèn đỏ có được sử dụng điện thoại không? Nếu không thì mức xử phạt thế nào?