Sinh viên Việt Nam nói không với bạo lực giới trên không gian mạng

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà phát biểu tại Tọa đàm. (Ảnh: PV)
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà phát biểu tại Tọa đàm. (Ảnh: PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Xu thế số hóa trên thế giới mở ra cơ hội lớn cho sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, ngoài những lợi ích con người tiếp cận được thì cũng có nhiều nguy hại mà thế giới kỹ thuật số gây ra, trong đó phụ nữ, trẻ em gái là những người đang chịu nhiều tác động nhất, đặc biệt là bị phân biệt đối xử và bạo lực.

Lần đầu tiên khoảng 400 sinh viên Trường Đại học FPT Hà Nội đã có cơ hội tham gia thảo luận và chia sẻ về cách ngăn chặn và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái trên không gian mạng tại buổi tọa đàm về chủ đề trên do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) Việt Nam vừa tổ chức.

Phát biểu tại Tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà cho biết, vấn đề phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới nói chung, việc bảo vệ trẻ em và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên không gian mạng là một trong những nội dung được Chính phủ và các bộ, ngành liên quan quan tâm và cam kết thực hiện.

Hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ trẻ em và phụ nữ trên môi trường mạng ngày càng được bổ sung, hoàn thiện với nhiều quy định và giải pháp cụ thể. Công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và kỹ năng về phòng ngừa bạo lực trên không gian mạng luôn được quan tâm, đẩy mạnh triển khai.

Bên cạnh đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an đã phối hợp chặt chẽ nhằm giải quyết các vấn đề về trẻ em trên môi trường mạng, xử lý kịp thời, kiên quyết đối với các hành vi vi phạm, đặc biệt đối với các thông tin xấu, độc trên mạng xã hội.

“Các thông tin chia sẻ tại Tọa đàm, cũng như những ý tưởng, sáng kiến mới mẻ trong thiết kế và phát triển các công nghệ đáp ứng giới, an toàn cho người dùng sẽ là những cơ sở quan trọng giúp cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ luật pháp, chính sách về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới nói chung, trên không gian mạng và sử dụng công nghệ nói riêng”, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà cho biết.

Theo Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam, ông Matt Jackson, giải quyết vấn đề bạo lực trên cơ sở giới sử dụng công nghệ, vốn là một lĩnh vực ngày càng được nhiều người quan tâm. Bảo đảm rằng mọi người có thể tự do tham gia không gian mạng mà không sợ bạo lực và xâm hại là điều quan trọng để bảo đảm rằng phụ nữ có thể thực hiện hiệu quả quyền tự do ngôn luận của mình.

Đại diện UNFPA tại Việt Nam kêu gọi tất cả sinh viên tham gia chiến dịch Bodyright của UNFPA để cùng lên tiếng và thúc đẩy các công ty kỹ thuật số, các nền tảng xã hội, các trang chia sẻ nội dung và các nhà hoạch định chính sách cùng xem xét các hành vi bạo lực và xâm hại trực tuyến nói chung một cách nghiêm trọng như các hành vi vi phạm bản quyền.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

"Bùng nổ" với English Festival của học sinh mái trường mang tên Bác

Sôi động dạ hội tiếng Anh của trường Nguyễn Tất Thành.
(PLVN) - Tối 28/3, một chương trình thường niên rất được chờ đón đã diễn ra tại Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành (Đại học Sư phạm Hà Nội) - “Dạ hội Tiếng Anh - English Festival". English Festival 2025 có chủ với chủ đề Dylastia - Miền Đất Hy Vọng đã "bùng nổ" với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc do chính các học sinh thể hiện.

Xây dựng năng lực về trí tuệ nhân tạo (AI) cho học sinh phổ thông

Nhấn nút khởi động cuộc thi. Ảnh MSD
(PLVN) - Việc xây dựng năng lực về trí tuệ nhân tạo (AI), làm chủ công nghệ và ứng dụng công nghệ vào giải quyết các vấn đề của nhân loại là yêu cầu cấp thiết đối với học sinh phổ thông trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển nhanh chóng của khoa học – công nghệ.

Quảng Trị khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025

Quảng Trị khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025
(PLVN) - Ngày 27/3, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025, đánh dấu 10 năm tỉnh hưởng ứng sự kiện này. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm khuyến khích văn hóa đọc, lan tỏa tri thức đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên và người dân vùng sâu, vùng xa.

Tại sao cần sớm đưa Sở hữu trí tuệ vào nhà trường?

Tại sao cần sớm đưa Sở hữu trí tuệ vào nhà trường?
(PLVN) -  Trong bối cảnh của Nghị quyết 57, theo các chuyên gia, cần sớm đưa Sở hữu trí tuệ lồng ghép trong các môn học trong nhà trường để khơi dậy khả năng sáng tạo của trẻ ngay từ nhỏ, cũng như hình thành văn hóa về sở hữu trí tuệ... Phần lớn học sinh chưa được tiếp cận với Sở hữu trí tuệ

28.000 thí sinh kỳ thi Toán Quốc tế Kangaroo 2025

28.000 thí sinh kỳ thi Toán Quốc tế Kangaroo 2025. (Ảnh: BTC)
(PLVN) -  Kỳ thi Toán Quốc tế Kangaroo 2025 là kỳ thi Toán tư duy quốc tế dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12. Năm nay, kỳ thi có khoảng 28.000 thí sinh đến từ 58 tỉnh/thành phố trên cả nước. Kỳ thi được tổ chức với 44 điểm thi tại 18 tỉnh/thành phố.

Đào tạo kỹ sư AI: Mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn

 Công nghệ AI đang thay đổi cấu trúc thị trường việc làm của người trẻ tại Việt Nam và toàn cầu. (Ảnh minh họa: MobileReview)
(PLVN) - Hàng loạt cam kết đào tạo kỹ sư trí tuệ nhân tạo (AI) từ Chính phủ đến doanh nghiệp lớn đang cho thấy một làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào nguồn nhân lực công nghệ cao, mở ra cơ hội nghề nghiệp lớn cho người học và nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các nhà giáo dục.

Chuyện dài áp lực trên vai trẻ...

Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Lê Anh Vinh. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Theo các chuyên gia, học tiểu học không nặng về kiến thức, về thành tích, điểm số mà là bậc học để rèn luyện phẩm chất, tính cách, thái độ để các con vững vàng bước trên cuộc đời. Thế nhưng, đã từng có học sinh tiểu học quay cuồng với lịch học dày đặc nhằm đạt thành tích cao trong học tập như mong muốn của phụ huynh khiến em rơi vào trầm cảm...