Sinh viên nên làm thêm theo chuyên ngành học hay chỉ cần kiếm tiền?

Ths. Lê Đình Quyết - Giảng viên Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Ths. Lê Đình Quyết - Giảng viên Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Không thể phủ nhận việc đi làm thêm đem lại rất nhiều lợi ích cho sinh viên. Nhưng nên đi làm thêm theo chuyên ngành học hay làm những công việc đem lại nguồn thu nhập tốt vẫn là vấn đề khiến nhiều bạn trẻ phải suy nghĩ.

“Đi làm thêm nên ưu tiên cho sự trải nghiệm và học hỏi

Đối mặt với lo toan về chi phí sinh hoạt, học phí, đã có không ít sinh viên năm nhất, mới chân ướt chân ráo vào trường, đã phải hối hả lao ra ngoài đi làm thêm, kiếm tiền. Có nhiều công việc phù hợp với sinh viên như: gia sư, bán hàng, tiếp thị…

Bùi Hồng Hạnh, sinh viên ngành Quan hệ công chúng – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, chia sẻ: “Tôi từng làm qua khá nhiều việc làm thêm, bao gồm cả những công việc liên quan đến chuyên ngành học tập của mình. Mỗi công việc lại đem đến cho tôi những trải nghiệm khác nhau, và mục đích đi làm thêm của tôi ở từng thời điểm cũng khác nhau.

Bùi Hồng Hạnh, Sinh viên ngành Quan hệ công chúng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Bùi Hồng Hạnh, Sinh viên ngành Quan hệ công chúng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Đến hiện tại, khi đã là sinh viên năm ba Đại học, tôi tập trung vào những công việc làm thêm liên quan đến chuyên ngành của mình nhiều hơn. Công việc này tuy lương không cao nhưng là cơ hội tốt để tôi học tập và tích lũy những kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp mà bản thân đang theo đuổi.

Tôi nghĩ, việc đi làm thêm nên làm những việc theo chuyên ngành học hay làm những công việc đem lại nguồn thu nhập tốt tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng người.

Khi sinh viên thật sự có đam mê với chuyên ngành mình đang học tập và hoàn cảnh cũng không quá khó khăn, thì nên đi làm thêm đúng ngành nghề, bởi điều này sẽ rất tốt cho việc phát triển sự nghiệp sau này.

Tuy nhiên, nếu hoàn cảnh khó khăn và cần tiền thì theo tôi nên ưu tiên việc kiếm tiền để phục vụ cuộc sống trước. Sau đó tiết kiệm và khi có điều kiện sống tốt hơn thì nên đi làm với mục đích học tập.

Cuối cùng, nếu các bạn sinh viên còn phân vân, nhận ra đam mê của mình với chuyên ngành học tập là chưa đủ thì nên cân nhắc, theo đuổi công việc mà các bạn thấy là phù hợp với bản thân hơn. Vì dù sao "làm việc mình thích mà kiếm ra tiền" thì vẫn tốt hơn "làm việc mình không thích mà kiếm ra tiền".

Làm thêm khi mới vào năm thứ nhất, Nguyễn Đức Anh (năm 4 ngành Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, trường ĐH Ngoại thương) kể, công việc lúc đó đến hiện tại là Producer (Chỉ đạo sản xuất) và Quay phim. Những công việc không liên quan đến chuyên ngành học của Đức Anh.

"Dù làm thêm một công việc trái ngành nhưng lại giúp tôi có thể gặp gỡ được rất nhiều người với nhiều hoàn cảnh sống, nhiều địa vị trong xã hội, khiến tôi trở thành một người dạn dĩ hơn, không ngại lăn xả, mở rộng vốn sống, cho tôi những trải nghiệm mà chắc chắn nếu chỉ học tại trường Đại học thì sẽ không thể nào có.

Nguyễn Đức Anh - Sinh viên năm 4 ngành Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, trường ĐH Ngoại thương

Nguyễn Đức Anh - Sinh viên năm 4 ngành Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, trường ĐH Ngoại thương

Đối với tôi, việc làm thêm trở thành “một điều kiện cần thiết cho hành trang trước khi tốt nghiệp”, mang tới 2 hướng hệ quả. Hệ quả tích cực là khi bạn có thể cân đối thời gian học và làm, có hứng thú với công việc của bản thân. Ngược lại, có thể sẽ là hệ quả tiêu cực nếu bị cuốn theo việc làm mà bỏ qua chuyện học tập, làm những công việc không giúp bản thân có thể cải thiện hay gia tăng kinh nghiệm, hay nguy hiểm hơn là cuốn theo cám dỗ của đồng tiền.

Từ chính những trải nghiệm của bản thân, theo tôi, nếu có thể, sinh viên nên ưu tiên đi làm những công việc ở lĩnh vực mà bạn thật sự đam mê và không vi phạm đạo đức, pháp luật, dù là công việc theo sở thích hay chuyên ngành học đều được. Theo ý kiến cá nhân tôi, đối với đa số sinh viên thì “tiền” vẫn chưa phải là yếu tố quan trọng nhất khi đi làm thêm, chúng ta nên ưu tiên cho sự trải nghiệm và học hỏi”.

Sinh viên đi làm thêm cần phải có kế hoạch cụ thể

Có thể thấy, bên cạnh những lợi ích thì việc làm thêm cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định đối với các bạn trẻ khi kinh nghiệm sống còn chưa vững. Không ít sinh viên vì quá mải mê với việc làm thêm mà quên đi việc học tập, dẫu biết rằng việc tích lũy kỹ năng sống là cần thiết nhưng kiến thức học tập cũng vô cùng quan trọng.

Hay nguy hiểm hơn, có nhiều bạn sinh viên bị cuốn theo “ma lực” của đồng tiền từ rất sớm mà sẵn sàng làm thêm những công việc trái với chuẩn mực đạo đức, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội.

Là người trực tiếp tiếp xúc và giảng dạy sinh viên, Ths. Lê Đình Quyết, Giảng viên Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội khuyên:

“Trong quá trình học tập tại môi trường Đại học, các bạn sinh viên cần tích lũy đủ ba yếu tố: kiến thức (30%), kỹ năng (30%); ngoại ngữ (30%). Nếu có đủ ba yếu tố này, các bạn sinh viên đã có đến 90% cơ hội thành công khi ra trường. Do đó, để rèn luyện về kỹ năng thì việc đi làm thêm cũng là một cách thức hiệu quả. Bởi làm thêm không chỉ giúp các bạn sinh viên có thêm các kỹ năng sống, mà còn giúp các bạn có thêm thu nhập để hỗ trợ gia đình trong quá trình học tập.

Ths. Lê Đình Quyết - Giảng viên Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội

Ths. Lê Đình Quyết - Giảng viên Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng việc đi làm thêm quá sớm khi sinh viên vừa vào Đại học là một việc cần phải cân nhắc. Sinh viên cần có thời gian để làm quen với môi trường mới và cách thức học tập tại Đại học, điều này sẽ giúp các bạn tích lũy được yếu tố kiến thức một cách tốt nhất. LNếu muốn đi làm thêm thì hãy bắt đầu từ năm 2 và cần phải có kế hoạch cụ thể trong việc cân đối giữa ba yếu tố như đã nêu ở trên.

Còn với vấn đề lựa chọn công việc làm thêm theo đúng chuyên ngành hay những công việc đem lại nguồn thu nhập tốt, tôi nghĩ các bạn sinh viên nên trả lời một câu hỏi lớn hơn đó là: “Bản thân mình muốn gì?”. Khi trả lời được câu hỏi đó các bạn sẽ đưa ra được kế hoạch cho cuộc đời mình và sẽ có sự lựa chọn đúng đắn nhất cho từng quyết định của bản thân.”

Đọc thêm

Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025: Không gây quá tải, áp lực cho thí sinh

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng phát biểu kết luận Hội thảo. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - GS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng cho biết, công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đã được Bộ GD&ĐT chuẩn bị trong một thời gian dài, bám sát mục tiêu của Chương trình GDPT 2018, ứng dụng những kinh nghiệm quốc tế trong đổi mới công tác thi tốt nghiệp THPT…

Vì sao trường Cao đẳng Huế có tới 8 Hiệu phó?

Ông Nguyễn Văn Phương (Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) trao quyết định và tặng hoa Hiệu trưởng cùng 8 Phó Hiệu trưởng
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức lễ Công bố Quyết định thành lập trường Cao đẳng Huế. Sau khi thành lập, trường này có tới 8 Phó Hiệu trưởng. Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế lý giải việc này ra sao?

Thi tốt nghiệp THPT 2024: Những điểm mới cần lưu ý

Thi chứng chỉ VSTEP tại Đại học Kinh tế - Tài chính. (Ảnh: UEF)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố quy chế kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Kỳ thi năm nay cơ bản giữ ổn định như năm trước, chỉ điều chỉnh một số điểm về mặt kỹ thuật để bảo đảm thống nhất trong quá trình tổ chức thi trên phạm vi cả nước.

Nhiều cơ hội cho thí sinh chọn ngành bán dẫn

Nhiều cơ hội cho việc làm trong ngành công nghiệp bán dẫn. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐHBK)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, dự kiến năm 2024, các trường đại học sẽ tuyển sinh đào tạo hơn 1.000 sinh viên ngành vi mạch bán dẫn, chủ yếu là thiết kế và 7.000 sinh viên lĩnh vực liên quan đến ngành này… Con số trên sẽ tăng dần từ 20 - 30% mỗi năm. Năm 2030, số lượng nhân lực ngành bán dẫn cơ bản đáp ứng theo yêu cầu của Chính phủ.

Tuyển sinh đại học 2024: Cuộc đua đa sắc màu

Sinh viên ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội. (Ảnh: HUST)
(PLVN) - Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT được giữ ổn định từ năm 2022 tới nay, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thí sinh. Do vậy nhiều trường công bố đề án tuyển sinh sớm để thí sinh chuẩn bị tốt nhất, cho cả kỳ thi tốt nghiệp THPT và các đợt xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2024…

Gia đình Việt với sinh viên nước ngoài xa nhà

Chị Nguyễn Thị Thanh Hằng (phải) và con gái đỡ đầu là sinh viên Lào. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Học tập, sinh sống ở một đất nước xa lạ, nhưng các sinh viên Lào, Campuchia đã nhận được hơi ấm thân thương từ các gia đình cha - mẹ đỡ đầu Việt Nam. Trao đi tình yêu thương, các bậc cha mẹ người Việt cũng nhận lại nhiều tình cảm và kỉ niệm đẹp từ các con.

Tuyển sinh Đại học 2024: Nhiều ngành “khát” nhân lực

Thí sinh cần cân nhắc trước ngưỡng cửa chọn nghề tương lai. (Ảnh minh họa - Nguồn: huongnghiep.hocmai.vn)
(PLVN) - Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố thông tin đầu tiên về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024. Sắp tới, quy chế thi tốt nghiệp THPT sẽ được chính thức ban hành để thí sinh sẽ đăng ký dự thi từ tháng 4.