Sinh viên mới ra trường có cơ hội thi tuyển vào ngành Tòa án không?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Với quy định người tham gia thi tuyển công chức vào ngành Tòa án phải có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án hoặc nghiệp vụ Tòa án chuyên ngành xét xử hoặc nghiệp vụ xét xử, vậy sinh viên mới ra trường có đủ điều kiện để tham gia thi tuyển vào ngành Tòa án không?

Tòa án nhân dân Tối cao (TANDTC) nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Định do Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển đến theo Công văn số 427/BDN ngày 18/12/2020, với nội dung: "TANDTC quy định người tham gia thi tuyển công chức vào ngành Tòa án phải có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án hoặc nghiệp vụ Tòa án chuyên ngành xét xử hoặc nghiệp vụ xét xử là chưa phù hợp. Vì quy định các điều kiện như trên thì sinh viên mới ra trường sẽ không đủ điều kiện để tham gia thi tuyển vào ngành Tòa án. Đề nghị TANDTC xem xét bỏ các quy định nêu trên”.

Trả lời về nội dung kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Định, TANDTC cho biết: Tại các kỳ họp của Quốc hội, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa án luôn dành được sự quan tâm của các đại biểu và đoàn đại biểu Quốc hội. TANDTC đã đề ra nhiều giải pháp từ tuyển dụng đầu vào, đến đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tập huấn trực tuyến định kỳ hàng tháng; thi tuyển chọn lãnh đạo... nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa án đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp đã và đang đặt ra hiện nay.

Theo TANDTC, tại Điều 4 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, quy định điều kiện đăng ký dự tuyển công chức như sau: “Cơ quan sử dụng công chức xác định các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển quy định tại điểm g khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức, phù hợp với khung năng lực vị trí việc làm nhưng không thấp hơn các tiêu chuẩn chung, không được trái với quy định của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo và báo cáo bằng văn bản để cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định”.

Căn cứ quy định này cũng như yêu cầu về việc nâng cao chất lượng đầu vào và nhu cầu của TAND, đáp ứng được yêu cầu của vị trí dự tuyển, TANDTC đã tổ chức nhiều kỳ tuyển dụng, như việc xét tuyển sinh viên các trường đại học nước ngoài hoặc thạc sỹ tốt nghiệp loại giỏi cho các Vụ Giám đốc kiểm tra của TANDTC; tổ chức thi tuyển đối với sinh viên tốt nghiệp loại giỏi cho các TAND cấp cao, nhằm kịp thời cung cấp nguồn nhân sự chất lượng, hỗ trợ cho công tác giám đốc thẩm, tái thẩm đang bị quá tải của TANDTC và TAND Cấp cao. 

Hoặc tổ chức thi tuyển đối với sinh viên tốt nghiệp cử nhân Luật trở lên nhưng đã được đào tạo nghiệp vụ Tòa án, nghiệp vụ xét xử cho TAND địa phương, nhằm bổ sung lực lượng Thư ký viên không cần phải qua đào tạo lại, để kịp thời hỗ trợ công tác xét xử, trong bối cảnh dịch Covid-19 đã tác động lớn đến công tác của ngành Tòa án, nhiều địa phương phải tạm dừng nhận đơn khởi kiện và tiếp công dân, nhiều phiên tòa phải dừng xét xử...

Cũng theo TANDTC, các kỳ tuyển dụng đã thu hút được nhiều thí sinh tốt nghiệp từ nhiều trường đại học đủ điều kiện và tiêu chuẩn tham dự thi như: Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ, Đại học Đà Lạt, Đại học Vinh, Học viện Tư pháp, Học viện Tòa án, Đại học Luật Hà Nội... Kết quả đã lựa chọn được nguồn nhân lực chất lượng cho ngành, góp phần không nhỏ vào kết quả công tác của ngành TAND trong những năm qua, đặc biệt là trong công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án. “Có thể nói, việc thực hiện các quy định tuyển dụng nêu trên là đúng quy định của pháp luật, đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của ngành Tòa án” - TANDTC nhấn mạnh. 

Đọc thêm

Tình trạng sụt lún nhà cửa tại Quỳ Hợp (Nghệ An): Có hộ gia đình yêu cầu tiền tỷ hỗ trợ

Cty Tân Hoàng Khang được cấp phép khai thác mỏ quặng thiếc và đá xây dựng từ 2015.
(PLVN) -  Theo ông Trương Văn Hóa, Chủ tịch UBND xã, trong số 447 hộ dân đã nhận tiền hỗ trợ, hộ nhiều nhất được 300 triệu đồng, hộ bị ảnh hưởng ít nhất được nhận 5 triệu đồng. Với 2 hộ chưa nhất trí, thì 1 hộ được Tổ công tác tính toán thiệt hại 14 triệu đồng nhưng lại yêu cầu hỗ trợ gần 1 tỷ đồng. Hộ còn lại được tính toán thiệt hại 80 triệu đồng, cũng yêu cầu hơn 200 triệu đồng.

Đừng 'cưỡng chế' học trò

Ảnh chụp từ clip
(PLVN) -  Sự việc cô giáo ở Vĩnh Phúc cắt tóc nữ sinh lớp 10 tại bục giảng vì em này nhuộm tóc, hôm 22/3, gây ra nhiều ý kiến “khó phân xử”.

Hợp đồng mua bán điện sinh hoạt có nội dung gì?

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Bộ Công Thương đề xuất, hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt phải được đăng ký và được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chấp thuận cho áp dụng theo quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tư duy vì lợi ích chung

Ảnh minh họa. Ảnh: Hoài Nam/VietNam+
(PLVN) - Việc cơ quan công an điều tra, khởi tố sai phạm trong hoạt động đăng kiểm với hàng loạt trung tâm đăng kiểm trên cả nước, vừa bất ngờ, vừa không bất ngờ. Điều không bất ngờ nằm ở chỗ “thói quen”.

Hoang tàn nhà chiếu hình vũ trụ duy nhất Việt Nam

Phía ngoài nhà chiếu hình vũ trụ có dấu hiệu xuống cấp sau thời gian dài không được sử dụng.
(PLVN) -  Là tòa nhà chiếu hình vũ trụ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam do Chính phủ Nhật Bản tài trợ cho Việt Nam, từng đón rất nhiều đoàn, học sinh, sinh viên đến tham quan, học tập; nhưng sau nhiều năm không được sử dụng; đến nay công trình đang xuống cấp, hoang tàn.

Sự việc lấn chiếm đất tại Thừa Thiên - Huế: Tỉnh yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm, buộc người vi phạm chấp hành quyết định

Văn bản phản hồi Báo PLVN của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.
(PLVN) -  Liên quan việc UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ban hành Quyết định “Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả” buộc ông Phạm Đình Toại khôi phục tình trạng ban đầu trước khi vi phạm, trả lại đất đã lấn chiếm cho bà Trần Tố Dung, nhưng qua nhiều năm sự việc vẫn chưa được giải quyết triệt để; mới đây UBND tỉnh có văn bản cho biết đang xây dựng phương án cưỡng chế.

Dạy nghề cho người bị thu hồi đất

Dạy nghề cho người bị thu hồi đất
(PLVN) - Nhận thức rõ mức độ bị ảnh hưởng của người bị Nhà nước thu hồi đất, khoản 1 Điều 84 Luật Đất đai 2013 đã nêu rõ, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất nông nghiệp để bồi thường; thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền còn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm.

Khi nào nuôi con nhỏ được hưởng trợ cấp?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc Như Quỳnh (Bắc Ninh) hỏi: Tôi đang một mình nuôi ba người con (lớp 8, lớp 6 và lớp 5). Bốn mẹ con cùng một hộ khẩu và không chung với ai, không có nhà riêng mà đang phải đi thuê. Tôi hiện làm công nhân với mức thu nhập 5 triệu đồng/tháng. Xin hỏi, tôi có thuộc diện được hỗ trợ, trợ cấp gì không?

Vừa nghiêm trị, vừa khoan hồng, nhân văn

Viện trưởng VKSNDTC Lê Minh Trí
(PLVN) - Trong báo cáo của Viện trưởng VKSNDTC Lê Minh Trí vừa gửi đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan 4 nhóm vấn đề chất vấn ngày 20/3 tới đây tại Phiên họp thứ 21 UBTVQH, có một vấn đề đáng lưu ý, là Viện trưởng VKSNDTC cho rằng án kinh tế cần phân hóa, giảm nhẹ, tạo điều kiện để chủ thể sai phạm khắc phục hậu quả nếu xác định không có vụ lợi.

Phát huy giá trị, tiện ích thẻ căn cước công dân

Đại diện Bộ Công an phát biểu tại buổi làm việc.
(PLVN) -  Bộ Tư pháp vừa công bố tài liệu họp thẩm định dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) (CCCD).  Theo báo cáo tại buổi làm việc, Luật Căn cước công dân (CCCD) được Quốc hội khoá XIII thông qua đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác lập pháp của Nhà nước ta, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao dịch của nhân dân, phục vụ yêu cầu nghiệp vụ Công an, góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm trật tự, an toàn xã hội.

Di sản và nguồn lực

Chùa Côn Sơn
(PLVN) - Hôm qua (16/3), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương. Trong rất nhiều nhiệm vụ, Thủ tướng gợi ý Hải Dương bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, lịch sử, giá trị truyền thống, biến di sản thành tài sản, thành nguồn lực phát triển.