Sinh viên bỏ quên tương lai trong cuộc đấu ảo

Hơn 12h đêm, các quán game vẫn hoạt động nhưng “kín cổng, cao tường”, tắt đèn tối om để tránh bị lực lượng chức năng kiểm tra.
Hơn 12h đêm, các quán game vẫn hoạt động nhưng “kín cổng, cao tường”, tắt đèn tối om để tránh bị lực lượng chức năng kiểm tra.
(PLO) - Dù là 5h sáng hay 1h đêm, người dân trong một ngõ nhỏ trên đường Hồ Tùng Mậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội vẫn thường phải nghe những tiếng ồn ào của một số nhóm thanh niên trẻ gọi người mở cửa tại các quán game.

Nơi chào đón 24/24h các “con nghiện game”

Tại không gian của một quán game nằm trong ngõ 20, đường Hồ Tùng Mậu, dễ dàng bắt gặp hình ảnh rất đông các nam, nữ thanh niên với đủ loại tư thế từ ngồi, nằm, ngủ gục… trước màn hình máy tính. Mùi thuốc lá nồng nặc quyện với mùi của các loại đồ ăn nhanh nơi đây tạo nên không khí không mấy dễ chịu. Mức giá sử dụng dịch vụ net của quán: lập tài khoản thành viên là 4000 đồng/h, mở máy là 5000 đồng/h.

Một tài khoản game trị giá 30.000 đồng tương ứng với 7 giờ chơi, các game thủ sẵn sàng chơi thâu đêm suốt sáng, thậm chí tụ tập thành từng nhóm, hội để đấu game tại quán.

Quy định trong nghị định 72/2013 NĐ -CP về hoạt động của quán game như không được hoạt động từ 22h đến 8h hôm sau cũng không ngăn nổi thực trạng này.

Anh Nguyễn Văn Thắng, người trông quán net kiêm phục vụ khách chơi game tại ngõ 20 chia sẻ: “Quán tôi làm cũng nhiều lần bị công an khu vực tới kiểm tra bất ngờ và bị xử phạt vì kinh doanh quá thời gian quy định, thường chịu phạt 3-5 triệu đồng. Mỗi lần như vậy chủ quán bị lập biên bản và nộp phạt. Khách chơi game chỉ bị kiểm tra chứng minh thư và buộc phải giải tán. Để ít bị chú ý thì chỉ còn cách khóa cổng ngoài và cửa ra vào. Bên trong quán vẫn sẽ hoạt động bình thường. Không thể từ chối khách đến chơi thâu đêm được vì như vậy sẽ lỗ nặng”.

Vào khoảng thời gian cấm hoạt động trên, các khách đến chơi game sẽ bấm chuông cửa và gọi lớn tên chủ quán để ra hiệu, lúc đó sẽ có nhân viên trông quán ra tận nơi để mở cửa đón khách vào cho dù nửa đêm hay rạng sáng. Tính thêm cả tiền dịch vụ thì quán sẽ thu về khoảng 100.000 đồng/người/ ngày.

Bỏ quên tương lai trong thế giới ảo

Những khách hàng thường xuyên tại các quán game có cả người đi làm nhưng đa phần là học sinh, sinh viên, chủ yếu là nam ở các trường như Đại học Thương mại, Điện lực, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Cao đẳng Du lịch… 

Theo anh Thắng, đối với các "con nghiện" game, thời gian “cắm chốt” tại quán ít thì là 2 đến 3 ngày, nhiều thì một tuần hoặc hơn. Trong thời gian đó, họ hiếm khi rời khỏi vị trí ghế ngồi của mình. Những sinh viên này thường ăn uống tạm bợ, không đúng bữa và ngủ nghỉ, sinh hoạt luôn tại quán. Nhiều người còn không không màng đến việc vệ sinh cá nhân.

Một game thủ vất vả “cày đêm” và lăn ra ghế ngủ lúc 6h sáng
Một game thủ vất vả “cày đêm” và lăn ra ghế ngủ lúc 6h sáng

Chị Nguyễn Hồng Giang, 24 tuổi, người thuê trọ tại tầng trên quán game phàn nàn về ý thức của những sinh viên khi đến chơi game: “Chỉ cách một tầng nhà nên tôi thường phải nghe những tiếng ồn như cãi cọ, chửi thề, hò hét của những người chơi tại tầng 1 và 2. Đặc biệt là về đêm. Tôi không thể tin được những lời văng tục vô văn hóa ấy lại là của những sinh viên các trường đại học".

Việc tiếp xúc với những game có tính kích thích bạo lực dần biến những người chơi có xu hướng trở nên cáu bẳn, thô lỗ. Và để thỏa mãn những thú vui đem lại từ game, nhiều sinh viên sẵn sàng bỏ ra tiền triệu để “leo rank”, mua những món đồ đắt tiền phục vụ việc chơi game, mặc cho bản thân ngập trong nợ nần hay đang thiếu tiền học phí.

Dành quá nhiều thời gian để chơi game khiến những sinh viên này không đảm bảo được việc học tập trên lớp của mình dẫn đến tình trạng bỏ học, nợ môn, thi lại liên miên. Theo tìm hiểu của người viết, những game được các sinh viên chơi nhiều nhất hiện nay là fifa online 3, rule of surviva và phổ biến nhất là Liên minh huyền thoại. 

Họ mải mê chinh phục các “cấp bậc”  ảo trong các trò chơi này, ám ảnh về vị trí, vai trò của mình trong game mà dần quên đi mất giá trị của bản thân trong thế giới thật. Chán chường thực tại vì không định hướng được con đường đi đúng đắn cho bản thân; học tập vất vả, kết quả kém; chuyện tình cảm không như mong muốn… là những lý do sinh viên nghiện game đưa ra để lý giải việc mình vùi đầu vào game để giết thời gian và quên đi cuộc sống hằng ngày. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học

Đại diện Lãnh đạo Phòng GD&ĐT các huyện, thành, thị và các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An ký cam kết hưởng ứng Cuộc Vận động.
(PLVN) - Ngành Giáo dục Nghệ An vừa tổ chức Lễ phát động Cuộc vận động “học sinh Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học”. Sự kiện nhằm giúp các em học sinh có thể tập trung rèn luyện học tập, cũng như tránh xa những cám dỗ từ mạng xã hội thông qua việc dùng điện thoại.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế
(PLVN) -  Trong 2 ngày 17 và 18/10, tại Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế và báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục năm 2024 cho cán bộ làm công tác pháp chế của các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm.

Bí mật số 87 - CYBERSPHERE: Sân chơi 'đậm chất luật' cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức.
(PLVN) - Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức nhằm chào đón tân sinh viên chuyên ngành Luật Kinh tế. Qua hai chặng cạnh tranh khốc liệt, chặng thi thứ ba với chủ đề “Virtual Connections - Thiết kế cờ và chụp ảnh lớp” tạo không khí bùng nổ giữa các chi đoàn, đem đến sự gắn kết giữa các sinh viên...

Thầy cô và các em học sinh nói gì về quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học

Lớp học nói không với dùng điện thoại tại Trường THPT Đại Mỗ.
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Trưởng phòng (GD& ĐT), các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị giáo dục nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng điện thoại di động và các thiết bị thu, phát sóng trong nhà trường, tuyệt đối không để học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. PV Báo PLVN đã ghi nhận thực tế ở một số trường THPT (công lập, tư thục) cho thấy rõ sự đồng thuận, nhất trí cao giữa nhà trường, các em học sinh và phụ huynh.

Truyền ngọn lửa tình yêu tiếng Việt

“Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ - Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt” là buổi tọa đàm do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức mới đây.
(PLVN) - Là một người Việt Nam, chúng ta đã bao giờ thắc mắc chữ viết tiếng Việt ra đời như thế nào? Tại sao chúng ta hiện nay lại đang dùng văn tự Latinh, khác hẳn với các nước “đồng văn” xung quanh như Nhật Bản, Hàn Quốc? Chúng ta vẫn nói mình dùng chữ Quốc ngữ, vậy chữ Quốc ngữ là gì, ai đã tạo ra nó?Những câu hỏi này vẫn luôn “nóng” với nhiều thế hệ bởi chữ viết chính là một trong những thành tựu văn hóa nổi bật nhất của nền văn minh nhân loại, của một quốc gia, dân tộc.

Giáo viên đang chịu nhiều áp lực ngoài chuyên môn

Đừng đặt những áp lực ngoài chuyên môn lên vai thầy, cô giáo, để họ được toàn tâm, toàn ý vào sự nghiệp “trồng người”. (Nguồn: S.T)
(PLVN) - Tại nhiều trường học, các nhà giáo đang phải đối mặt với nhiều áp lực lớn khi ngoài truyền đạt kiến thức còn phải đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của phụ huynh, nhà trường và xã hội, thậm chí đôi lúc giáo viên còn phải kiêm thêm các nhiệm vụ ngoài lề không liên quan đến giáo dục.

Khi bạo lực học đường lên bàn nghị sự

Các đại biểu trẻ em tại phiên thảo luận Tổ. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bạo lực học đường vẫn luôn là vấn đề nhức nhối. Trong phiên thảo luận tổ của Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II vừa qua, các đại biểu đã đưa ra những đề xuất từ góc nhìn trong cuộc sâu sắc, đa chiều về phòng, chống bạo lực học đường…

Người già và những hành trình khác

Người già và những hành trình khác
(PLVN) - Dù đã về hưu nhiều năm, trở thành những cụ ông, cụ bà, nhưng rất nhiều người cao tuổi vẫn tiếp tục năng nổ tham gia các hoạt động. Họ xóa bỏ định kiến về người già trong xã hội, trở thành tấm gương, nghị lực để thế hệ trẻ noi theo.