Sinh vật biển hiếm dần biến mất khi biển xanh bị nhuộm màu

Rùa biển bị lưới nhựa quấn quanh.
Rùa biển bị lưới nhựa quấn quanh.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Đại dương bao la tưởng chừng là nơi sinh sống an toàn của hàng triệu sinh vật biển, từ phố biến đến quý hiếm. Thế nhưng, những năm qua, khi biển dần bị ô nhiễm thì nhiều loài thủy hải sản cũng âm thầm biến mất khỏi trái đất.

Biển xanh kêu cứu

Sự ô nhiễm biển đang diễn ra ngày một trầm trọng! Đó là khẳng định của nhiều tổ chức, chuyên gia về môi trường trong và ngoài nước.

Tại Việt Nam, từ nhiều năm nay, do rác thải từ các hoạt động của con người, tình trạng ô nhiễm biển được nhận thấy rõ nét. Theo ước tính của các nhà khoa học, 80% lượng rác thải ra biển xuất phát từ các hoạt động trên đất liền.

Việt Nam có 112 cửa biển, đây chính là nguồn để rác trôi ra đại dương. Nhiều sinh vật nhầm tưởng rác thải là thức ăn hoặc mắc kẹt giữa các ngư cụ dẫn đến việc sinh cảnh bị phá hủy.

Số liệu từ Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc công bố năm 2018, mỗi năm Việt Nam xả ra đại dương 0,28 đến 0,73 triệu tấn rác thải nhựa (chiếm 6% toàn thế giới), đứng thứ 4 thế giới.

Lượng rác thải không lồ ngày ngày từ đất liền đổ ra biển bằng nhiều con đường khác nhau. Nhiều vùng cửa sông ven biển đã bị ô nhiễm do nước thải công nghiệp, đô thị. Tại nhiều tỉnh ven biển diễn ra tình trạng xả các chất thải chưa qua xử lý hay xử lý chưa đạt quy chuẩn gây thiệt hại lớn về kinh tế, đời sống, sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển và những tổn hại khó lường đối với các hệ sinh thái, sinh vật biển.

Tuy nhiên, tình hình ấy không chỉ diễn ra tại Việt Nam. Trên quy mô lớn hơn, môi trường biển khắp toàn cầu đang bị báo động đỏ. Mối nguy lớn nhất đến từ lượng rác thải nhựa khổng lồ đang ngày đêm trôi nổi trên các dòng đại dương.

Dù những cảnh báo về ô nhiễm rác thải nhựa liên tục được nâng lên mức cao hơn, dù các quốc gia đã và đang nỗ lực giải quyết vấn đề từ rác thải nhựa và tái chế, nhưng về căn cơ, khó lòng mà giải quyết một sớm mooth chiều.

Thực tế, rác thải nhựa đã và đang dần tích tụ trong môi trường biển và đại dương từ những năm 1960, đến mức chúng ta có những núi nhựa khổng lồ trôi nổi trong đại dương và các chất thải nhựa khác đang trôi dạt trên những bãi biển sạch đẹp trên thế giới. Ước tính có khoảng 580.000 mảnh nhựa có kích thước khác nhau trên mỗi km2, với hơn 8 triệu tấn rác thải nhựa đi vào các đại dương mỗi năm.

Lượng nhựa từ rác thải có thể thải ra các hóa chất độc hại thấm vào đất xung quanh, sau đó có thể thấm vào nước ngầm hoặc các nguồn nước xung quanh khác và cả hệ sinh thái của thế giới. Điều này có thể gây hại nghiêm trọng cho các loài uống nước, trong đó có sinh vật biển, sinh vật sống trên mặt đất, bao gồm cả con người.

Các nhà hoạt động môi trường đã đưa ra cảnh báo rằng, rác thải nhựa có thể nhiều hơn cá trên các đại dương vào năm 2050. Trên toàn cầu, ước tính có hơn 100 triệu động vật biển bị giết mỗi năm bởi chất thải nhựa.

Nước thải đen ngòm xả ra một vùng biển.

Nước thải đen ngòm xả ra một vùng biển.

Trả lại mái nhà cho sinh vật biển

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ô nhiễm môi trường biển trong những năm gần đây đã làm cho nhiều loài sinh vật biển giảm mạnh về số lượng, có loài đã tuyệt chủng cục bộ. Có đến 236 loài thủy sinh quý hiếm bị đe dọa ở cấp độ khác nhau, trong đó, có hơn 70 loài sinh vật biển đã bị liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam.

Nguồn lợi hải sản bị khai thác ngày càng cạn kiệt cả số lượng và chất lượng. Các nguồn cá dự trữ bị suy giảm từ 4 triệu tấn vào năm 1990 xuống còn 3 triệu tấn như hiện nay. Kích thước trung bình của cá và tính đa dạng loài cũng giảm đáng kể.

Điều đau lòng trong các hệ quả của ô nhiễm, phải kể đến sự biến mất của quần thể các loại rùa trong nước. Việt Nam có năm trong số bảy loài rùa của thế giới. Đó là vích, đồi mồi, quản đồng, rùa da, đồi mồi dứa, hiện cả 5 loài đều được đưa vào Sách đỏ Việt Nam. Nhiều loài đã gần như tuyệt chủng.

Trước đây rùa biển được phân bố hầu hết trên các vùng biển của nước ta với mật độ cao. Nhìn vào hộp thông tin về các loài rùa biển, chúng ta có thể thấy hiện nay cả năm loài rùa biển của Việt Nam đều suy giảm đáng kể về số lượng.

Trong suốt thời gian từ năm 2008 đến 2013, chỉ ghi nhận được một cá thể rùa da lên đẻ trên bãi Cát Dài tại huyện Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa) và Hải Lăng (Quảng Trị) vào năm 2013. Tại các địa phương khác đã từng có rùa da lên đẻ như Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên... hoàn toàn không còn dấu vết của rùa da lên bờ làm tổ đẻ trứng.

Mở rộng ra khu vực Đông Nam Á và thế giới, khá nhiều động vật biển có nguy cơ tuyệt chủng. Nhiều bức ảnh của các nhiếp ảnh gia trên khắp thế giới đã cho thấy tình cảnh thảm khốc của nhiều sinh vật biện trước sự tấn công của rác thải.

Những con cá bị dây nilon quấn quanh thân. Những chú cá con chết trong chiếc chai nước ngọt nhựa. Cá mõm dài bị dây cao su quấn quanh mõm làm chết đói. Rùa biển nuốt phải xốp nhựa đến tắc ruột. Không ít trong số đó đã chết với một lượng lớn nhựa trong dạ dày.

Vào 6/2018, một con cá voi đã được tìm thấy ở bãi biển Songkhla, miền Nam Thái Lan, bị nghẹn đến chết bởi 80 mẩu rác nhựa nặng 8 kg trong bụng. Cùng thời điểm, một con rùa xanh được tìm thấy đã chết ở Chanthaburi, Thái Lan, với những mảnh vụn nhựa từ ngư cụ, dây cao su và các mảnh vụn biển khác trong bụng. Vào năm 2016, một con cá voi Sei và một con cá voi Baleen đã được tìm thấy ở bãi biển ở bang Johor phía Nam Malaysia.

Những bức ảnh, câu chuyện làm rơi nước mắt người xem như một sự đánh động đối lương tri con người: Hãy sống tốt và để các loài sinh vật có “đất sống”. Chính sự vô trách nhiệm, thiếu ý thức và tham lam của loài người đã góp phần dẫn đến sự biến đổi khí hậu, nóng lên của trái đất, sinh vật bị săn lùng, tận diệt.

Đại dương đây đó biến màu, chỉ còn một màu nâu lờ nhờ tiết ra thì rác thải nhựa, nước xả thải… Và đâu chỉ sinh vật biển bị tận diệt bởi loài người? Sinh vật biển chết dần mòn bởi sự ô nhiễm của đại dương làm cuộc sống con người đảo lộn, bị đầu độc, giảm chất lượng sống…

Quay lại câu chuyện ở Việt Nam, để bảo tồn các loài thủy sản đặc hữu, quý, hiếm, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng như công tác bảo tồn, tái tạo các loài thủy hải, sản quý hiểm như: Luật Thủy sản năm 2017; Quyết định số 742 năm 2010 về quy hoạch, thiết lập 16 khu bảo tồn biển; Quyết định 1479 năm 2008 về quy hoạch, thiết lập 45 khu bảo tồn thủy sản nội địa; Nghị định số 33/2010 về quản lý hoạt động khai thác thủy sản; Thông tư 19/2018 hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản…

Mới đây nhất là Nghị định số 26/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản 2017, trong đó có nội dung về quản lý loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm…

Tập quán của người dân, từ thói quen sinh hoạt hàng ngày cho đến mưu sinh, đánh bắt bằng ngư nghiệp tồn tại rất nhiều hành vi xấu xí, chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân mà thản nhiên hủy hoại môi trường chung quanh.

Tuy nhiên, song song với những quy định được áp dụng trong cuộc sống, còn cần cả một cuộc “đại phẫu” trong nhận thức người dân. Đó là sự thay đổi nhận thức bằng tuyên truyền thiết thực, sâu sát và hiệu quả. Đó là hành động thực tiễn của những người trẻ khi thực hiện những dự án bảo vệ môi trường, từ nhặt rác bãi biển, đổi rác lấy cây, những dự án thùng rác bãi biển…

Mỗi một thay đổi nhỏ sẽ thành thay đổi lớn. Mỗi người chịu thay đổi tích cực, thì môi trường, thì cuộc sống sẽ tích cực hơn, xanh tươi hơn. Chúng ta có mái nhà lớn để sống, sinh vật cũng thế. Thay đổi và hành động chính là bảo về mái nhà cho con người, cho sinh vật dưới nước và trên bờ.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa: Ngọc Nga

Cảnh báo đợt mưa lớn ở Trung Bộ và Tây Nguyên

(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, ngày mai, 21/12, thời tiết Bắc Bộ duy trì đêm không mưa, ngày nắng, khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vài nơi. Sau đó từ ngày 23/12, khu vực Trung và Nam Trung Bộ có mưa vừa, mưa to.

Đọc thêm

Không khí lạnh tăng cường yếu, gây gió mạnh trên các vùng biển

Không khí lạnh tăng cường yếu, gây gió mạnh trên các vùng biển
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, đêm 18 và ngày 19/12, không khí lạnh tiếp tục tăng cường yếu xuống phía Nam, gây gió mạnh trên các vùng biển. Trên đất liền, khu vực miền Bắc duy trì hình thái thời tiết đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ, ngày nắng.

Công an khuyến cáo biện pháp phòng cháy, nổ khi thắp hương tại nhà

Lực lượng PCCC nhắc nhở và hướng dẫn người dân các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC khi thắp hương thờ cúng.
(PLVN) - Trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua xảy ra nhiều vụ cháy mà nguyên nhân là do chập điện bóng đèn trên bàn thờ hoặc do khi thắp hương thờ cúng. Do đó,  Công an thành phố khuyến cáo một số biện pháp đảm bảo an toàn PCCC khi thắp hương thờ cúng tại gia đình.

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.