Sin Suối Hồ và chuyện cổ tích có thật

Phiên chợ Sìn Suối Hồ vào Thứ Bảy hàng tuần.
Phiên chợ Sìn Suối Hồ vào Thứ Bảy hàng tuần.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Vừa qua, tại Indonesia, điểm bản du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, Lai Châu đã vinh dự được nhận Giải thưởng Du lịch ASEAN 2023. Chúng tôi gặp ông Hảng A Xà, Chủ tịch HTX du lịch Sin Suối Hồ, người đã cùng với trưởng bản và những người có uy tín đưa bà con lên rừng cai nghiện đằng đẵng 10 năm và thay đổi muôn trùng “cái lý” của người H’Mông…

Từ bản làng chìm trong thuốc phiện, đói nghèo

Sau 5 tôi năm trở lại Sin Suối Hồ, ở độ cao 1.500m, nơi được xem là Sa Pa thu nhỏ của Lai Châu, tất cả đã đổi thay kì diệu. Cả bản đã trở thành một homestay lớn, nơi bất cứ góc nào cũng làm bạn xao xuyến bởi sự chăm chút từ những chiếc cổng nhà với vật dụng là công cụ, văn hóa của người H’Mông. Nơi 30.000 chậu địa lan bày biện khắp vườn, khắp tường rào từ đầu bản đến ven rừng mà không cần trông nom. Nơi phiên chợ với 54 gian hàng tượng trưng cho 54 dân tộc bày bán hàng hóa, đồ thủ công, váy áo tỉ mỉ của đồng bào Mông mà không cần “dọn hàng” mỗi ngày, hay mỗi phiên chợ… Mọi đồ đạc của các hộ gia đình dường như đều là tài sản chung của cả bản làng, không ai cầm của ai, mọi việc họ đều “bảo nhau” cùng làm giàu và phát triển du lịch…

Trong ngôi nhà của người H’Mông gọn gàng, ngăn nắp, điểm nổi bật nhất là bộ bàn ghế bằng gốc cây xù xì do chính chủ nhà kỳ công đẽo gọt, ông Hảng A Xà, sinh năm 1975 chia sẻ, trước những năm 1990, Sin Suối Hồ từng là bản nghèo nhất Phong Thổ bởi địa hình đi lại khó khăn, tỉ lệ người nghiện cao, cuộc sống gần như biệt lập với thế giới bên ngoài. Người dân chủ yếu sinh sống bằng làm nương, rẫy, cơm không đủ no, quanh năm chỉ sống cùng ngô, khoai, măng, sắn và những cây, củ, quả kiếm được trong rừng.

Ngày 5/2/2023, tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch ASEAN 2023, Việt Nam vinh dự có 14 đơn vị được nhận giải thưởng, trong đó, điểm bản du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ được nhận giải ở Hạng mục Giải thưởng Du lịch cộng đồng ASEAN lần thứ 3.

Giải thưởng Du lịch ASEAN là sự kiện thường niên nhằm tôn vinh các địa phương có sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch chất lượng cao, góp phần phát triển bền vững các điểm đến du lịch của khu vực ASEAN. Đây là cơ hội góp phần quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam.

Sống trong gia đình có 12 anh chị em, ông Hảng A Xà thấm thía thời thơ ấu, bữa cơm gạo trắng với người dân bản được quý như vàng. Ăn không có nhưng thuốc phiện thì không thể thiếu… Từ năm 1995, bản bắt đầu thực hiện nhổ cây thuốc phiện và đưa người dân đi cai nghiện. Hồi đó, ông Xà cùng chính quyền địa phương, bộ đội biên phòng và những người có vai vế trong làng đến từng nhà thuyết phục người nghiện bỏ điếu. Sau đó, ông đưa họ lên các lán trại trên nương cai nghiện. Hàng ngày, người cai sẽ được tiếp tế đồ ăn, nước uống. Cứ như vậy, người cai cũ cai cho người mới. Và khi trở về bản, họ luôn có người kèm trông nom để không có “cơ hội” tái nghiện… Mười năm kiên trì bám trụ với mục tiêu, cuối cùng bản làng từ bỏ hẳn thuốc phiện. Ông Hảng A Xà nhớ lại: “Tưởng chừng bản làng này sẽ bị tuyệt chủng, người nghiện không bao giờ cai được, bản không còn tương lai nữa”…

Ông Hảng A Xà , Chủ tịch HTX Du lịch Sìn Suối Hồ, Phong Thổ, Lai Châu, một trong những người tiên phong giúp bà con cai nghiện và phát triển du lịch cộng đồng.

Ông Hảng A Xà , Chủ tịch HTX Du lịch Sìn Suối Hồ, Phong Thổ, Lai Châu, một trong những người tiên phong giúp bà con cai nghiện và phát triển du lịch cộng đồng.

Sau khi bà con đã bỏ được ma túy, từ năm 2005-2010, ông Xà cùng trưởng bản tiếp tục vận động bà con thay đổi tư duy, trong đó tuyên truyền xóa bỏ các hủ tục như tảo hôn, sinh nhiều con, thách cưới, đám ma kéo dài 5-7 ngày... Đồng thời, động viên, khích lệ bà con dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, không thả rông gia súc, gia cầm... Đặc biệt, bản Sin Suối Hồ tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như làm đường bê-tông, xây chợ, trồng hoa cây cảnh...

Ông Xà kể hài hước, trước đây, theo “lý người H’Mông, bà con không tin tưởng vào giáo dục mà tin vào tổ tiên của mình. Chẳng hạn khi người chết, họ tìm miếng đất tốt theo phong thủy người H’Mông. Bảo đi học, họ kê bộ bàn ghế trong nhà là xong, không phải đi học gì cả. “Ông bà định rồi, mình kê bàn ghế nền nhà tốt là đi học rồi, không cần làm cũng có ăn”… Thế rồi, những ngày đầu tiên bắt tay vào vận động bà con cùng phát triển mô hình du lịch cộng đồng, khó khăn nhất là thay đổi tư duy của đồng bào H’Mông ở vùng này. Khi vận động bà con làm con đường, một số hộ dân phản đối: “Chúng tao đi đường đất mấy đời người không chết, tự dưng đi làm đường bê-tông để làm gì? Ai muốn làm thì làm, chúng tao không làm đâu”.

Ai cũng lắc đầu bảo không làm được! Nhưng mình bảo là con người thì không có gì không thể làm được, cái gì mình cũng làm được hết. Muốn làm được việc thì người có uy tín phải làm trước, làm để cho người ta thấy, người ta hiểu thì người ta mới theo. Sau đó, ông và Trưởng bản Vàng A Chỉnh đi thuyết phục từng người dân, những người đứng đầu dòng họ, gia đình… Ban đầu, họ không tin, không nghe, nhưng sau đó, bất kể họ có việc gì mình cũng tới giúp, như việc nhà mình. Cùng với đó, từ những kết quả mình làm trước, sau đó bà con đã dần đồng lòng, mọi việc trong bản đều là trách nhiệm của từng người dân…

Đến Giải thưởng Du lịch ASEAN 2023

Nhớ mùa mưa năm 2008, có đoàn du khách người nước ngoài đi “phượt”, khi qua bản gặp lúc trời mưa to, họ vào bản xin trú nhờ. Cả đoàn khách 6, 7 người được chủ nhà mời rượu, nấu nướng cho ăn, khi đoàn khách trả tiền thì chủ nhà nhất định không nhận, coi như làm cơm đãi khách. Nhận thấy vùng đất này không khí trong lành, cảnh đẹp như mơ, người dân bản thân thiện, thơm thảo, hiếu khách như thế. Họ truyền tai nhau, giới thiệu rộng rãi cho các đoàn khách quốc tế khác biết đến địa danh này.

Có thể nói, bí quyết của ông Xà cũng như chính quyền nơi đây là chinh phục bà con từ trái tim. Khi từng người dân đã thuận hết rồi, thì họ có thể tự nguyện hiến mảnh đất này, mảnh đất kia cũng không hề tiếc... Khi tất cả đều có tính minh bạch, sống cho cộng đồng, bà con dù không va chạm, nhưng họ đều biết, nếu anh sống cho cá nhân thì họ sẽ quay lưng.

Mặc dù cả Trưởng bản Chỉnh, ông Xà đều không được đi học, không có kinh nghiệm trong làm du lịch cộng đồng. Như Trưởng bản chỉ học lớp xóa mù chữ, còn Hảng A Xà chỉ học hết lớp 5. Thế nhưng, mô hình ông Xà đưa lên đều vô cùng tỉ mỉ, cụ thể. Đơn cử, hàng tuần mọi người đến nhà ông Xà sinh hoạt theo 7 chiếc bàn với tất cả các lĩnh vực: người có kỹ năng, người chưa có kỹ năng, bàn đọc sách, bàn kinh doanh, bàn tổn thương tâm lý… ai giỏi lĩnh vực nào, sẽ làm lĩnh vực đó. Cứ như vậy, Sin Suối Hồ trở thành một mô hình khép kín trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc của người H’Mông nơi đây…

Với tinh thần xây dựng bản du lịch vì cái chung, nhà nào có gạo góp gạo, nhà nào có sức góp sức, từng mét đường giao thông, đến nhà lưu trú cho du khách cũng đều được người dân cùng đóng góp ý tưởng và chung tay xây dựng, cải tạo lại. Trưởng bản Vàng A Chỉnh đã hiến gần 1.000m2 đất để làm chợ phiên truyền thống của người H’Mông.

Anh Sùng A Phùa, người dân bản Sin Suối Hồ kể lại: “Khi ý tưởng mở chợ phiên để thu hút du khách đến với bản được thực hiện. Ngày khai trương, tất cả bà con trong nhà có sản phẩm gì thì mang ra chợ. Gia đình tôi chỉ có đôi gà giống nên cũng đã mang ra chợ bày bán. Khách hỏi mua, lúc bán đi chúng tôi buồn lắm. Nhưng anh Xà nói, gà mất thì có thể mua lại, bà con cùng góp cho nhau, để khách vui khi đến với bản và quay lại, thì là thành công của dân mình. Đến nay, gia đình tôi có cả đàn gà hơn 200 con phục vụ du khách, còn thoát nghèo nữa”.

Ông Hảng A Xà chia sẻ: “Để bản Mông Sin Suối Hồ phát triển bền vững, bản chọn ra 12 em học du lịch và ngoại ngữ để giao tiếp đón du khách; 12 em học nấu ăn phục vụ du lịch; 12 em học thiết kế, kiến trúc để xây dựng các homestay; 12 em đi học múa các điệu múa dân tộc” (con số 12 tượng trưng cho 12 tháng trong năm - PV)...

Ngoài làm homestay, người dân trong bản còn trồng địa lan tập trung với nguồn giống địa lan Hoàng Liên Sơn lấy từ trong rừng, được bà con chủ động nhân giống và mở rộng diện tích trồng địa lan. Bên cạnh đó, khôi phục lại nghề thêu sáp ong truyền thống của người H’Mông để tạo ra các sản phẩm địa phương, không nhập hàng từ nơi khác về bán tại bản.

Đồng thời, mọi hoạt động kinh tế liên quan đến mô hình cộng đồng mà người dân làm ra, người dân đều tự nguyện trích một phần đóng góp vào quỹ chung của bản. Việc chi tiêu được công khai đến từng hộ gia đình.

Những người được bản làng cử đi học, khi học xong quay trở lại bản, sẽ mang những gì mình học được dạy lại cho người khác và cống hiến miễn phí cho cộng đồng.

Từ một bản 100% người H’Mông nghèo khó, đến nay, Sin Suối Hồ đã trở thành một bản du lịch có 148 hộ dân, hơn 700 nhân khẩu. Đến nay, đã có khoảng 10% con em đi học ĐH, CĐ. Ba con gái lớn của ông sau khi học ở Hà Nội về cũng đều đã tách riêng cùng bà con làm du lịch. Theo ông Xà, từ không có kinh tế, đến nay mỗi hộ thu nhập từ 100 - 400 triệu/năm. 100% người H’Mông thực hiện 5 không: không hút thuốc phiện, không thuốc Lào hay thuốc lá, không rượu, không cờ bạc, không xả rác.

Vào thời cao điểm COVID-19 chưa xảy ra, mỗi năm, bản Sin Suối Hồ đón gần 30.000 lượt khách trong và ngoài nước. Bản Sin Suối Hồ cũng được tỉnh Lai Châu chọn thực hiện Đề án “Xây dựng đời sống nông thôn mới gắn với du lịch nông thôn tại một số bản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025”.

Ông Xà nói, việc cùng bà con làm du lịch của ông đều xuất phát từ tình yêu với bản làng, có vốn tiếng Anh, ông tự học hỏi qua đài, ti vi và đi một số địa phương. Vừa qua, ông đi xa nhất là Thái Lan và Indonesia để cùng bà con nhận Giải thưởng du lịch ASEAN 2023 cho bản làng. Cùng với đó, ông thường xuyên được mời đi nói chuyện, đi các hội thảo truyền cảm hứng về phát triển du lịch cộng đồng. Ông chia sẻ, trong các chuyến đi ấy, mục tiêu của ông là lan tỏa thương hiệu du lịch mang đậm bản sắc văn hóa nguyên bản của người H’Mông Sin Suối Hồ, nên ông đều… miễn phí.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .

Khách tây thích thú trải nghiệm nhiều hoạt động du lịch ở Ninh Bình

 Nhóm 17 nữ du khách người Mỹ vừa có một buổi trải nghiệm đầy hào hứng tại cánh đồng xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, Ninh Bình.
(PLVN) - Những năm gần đây, du lịch Ninh Bình đặc biệt để lại ấn tượng tốt đẹp đối với du khách từ nhiều nước trên thế giới tới tham quan, trải nghiệm. Để phát triển và thu hút khách hơn nữa, gần đây Ninh Bình đã cho triển khai các các tour dân dã khác như: tour cưỡi trâu, cấy lúa hay tour thêu thủ công truyền thống, bắt cá bằng nơm…

Mù Cang Chải, không lỡ hẹn mùa lúa vàng

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Khim Nọi - Thị trấn Mù Cang Chải. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Hàng năm vào dịp tháng 10, bước vào mùa lúa vàng, du khách thập phương rủ nhau về trẩy hội. Năm 2024, cơn bão số 3 (Yagi) đi qua khiến thiên đường ruộng bậc thang Mù Cang Chải có một mùa vàng đáng nhớ.

Cẩn trọng với những “bí kíp” du lịch mạo hiểm qua mạng

Du lịch mạo hiểm hấp dẫn, nhưng cũng đi kèm rất nhiều rủi ro. (Ảnh minh họa. Nguồn: Trekking Camping)
(PLVN) - Nghiên cứu mới nhất của nền tảng du lịch Klook chỉ ra rằng, năm 2024, mạng xã hội chính là công cụ thiết yếu để chia sẻ trải nghiệm, thúc đẩy yếu tố lan tỏa và nhu cầu du lịch. Cụ thể, hơn 80% khách du lịch châu Á - Thái Bình Dương và đến 91% du khách Việt Nam đã đặt các dịch vụ du lịch dựa trên các đề xuất và đánh giá từ người sáng tạo nội dung, trong đó định dạng phổ biến nhất với người Việt Nam là video (63%) vì có sức hút trực quan mạnh mẽ.

Bản Cát Cát Sa Pa bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng Tây Bắc

Bản Cát Cát Sa Pa bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng Tây Bắc
(PLVN) -  Bản Cát Cát là một bản làng cổ của người Mông nằm trong thung lũng Mường Hoa, cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 2km. Nơi đây được mệnh danh là viên ngọc quý của du lịch Sapa bởi những nét đẹp hoang sơ, mộc mạc nhưng không kém phần độc đáo.

Rộn ràng những lễ hội hoa thu hút du khách

Các mùa Festival hoa Đà Lạt thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước. (Ảnh: Cường Bùi)
(PLVN) - Lễ hội Hoa tam giác mạch lần thứ X với chủ đề “Miền hoa thương nhớ” sẽ chính thức diễn ra từ ngày 9 - 21/11/2024 tại Quảng trường Thanh niên huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Hấp dẫn Tuần lễ Hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

Tuần lễ hoa dã quỳ- Núi lửa Chư Đang Ya hứa hẹn đem đến cho người dân, du khách trải nghiệm thú vị.
(PLVN) - Ngày 8/11, UBND tỉnh Gia Lai khai mạc Tuần lễ Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 tại sân nhà Rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) với nhiều chương trình, hoạt động nghệ thuật hấp dẫn mang đậm bản sắc dân tộc Tây Nguyên.

Du lịch âm nhạc bùng nổ những tháng cuối năm

 Du lịch âm nhạc Việt Nam bùng nổ mạnh mẽ vào những tháng cuối năm. (Ảnh: GDCS)
(PLVN) - Thời gian vừa qua, du lịch âm nhạc đang trở thành một sản phẩm được đầu tư mạnh mẽ ở Việt Nam. Bằng những concert (sự kiện) hấp dẫn, độc đáo, du lịch âm nhạc đang có dấu hiệu bùng nổ vào những tháng cuối năm 2024, hứa hẹn là động lực để Việt Nam đưa du lịch âm nhạc vươn tầm quốc tế trong tương lai.