'Siết' phòng chống bạo lực học đường tại Lâm Đồng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Gần đây tình trạng bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có chiều hướng diễn biến phức tạp, một số vụ việc gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khoẻ của học sinh nên Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố tăng cường các giải pháp phòng chống tình trạng này.

Người đứng đầu tỉnh yêu cầu các Giám đốc Sở GD&ĐT phối hợp với giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội; Giám đốc công an tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tăng cường các giải pháp tổ chức chức triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh về thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023 của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Lâm Đồng; Kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025.

Sở GD&ĐT cần chú trọng công tác nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo dục học sinh; hỗ trợ, cung cấp cho cha mẹ học sinh kiến thức, kỹ năng trong việc đồng hành, quan tâm, chăm sóc và giáo dục học sinh.

Bên cạnh đó, tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo về xây dựng và đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường; kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật (nếu có).

Giám đốc công an tỉnh được yêu cầu chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục và đào tạo triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến giáo dục trong nhà trường và tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục.

Đồng thời, công an tỉnh chủ động triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự tại cổng trường và các khu vực xung quanh, kịp thời ngăn chặn các đối tượng bên ngoài có hành vi gây rối, đánh nhau, uy hiếp tinh thần các em học sinh, sinh viên.

Khi có vụ việc xảy ra, lực lượng công an cần kịp thời có mặt để giải quyết nhanh chóng, hiệu quả, xử lý nghiêm minh, có tính răn đe, giáo dục cao. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát liên ngành tại các địa phương, cơ sở giáo dục có xảy ra tình trạng bạo lực học đường và các hành vi vi phạm pháp luật, kịp thời có hướng xử lý phù hợp, đảm bảo an ninh, an toàn môi trường học đường.

Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng cũng yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, có kiểm tra và đánh giá các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; phòng, chống bạo lực học đường.

Ngoài ra, Chủ tịch tỉnh yêu cầu thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của học sinh, nhất là các quy định pháp luật liên quan đến quyền con người, quyền công dân và các hành vi gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, làm nhục người khác.

Tháng 9/2022, 2 học sinh lớp 7 Trường THCS - THPT Tây Sơn (Đà Lạt) bị đánh hội đồng phải nhập viện cấp cứu.

Theo đoạn clip được tung lên mạng cho thấy trong nhóm đánh 2 học sinh lớp 7 có người mặc đồng phục Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Lâm Đồng, Trường THCS - THPT Tây Sơn, Trường THCS Quang Trung (đều nằm trên địa bàn Đà Lạt).

Công an TP Đà Lạt cho biết 2 học sinh bị đánh là L.N.Đ.Kh và N.Q.K (đều học lớp 7A7). Nguyên nhân ban đầu được xác định do K và Kh bênh vực một bạn gái học cùng lớp, khi bạn này bị một nữ sinh học cùng trường đe dọa. Sau đó các bên có lời qua tiếng lại trên mạng xã hội.

Đến tháng 10, một nam sinh lớp 9 tại Lâm Đồng bị đâm tử vong trên đường về nhà. Cụ thể, chiều 20/10, em Nguyễn Hoàng Tuấn T (học sinh lớp 9 Trường THCS Từ Liêm, thị trấn Nam Ban) bị một thanh niên đâm tử vong khi trên đường đi học về nhà.

Nhận được tin báo, Công an huyện Lâm Hà phối hợp cùng Công an thị trấn Nam Ban vào cuộc điều tra, khoanh vùng và bắt giữ nghi phạm tên Thanh, ngụ tại huyện này.

Theo điều tra, ngày 11/10, Nguyễn Văn T (14 tuổi, ngụ xã Đông Thanh) bị 1 nhóm thanh niên đuổi đánh ngoài cổng trường. T cho rằng nhóm thanh niên đánh mình là do N.H.T.T. gọi đến nên đã nhiều lần xảy ra mâu thuẫn với T. Việc này cũng được giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh hai học sinh đến hòa giải. Tuy nhiên, khi về nhà, Nguyễn Văn T kể cho anh là Nguyễn Văn Thanh biết sự việc.

Đến trưa 20/10, khi N.H.T.T đang đi học về từ trường THCS Từ Liêm 2 thì bị Nguyễn Văn Thanh đi ngược chiều dùng dao bấm đâm tử vong.

Gần đây nhất, tối 23/10, nữ sinh N.P.T.L (lớp 7, Trường THCS K’Đơn, huyện Đơn Dương) bị nhóm học sinh đánh hội đồng bằng mũ bảo hiểm. Sáng hôm sau, L được gia đình đưa đến nhập viện trong tình trạng bị choáng, chấn thương vùng đầu, mặt; mắt phải bị phù nề.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

TP HCM: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành và Tòa án Nhân dân Quận 7 ký kết hợp tác đào tạo

Hoạt động ký kết hợp tác đào tạo giữa 2 đơn vị. ( Ảnh: Thiện Nhân)
(PLVN) - Chiều ngày 17/1, tại TP HCM đã diễn ra lễ ký kết hợp tác đào tạo giữa Tòa án Nhân dân (TAND) Quận 7 và Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực pháp lý, đồng thời tạo điều kiện để sinh viên ngành Luật tiếp cận thực tiễn, trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Giảm học thêm tràn lan: Cần thay đổi nhận thức từ nhiều phía

Học sinh cần chú trọng đến phương pháp học thay vì cố học thật nhiều nhưng không đem lại hiệu quả thiết thực. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Theo đó, học sinh (HS) tiểu học không học thêm, HS học phụ đạo trong nhà trường không mất phí, thầy cô có thể dạy thêm ở trung tâm ngoài nhà trường, không dạy thêm HS của mình…

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045: Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế về giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính vui mừng chào đón các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 tại trụ sở Chính phủ. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Phát triển giáo dục Việt Nam hiện đại, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn minh nhân loại, phát triển toàn diện con người Việt Nam, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên mới… Chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, tạo nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc…

Bộ Giáo dục 'thúc' sớm công bố tiêu chí xét tuyển lớp 6

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ GD&ĐT yêu cầu khẩn trương xây dựng và công bố nguyên tắc, tiêu chí xét tuyển vào lớp 6 THCS phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên và các nhà trường hiểu rõ, chủ động trong công tác tuyển sinh.

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.