Siết chặt thanh, kiểm tra cơ sở cung cấp dịch vụ cho trẻ em

Siết chặt thanh, kiểm tra cơ sở cung cấp dịch vụ cho trẻ em
(PLVN) - Ông Đặng Hoa Nam (ảnh) - Cục trưởng Cục Trẻ em – Bộ LĐ-TB&XH cho biết, vụ việc xảy ra ở Trung tâm Tâm Việt là một sự việc đáng tiếc. 

Trong đó có nguyên nhân từ việc chúng ta chưa có những hướng dẫn, quy định một cách chi tiết, cụ thể đối với các cơ sở, đặc biệt là cơ sở ngoài công lập khi mà xã hội muốn cung cấp các dịch vụ cho trẻ em. Nguyên nhân nữa đến từ trách nhiệm kiểm tra, thanh tra để phát hiện sớm các dấu hiệu vi phạm pháp luật. 

Về góc độ cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan có liên quan như Bộ Y tế, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ GD-ĐT cần ban hành những quy định về tiêu chuẩn cụ thể về việc thành lập hoạt động và phải tăng cường các quản lý thanh tra, kiểm tra những cơ sở cung cấp dịch vụ liên quan đến trẻ em, đặc biệt liên quan đến bảo vệ trẻ em cho những đối tượng trẻ em khuyết tật.

Bên cạnh đó, trách nhiệm thanh tra, kiểm tra này thuộc về các cơ quan chuyên môn của chính quyền địa phương để kịp thời phát hiện những sai sót về điều kiện thành lập, điều kiện hoạt động cũng như việc cung cấp dịch vụ cho các đối tượng trẻ em. 

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào lực lượng thanh tra thì chúng ta không đủ người để giám sát tất cả những người cung cấp các dịch vụ cho trẻ em rất phong phú hiện nay. Tôi nghĩ rằng chính sách Nhà nước một mặt phải khuyến khích các tổ chức xã hội, khuyến khích tư nhân tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ bảo trợ trẻ em, một mặt cần phải xây dựng các quy chuẩn chuẩn mực, làm cơ sở để hướng dẫn, xử lý các cơ sở cung cấp dịch vụ mà có dấu hiệu vi phạm. Vấn đề nữa là cần phát huy sự vào cuộc sớm của xã hội, của người dân, các cơ quan báo chí. 

Vấn đề trẻ em tự kỷ, trẻ em có những rối nhiễu sang chấn tâm lý là một vấn đề mà hiện nay xã hội rất quan tâm thì chúng ta mới có những chính sách liên quan về trẻ em khuyết tật về tâm thần nhưng mà các dịch vụ kèm theo thì mới ở mức dành cho các đối tượng rất nặng như bệnh viện tâm thần, trung tâm bảo trợ xã hội… Tuy nhiên về mặt khoa học, quản lý cần có phân loại, xác định được mức khuyết tật của trẻ em, nhất là tâm thần. 

Cho nên những biểu hiện rối nhiễu về tự kỷ, trầm cảm thì từ phía gia đình, phía xã hội người ta cũng cần có những chuẩn mực về cái chẩn đoán, phác đồ điều trị cũng như những chính sách hỗ trợ. Tôi cho rằng cái này cần có nỗ lực nhiều hơn, đặc biệt là của y tế trong việc đưa ra những tiêu chuẩn trong việc xác định mức độ khuyết tật của các đối tượng trẻ em này.

Trong các cuộc họp của Ủy ban quốc gia về trẻ em, lãnh đạo Ủy ban đã giao nhiệm vụ này cho ngành Y tế để từ đó trên cơ sở phân loại xác định mức độ khuyết tật thì ngành LĐ-TB&XH sẽ nghiên cứu, đề xuất chính sách phù hợp. 

Nhà nghiên cứu Eric Rosenthal trong một báo cáo cho UNICEF về Quyền của trẻ em khuyết tật tại Việt Nam đã chỉ ra rằng, bằng việc ký Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện mong muốn điều chỉnh xã hội để đáp ứng nhu cầu tiếp cận cơ hội và quyền công dân của người khuyết tật.

Ở Việt Nam, một số trung tâm chuyên biệt vẫn tách người khuyết tật ra khỏi gia đình, cộng đồng. Điều này đi ngược lại với xu hướng chung của thế giới về chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện cho người khuyết tật hòa nhập cuộc sống.

Anh Ngô Bạch Dương, nghiên cứu viên tại Viện Nhà nước và Pháp luật cho biết: “Việc tách con tự kỷ trong độ tuổi vị thành niên sống xa cha mẹ là một thiệt thòi lớn cho các cháu. Ở phương Tây, người ta đã hạn chế và tiến tới xóa bỏ hình thức tách người khuyết tật ra khỏi gia đình từ nhiều chục năm nay.

Các nghiên cứu khoa học đều chỉ ra rằng sống cùng gia đình và cộng đồng có lợi về tinh thần, kỹ năng của người khuyết tật nói chung và người tự kỷ nói riêng”. (Theo Vietnamnet)

Khuyết tật không phải là lỗi của các em

Cô Nguyễn Thị Minh Nga – Trường Tiểu học Vân Từ, huyện Phú Xuyên: Bản thân các em không có lỗi gì cả, nhiều em khuyết tật có những tài năng đặc biệt mà chỉ khi thực sự đồng hành với trẻ ta mới nhận ra những khả năng đó.

Tôi chỉ mong xã hội hãy nhìn các em bằng cái nhìn bình thường, để các em có thể trở thành người bình thường. Nhưng thật sự thương thì chưa đủ mà cái tôi đang rất cần là những phương pháp giáo dục chuyên biệt cho các em học sinh KTTT. 

Tôi vẫn tham khảo các phương pháp dạy trẻ KTTT trên mạng, đài báo nhưng tôi nghĩ vẫn chưa đủ mà giáo dục trẻ KTTT cần rất nhiều nhân tố từ gia đình cho đến thầy cô, bạn bè, các chính sách hỗ trợ và cộng đồng người dân.

Tôi nghĩ với các học sinh KTTT khi học hòa nhập thì cần được hoà nhập đầy đủ vào các chương trình và hoạt động của nhà trường. Các trẻ KTTT khi học tập tại trường thì cần có kế hoạch hỗ trợ riêng cho từng em để có nhận thấy sự phát triển của từng em và có thể điều chỉnh cho phù hợp. 

Hiện tại, các chương trình giáo dục phổ thông thì những trẻ KTTT nặng rất khó theo kịp. Các bạn học sinh khuyết tật, nếu có thể theo kịp thì chỉ là những bạn bị thể KTTT nhẹ cũng như có sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và thầy cô. 

H.Minh (tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục

Hình minh hoạ. Nguồn internet

Hà Nội: Xây dựng "kịch bản" đối phó với Marburg

(PLVN) - Hà Nội chủ động xây dựng kế hoạch đáp ứng theo các tình huống để sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp dịch bệnh xảy ra tại địa phương, không để bị động; sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí để triển khai các biện pháp thu dung, điều trị, phòng, chống dịch.

Đọc thêm

Bộ Y tế nói gì về gần 7.000 hồ sơ cấp phép đang bị tồn

 Bộ Y tế nói gì về gần 7.000 hồ sơ cấp phép đang bị tồn
(PLVN) - Hiện có khoảng 7.000 hồ sơ cấp phép trang thiết bị y tế đang tồn, nhiều hồ sơ đã nộp từ rất lâu chưa được xét. Nhưng đâu là nguyên nhân tồn đọng này, Bộ Y tế đã có trao đổi trong cuộc gặp mặt báo chí  cung cấp thông tin y tế Quý I năm 2023 sáng nay - 24/3.

Việt Nam đối mặt với nguy cơ bệnh lao bùng phát trong cộng đồng

Triển khai Chiến lược 2X, chúng ta có thể phát hiện sớm ca bệnh, đưa vào điều trị và cắt đứt nguồn lây của bệnh lao. Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - "Mặc dù đạt được nhiều thành tựu trong công tác chống lao, Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh nhân lao cao trên thế giới và đang phải đối mặt nguy cơ bệnh lao bùng phát trong cộng đồng, số lượng và tỷ lệ tử vong do lao trong 2 năm 2020-2021 tăng trở lại so với giai đoạn trước đây", Thứ trưởng Bộ Y tế - GS.TS Trần Văn Thuấn cho biết.

Bé gái 3 tháng tuổi mắc lao phổi và màng não

Để phòng ngừa bệnh lao ở trẻ em, bác sĩ khuyến cáo tiêm vaccine BCG (Bacillus Calmette-Guérin) cho trẻ. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Các bác sĩ Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận một bé gái 3 tháng tuổi (ở Hoà Bình) nhập viện trong tình trạng ho, khó thở, sốt cao, co giật toàn thân, được chẩn đoán mắc bệnh lao toàn thể bao gồm: lao phổi và lao màng não.

Nguyên nhân khiến nhiều học sinh ở TP HCM đồng loạt nghỉ ốm

Bác sĩ thăm khám, điều tra dịch tễ cho trẻ lớp 4/2 trường Võ Trường Toản. Ảnh: HCDC
(PLVN) - Ngay khi nhận được thông tin nhiều học sinh tại trường Tiểu học Võ Trường Toản xin nghỉ ốm, nghi ngờ các bệnh nhi mắc cúm, các bác sĩ đã thực hiện lấy ngẫu nhiên 6 mẫu xét nghiệm, kết quả 6 mẫu đều cho kết quả dương tính với cúm A (H1N1).

Hơn 120 người sẩn ngứa khắp cơ thể vì côn trùng lạ

Các vết đốt gây sẩn ngứa trên chân người dân. Ảnh: CDC Hà Tĩnh
(PLVN) - 46 hộ gia đình với 126 người dân ở Hà Tĩnh có biểu hiện sẩn huyết thanh chính giữa có vết đốt, vết xước da, sẹo thâm da do cào gãi, chà xát tập trung nhiều ở vùng da hở... Cơ quan chức năng địa phương và ngành y tế đang khẩn trương xác định làm rõ nguyên nhân, xử lý sớm nguồn bệnh.

Đà Lạt tiếp nhận hơn 191 đơn vị máu từ ngày hội Giọt hồng thanh niên

Các tình nguyện viên tham gia hiến máu.
(PLVN) - 191 đơn vị máu của hơn 200 đoàn viên, thanh niên, công nhân viên chức lao động nhân viên Nhà nghỉ dưỡng Minh Tâm, Đoàn cơ sở Công an TP Đà Lạt và đoàn viên thanh niên TP Đà Lạt sẽ được đưa về để dự trữ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng góp phần cứu chữa cho bệnh nhân tại đây.