Serbia cân nhắc mua 30 tỷ mét khối khí đốt của Nga

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic thăm Đường ống "Balkan Stream" được khai trương hôm 1/1/2021. Ảnh: rs.n1info/Tanjug
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic thăm Đường ống "Balkan Stream" được khai trương hôm 1/1/2021. Ảnh: rs.n1info/Tanjug
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - "Chúng tôi sẽ yêu cầu Tổng thống Putin cung cấp cho chúng tôi ít nhất 3 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm trong 10 năm", Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic nói

"Hiện tại, theo hợp đồng dài hạn, chúng tôi mua khí đốt với giá 270 đô la; trong khi giá khi đốt tăng vọt lên 900 đô la. Chúng tôi hiện có 161 triệu mét khối khí trong các cơ sở lưu trữ của mình; chúng tôi đã sử dụng 100 triệu mét khối [kể từ khi bắt đầu của cuộc khủng hoảng]", nhà lãnh đạo Serbia nói.

"Trong khi đó, các khoản đầu tư phụ thuộc vào điều này. Bây giờ chúng tôi sẽ yêu cầu Tổng thống Putin cung cấp cho chúng tôi ít nhất 3 tỷ mét khối mỗi năm trong 10 năm".

Ông Vucic cho biết: “Các vấn đề phức tạp khác đã xuất hiện ngày hôm nay: các nhà chức trách Đức đã đình chỉ chứng nhận Nord Stream 2 và giá khí đốt tăng từ 960 đô la lên 1.140 đô la”. Ông cũng lưu ý rằng giá điện trên thị trường châu Âu hiện đang ở mức 250 euro/MWh trong khi ở Serbia, nó vẫn ở mức 50 euro.

Vào ngày 1/1, Tổng thống Vucic đã khởi động đường ống Balkan Stream (đường ống dẫn khí chính dài 403 km với khí đốt của Nga chạy từ Zajecar ở phía đông đến Horgos ở phía bắc của Serbia), cho phép cung cấp khí đốt cho nước cộng hòa này từ Nga. Phần Serbia của đường ống là phần mở rộng của một trong hai đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ, (được khởi động vào ngày 8/1/2020), cung cấp khí đốt cho Thổ Nhĩ Kỳ, tiếp theo là Bulgaria, Serbia và Hungary. Đường ống ở Serbia dài 403 km với công suất 13,9 tỷ mét khối mỗi năm.

Trước đó, ông Vucic đã đề cập ý định thảo luận về giá khí đốt cho Serbia trong cuộc gặp với Tổng thống Vladimir Putin vào ngày 25/11. Theo nhà lãnh đạo Serbia, đề xuất ban đầu bao gồm một công thức đặt giá khí đốt ở mức 780-790 USD / 1.000 mét khối. Ông thừa nhận rằng nước cộng hòa này sẽ không thể duy trì mức giá như vậy. Ngày 7/10, Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov tuyên bố rằng ông hy vọng rằng hợp đồng khí đốt dài hạn cho Serbia sẽ được ký kết trước khi kết thúc năm 2021.

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh tại cuộc họp.

Hoạt động mới của Tổng thống Ukraine Zelensky

(PLVN) - Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 28/3 đã gặp phái đoàn của nhóm Đổi mới châu Âu thuộc Nghị viện châu Âu do Chủ tịch nhóm Valérie Hayer đứng đầu, tờ Ukrinform dẫn thông tin từ Văn phòng Tổng thống Ukraine cho biết.

Đọc thêm

Việt Nam phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

 Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Anh Hiển/TTXVN
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, trong khuôn khổ Khóa họp 55 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 27/3, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đã có bài phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) với chủ đề về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu người dân trong xung đột vũ trang, thu hút đông đảo các nước tham gia quan tâm và đồng bảo trợ.

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.