Sẽ rà soát thanh tra từng dự án thủy điện ở Quảng Nam

Theo thống kê, 42 dự án thủy điện ở Quảng Nam ảnh hưởng đến 659ha rừng phòng hộ và 122ha rừng đặc dụng.
Theo thống kê, 42 dự án thủy điện ở Quảng Nam ảnh hưởng đến 659ha rừng phòng hộ và 122ha rừng đặc dụng.
(PLVN) - UBND tỉnh Quảng Nam vừa có cuộc họp với địa phương và các sở, ngành nhằm rà soát các dự án thủy điện trên địa bàn. Theo Sở Công Thương, địa phương quy hoạch 46 dự án thủy điện với tổng công suất 1.816MW. Trong đó, 22 dự án đã vận hành, công suất 1.273MW; 8 dự án đang xây dựng; 12 dự án đang chuẩn bị đầu tư và 4 dự án khảo sát xin chủ trương.

Đã rà soát, loại bỏ khỏi quy hoạch 25 dự án thủy điện

Sở Công Thương đánh giá các dự án thủy điện vận hành đã góp phần huy động được nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho người dân vùng dự án, như: Làm đường, trường học, trạm y tế, hệ thống điện, nước, nhà tình nghĩa, công trình phúc lợi; giải quyết một phần lực lượng lao động địa phương.

"Thủy điện đã đảm bảo nhu cầu cung ứng điện cho tỉnh Quảng Nam và cung cấp cho hệ thống điện quốc gia, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội", đại diện Sở Công Thương nói.

Tuy nhiên, Sở này cũng thừa nhận dự án nằm ở miền núi nên ít nhiều tác động đến các loại đất rừng. Một số diện tích đất khai hoang cấp cho dân từ chủ đầu tư dự án thủy điện rất xấu, sản xuất hiệu quả thấp. Nhà tái định cư chất lượng chưa cao, chưa phù hợp với tập quán của đồng bào vùng cao.

Sở Công Thương cho rằng năm 2020 các đợt mưa lũ gây ra sạt lở nghiêm trọng tại một địa phương, cần có các khảo sát, nghiên cứu mới để đưa ra đánh giá có cơ sở về nguyên nhân sạt lở. Từ trước đến nay Quảng Nam đã rà soát, loại bỏ khỏi quy hoạch 25 dự án thủy điện không có hiệu quả kinh tế, ảnh hưởng lớn đến môi trường, tài nguyên.

Tại cuộc họp, ông Trương Xuân Tý, PGĐ Sở NN&PTNT cho rằng, ngoài việc góp phần năng lượng quốc gia, các thủy điện ở Quảng Nam đã điều tiết lũ vào mùa mưa, cung cấp nước cho hạ du vào mùa nắng tốt. Tuy nhiên, tỉnh cần xem xét quá trình xây dựng thủy điện như việc mở đường, nơi xây dựng hạ tầng phải đánh giá tác động môi trường và mức độ ảnh hưởng. Hiện nay việc mở đường, xây dựng hạ tầng của các dự án chưa có đánh giá tác động đến môi trường.

Đồng quan điểm, Phó Chủ tịch huyện Nam Giang cho hay, trên địa bàn có 11 dự án thủy điện, 6 dự án đã hoạt động; 3 dự án đang triển khai và 2 dự án khảo sát xin chủ trương đầu tư. Nhìn chung thủy điện giúp địa phương có được cơ sở hạ tầng, thu ngân sách. Tuy nhiên, các dự án đã lấy đất sản xuất của dân và người dân mất đất lại lấn chiếm rừng phòng hộ.

"Huyện Nam Giang thống nhất các dự án không cần thiết, ảnh hưởng lớn môi trường thì loại bỏ", lãnh đạo huyện này nói và cho rằng địa phương đang vướng phải tình trạng nhiều đường dây điện đi qua của các nhà máy, ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - xã hội. "Hiện các trục đường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội thì đường dây đi qua nên địa phương quy hoạch rất khó", vị này đề nghị cần khảo sát để hạn chế việc nhiều đường dây ảnh hưởng đến địa phương.

Sông Đăk Mi đổ xuống sông Vu Gia bị thủy điện Đăk Mi 4 ngăn dòng bị trơ đáy và trở thành “sông chết” ở huyện Phước Sơn và Nam Giang.
 Sông Đăk Mi đổ xuống sông Vu Gia bị thủy điện Đăk Mi 4 ngăn dòng bị trơ đáy và trở thành “sông chết” ở huyện Phước Sơn và Nam Giang.

Thanh tra từng dự án về tiến độ, hiệu quả, mức độ tác động

Phó Chủ tịch huyện Phước Sơn thông tin có 5 dự án thủy điện được triển khai trên địa bàn. Trong đó thủy điện Đăk Mi 4 đã ngăn dòng chảy về sông Vu Gia, chuyển dòng về sông Thu Bồn. "Việc đổi dòng chảy đã gây sạt lở ở xã Phước Hiệp, có năm bị sạt lở 7m ven sông, ảnh hưởng đến nhà dân và đất sản xuất", lãnh đạo huyện nói và cho rằng phải đánh giá lại việc này để có phương án hạn chế sạt lở.

Phó Chủ tịch huyện Tây Giang cho biết, có 5 dự án thủy điện ở địa phương. Trong đó dự án A Vương 4 công suất 10MW đang nghiên cứu đầu tư, dự kiến chiếm 8,2ha đất rừng phòng hộ, 3,8ha rừng sản xuất. "Đề nghị UBND tỉnh xem xét dừng, không cấp chủ trương đầu tư cho thủy điện này", vị này kiến nghị.

Tại cuộc làm việc, một số đại biểu phản ánh nhiều dự án thủy điện được cấp chủ trương đầu tư hơn 10 năm nhưng chậm triển khai; có những dự án gia hạn nhưng vẫn không thực hiện đúng cam kết. Với những dự án này phải khảo sát, rà soát, trường hợp ảnh hưởng lớn môi trường thì thu hồi.

Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Hồng Quang chỉ đạo, đối với các dự án đã đi vào hoạt động, chủ đầu tư đảm bảo an toàn tuyệt đối công trình, thực hiện quy trình vận hành điều tiết nước liên hồ, đơn hồ chặt chẽ, đúng quy định. Các thủy điện này tăng cường đầu tư quan trắc tự động để theo dõi, dự báo, điều hành.

Với nhóm các công trình đang thi công, đã được chấp thuận chủ trương đầu tư thì phải được đánh giá cụ thể. Sắp tới Sở Công Thương phối hợp một số sở, ngành rà soát và có thể thanh tra từng dự án thủy điện về tiến độ, hiệu quả, mức độ tác động.

"Quan điểm của tỉnh Quảng Nam không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế với bất cứ giá nào", ông Quang nói và cho rằng những dự án ảnh hưởng đến môi trường phải đánh giá thật kỹ, sau đó xem xét xử lý, kể cả tạm dừng, thu hồi.

Tháng 10/2020, Quảng Nam hứng chịu đợt mưa kéo dài, gây sạt lở đất, làm 43 người chết, 13 người mất tích và 350 người bị thương. 650 nhà bị thiệt hại hoàn toàn, hơn 4.381 nhà hư hỏng nặng. Cơ sở hạ tầng miền núi bị tàn phá nặng nề, tổng thiệt hại gần 11.000 tỷ đồng. Dư luận cho rằng nguyên nhân sạt lở đất có một phần do xây dựng thủy điện.

Cuối tháng 12/2020, Bộ trưởng Công Thương đề nghị các địa phương dừng xây dựng dự án thủy điện nhỏ đã có trong quy hoạch nhưng chưa đầu tư. Các dự án chỉ được triển khai sau khi có kết quả đánh giá không tác động lớn, tiêu cực đến môi trường; không ảnh hưởng lớn đến dân cư; không chiếm dụng đất rừng tự nhiên; và có hiệu quả kinh tế.

Ngoài ra, Bộ chưa xem xét, nghiên cứu, đề xuất bổ sung vào quy hoạch với các dự án thuỷ điện có quy mô công suất nhỏ hơn 10MW. Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh tiếp tục rà soát quy hoạch thủy điện, loại ra các dự án không đảm bảo hiệu quả kinh tế, có chiếm dụng rừng tự nhiên, ảnh hưởng đến cư dân và tác động xấu đến môi trường.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.