Sẽ rà soát, tham mưu phát triển nguồn nhân lực y tế

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà giải trình một số nội dung.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà giải trình một số nội dung.
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Bộ sẽ phối hợp với Bộ Y tế tổng rà soát, tham mưu cho Chính phủ đề án phát triển nguồn nhân lực y tế trong khu vực công đến năm 2030 một cách căn cơ, cụ thể, chiến lược, bảo đảm nhân lực y tế khu vực công trong tình hình mới.

Tiếp tục phiên họp toàn thể tại Hội trường thảo luận về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở (YTCS), y tế dự phòng (YTDP), chiều 29/5, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã phát biểu giải trình một số nội dung các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) quan tâm, trong đó có vấn đề bộ máy tổ chức và các mặt hoạt động của mạng lưới YTCS, YTDP.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ khẳng định, thành công trong công cuộc phòng, chống dịch COVID-19 có sự đóng góp lớn, có vai trò quan trọng quyết định của mô hình tổ chức YTCS, YTDP, đồng thời có vai trò rất quan trọng của đội ngũ nhân viên y tế, trong đó có YTCS, YTDP. Tuy nhiên, đại dịch đã làm bộc lộ những khó khăn, bất cập trong bộ máy tổ chức và các mặt hoạt động của mạng lưới YTCS, YTDP, vẫn còn những sự thiếu đồng bộ cả về mô hình tổ chức lẫn thực tiễn quản lý. Cùng với đó, nhân lực y tế còn có những bất cập cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu.

Để giải quyết tổng thể vấn đề này, Bộ trưởng cho rằng, cần đặt việc giải quyết tổ chức, bộ máy, nhân sự y tế, nhất là nhân sự YTCS, YTDP trong tổng thể triển khai Nghị quyết 19, đồng thời cũng theo đúng định hướng, yêu cầu của Nghị quyết 20 là tăng cường bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của nhân dân, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn với những vấn đề mới phát sinh để có giải pháp phù hợp hơn trong thời gian tới. Theo đó, thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Y tế tổng rà soát, tham mưu cho Chính phủ đề án phát triển nguồn nhân lực y tế trong khu vực công đến năm 2030 một cách căn cơ, cụ thể, chiến lược, bảo đảm nhân lực y tế khu vực công trong tình hình mới.

Đặc biệt, Bộ trưởng cho rằng cần đánh giá toàn diện về tổ chức bộ máy, nhân lực YTCS, YTDP để đề xuất với Chính phủ xây dựng mới, hoặc bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo ổn định về mô hình tổ chức bộ máy, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các tổ chức này, xem xét kỹ lưỡng mô hình tổ chức để đảm bảo các yêu cầu về mặt chính trị, xã hội, pháp lý cũng như thực tiễn, để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ bảo đảm sức khỏe của nhân dân.

Trước đó, nhiều ĐBQH đã đóng góp nhiều ý kiến xác đáng đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật về YTCS, YTDP.

Đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội).

Đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội).

Góp ý vào nội dung về chế độ cho cán bộ YTCS, ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (Đoàn Hà Nội) cho biết, hiện chế độ lương cho nhân viên YTCS được áp dụng từ năm 2004, đã gần 20 năm, chế độ phụ cấp đều đã được áp dụng hơn 10 năm. Đại biểu đề nghị đưa các nội dung ban hành quy định lương và phụ cấp vào nội dung cần thực hiện ngay về chính sách đối với cán bộ tuyến YTCS.

Ngoài ra, Đại biểu Hà nhận thấy, mấu chốt vấn đề nhằm giải quyết triệt để bài toán YTCS là cần một cơ chế tài chính theo vốn ngân sách nhà nước cấp đủ kinh phí nhằm đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên cho các đơn vị YTCS. Đồng thời, Đại biểu đề nghị Chính phủ xây dựng một đề án riêng cho trạm y tế xã với mục tiêu đến năm 2030, các trạm y tế xã có đủ cơ sở vật chất, nhân lực theo tiêu chí của từng địa bàn, khu vực, theo bán kính phục vụ, đảm bảo tính căn cơ và lâu dài.

Cũng liên quan đến công tác YTCS, YTDP, ĐBQH Phạm Đình Thanh (Đoàn Kon Tum) cho rằng, hoạt động YTCS, YTDP còn gặp nhiều khó khăn, yếu kém. Cơ chế chính sách còn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập cần phải được nghiêm túc xem xét và sớm có giải pháp khắc phục. Chính sách đối với YTCS, YTDP hiện nay còn chưa phù hợp, số lượng nhân lực YTCS còn thấp… Việc tuyển dụng, thu hút bác sĩ về làm việc tại các trạm y tế gặp rất nhiều khó khăn, nhất là vùng miền núi, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn; nguồn nhân lực chất lượng chuyên sâu tại YTCS, YTDP thiếu, số lượng bác sĩ được đào tạo chính quy làm việc tại YTCS rất thấp, phần lớn đào tạo theo hình thức chuyên tu, liên thông…

Đại biểu Thanh đề nghị Chính phủ sớm chỉ đạo rà soát trình QH ban hành các dự án Luật để bổ sung hoàn thiện quy định liên quan đến lĩnh vực YTCS, YTDP. Ngoài ra, Đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu bổ sung cơ chế cụ thể để bảo đảm tiền lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với nhân viên y tế nói chung, nhân viên YTCS, YTDP riêng, đảm bảo tương xứng với công sức và đặc thù công việc...

Làm rõ nội dung đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phải nộp tiền ủng hộ về Quỹ vaccine phòng, chống dịch COVID-19 Trung ương hoặc Mặt trận Tổ quốc cấp trên mà ĐBQH đã nêu, vào cuối phiên thảo luận chiều 29/5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, đây chỉ là đề nghị nộp lại tiền mà doanh nghiệp và người dân đã hỗ trợ mua vaccine. Bởi mục đích của tiền ủng hộ này là để mua vaccine nhưng ngân sách Trung ương đã bỏ tiền ra mua trước và chi từ Quỹ vaccine nên phải chuyển trở lại. Còn các nguồn lực chống dịch khác vẫn được để lại địa phương.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.