Sẽ 'quản' tiếp thị trường vàng theo hướng nào?

Cần sớm sửa Nghị định 24 để thị trường vàng minh bạch, ổn định. (Ảnh minh họa: PV)
Cần sớm sửa Nghị định 24 để thị trường vàng minh bạch, ổn định. (Ảnh minh họa: PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tham gia điều chỉnh kéo giảm chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC trong nước với giá vàng thế giới đang được nhiều chuyên gia, tổ chức đồng tình. Tuy nhiên, hầu hết đều đánh giá đây không phải là biện pháp dài hơi.

Chênh lệch giá vàng đã giảm đáng kể

Sau 3 tuần NHNN thực hiện bán vàng theo hình thức mới tại 4 ngân hàng thương mại nhà nước (NHTM) và Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), hiện giá vàng SJC đang ổn định ở mức 76,98 triệu đồng/lượng - cao hơn giá vàng thế giới khoảng 4 triệu đồng/lượng, thu hẹp đáng kể so với mức chênh lệch gần 20 triệu vào giai đoạn cao điểm nóng của thị trường vàng.

Các NHTM và doanh nghiệp kinh doanh vàng, chuyên gia đánh giá các biện pháp điều tiết thị trường và kịp thời can thiệp quyết liệt của NHNN đã mang lại hiệu quả, thu hẹp được chênh lệch giá vàng miếng trong nước và quốc tế, tránh cho thị trường vàng tại Việt Nam phát triển quá nóng. Bên cạnh đó, các NHTM và doanh nghiệp cũng thừa nhận, nếu NHNN không can thiệp thị trường vàng, để giá chênh cao sẽ tác động tiêu cực như buôn lậu, trốn thuế, mất cân đối cán cân thanh toán, ảnh hưởng đến điều hành tỷ giá và vĩ mô.

Ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch Hội đồng sáng lập Tập đoàn DOJI cho biết, trước đây rất nhiều lần khi giá vàng biến động, NHNN đưa ra thông điệp sẵn sàng can thiệp và động thái can thiệp hiện nay đang rất rõ ràng, rất quyết liệt. Ông Nguyễn Thanh Tùng - Tổng Giám đốc Vietcombank cũng khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ bán vàng cho người dân bằng các biện pháp thích hợp. Trước mắt, Vietcombank tiếp tục thực hiện chỉ đạo của NHNN và tiếp tục tối ưu quy trình cung ứng vàng, bán vàng cho người dân. Trong đó sẽ tiếp tục đưa việc bán vàng lên app, thanh toán không dùng tiền mặt theo định hướng bảo đảm minh bạch và tiện lợi.

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cũng cho rằng, phương án hiện nay của NHNN là khá phù hợp, tốt nhất trong giai đoạn hiện nay bởi kinh doanh vàng vẫn là hình thức kinh doanh có điều kiện, Nhà nước tham gia kinh doanh. Nhiều quốc gia cũng đang quản chặt thị trường vàng như Trung Quốc, Ấn Độ.

Nhiều chuyên gia khác cũng đánh giá cao sự linh hoạt, kịp thời của NHNN trong điều hành chính sách tiền tệ nói chung, quản lý thị trường vàng, ngoại hối nói riêng. Các chuyên gia này đều khẳng định, những giải pháp đang được NHNN triển khai nhằm ổn định thị trường vàng, kéo giảm chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới đã phát huy hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra ban đầu. Tuy nhiên, hầu hết đều cho rằng, để thị trường vàng đi đúng hướng, không tạo ra “cầu kỳ vọng vào vàng” và người dân không tập trung vào tích trữ vàng như một tài sản thì cần sớm sửa đổi Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Nghị định 24).

Sửa Nghị định 24 theo hướng nào?

Chia sẻ với PLVN, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh cho biết, giai đoạn cùng tham gia xây dựng Nghị định 24, ông cũng đồng tình với việc cần xây dựng thị trường vàng dưới hình thức “sàn vàng” nhưng gần đây, khi nghiên cứu thị trường vàng ở Trung Quốc, Ấn Độ thì chuyên gia này cho rằng “không cần xây dựng sàn vàng”. Bởi khi thành lập một sàn vàng như thế thì lập tức là phải có mục tiêu, nguyên tắc đối tượng rồi phải có các cơ quan quản lý… sẽ phải chi thêm ngân sách để quản lý nhưng lại chưa chắc đã giải quyết được vấn đề. Bởi chắc chắn sàn vàng này sẽ chỉ là một sân chơi cho một số nhà đầu tư và nhà đầu cơ, đa số người dân có thể không đủ tiềm lực để tham gia.

Để sửa Nghị định 24, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh đề xuất cần đánh thuế những người tham gia mua - bán vàng. “Chúng ta đang coi người mua vàng chỉ là một bộ phận dân cư có dư tiền. Họ mua vàng để giữ tài sản, sau đó họ bán đi để mua tài sản lớn hơn như nhà cửa, ô tô, máy móc. Vì thế, nhiều nhà kinh tế cho rằng không nên đánh thuế” - ông Thịnh nói.

Tuy nhiên, chuyên gia này phân tích, thực tế đang có những người mua rất nhiều vàng, không phải hàng chục mà là hàng trăm cây vàng. Và họ mua trong một thời gian họ sẽ bán. Rõ ràng đây trở thành kinh doanh và kinh doanh hoặc đầu tư thì bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều phải đóng thuế. Lĩnh vực chứng khoán hay bất động sản đều phải đóng thuế, nhưng bây giờ kinh doanh vàng không phải đóng thuế thì nghe rất vô lý. Đó chính là vấn đề cần phải sửa ở Nghị định 24.

Đây cũng là đề xuất của nhiều chuyên gia kinh tế khác khi hầu hết các chuyên gia đều đề xuất NHNN cần sớm kiến nghị Bộ Tài chính xây dựng các chính sách thuế đối với vàng. Bởi việc áp dụng các chính sách thuế đối với thị trường vàng trong nước sẽ góp phần giảm bớt nhu cầu vàng của một số bộ phận nhà đầu tư và thị trường, đặc biệt đối với những đối tượng mua vàng với mục đích đầu cơ, tích trữ, thao túng giá vàng. Đáng chú ý, có chuyên gia cho rằng, giải pháp đánh thuế với kinh doanh vàng có thể ảnh hưởng tâm lý của người tiêu dùng, khiến họ chuyển sang các kênh đầu tư khác, nhưng từ đây cũng sẽ giúp thị trường vàng bớt nóng và từ đó sẽ kiểm soát được giá vàng.

Đọc thêm

Xuất khẩu rau quả năm nay có thể vượt ngưỡng 7 tỷ USD

Dự báo kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước năm nay sẽ vượt 7 tỷ USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), nhu cầu tiêu thụ rau quả tăng vào quý cuối năm cộng với hiệu quả từ các Nghị định thư mới ký kết trong năm 2024 sẽ thúc đẩy xuất khẩu rau quả tiếp tục tăng trong thời gian tới. Dự báo kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước năm nay sẽ vượt 7 tỷ USD, tăng hơn 25% so với năm 2023.

Hàng nhập kém chất lượng và mối lo về an toàn thực phẩm

Sản phẩm hồng sấy từ Trung Quốc có màu sắc bắt mắt, không cần hút chân không vẫn không hư hỏng, giá thành thấp và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe. (Nguồn: NM)
(PLVN) - Vào mùa, thị trường bánh mứt, hoa quả sấy trong nước đang trở nên sôi động. Đáng lo ngại, khá nhiều trong số này là hàng nhập từ Trung Quốc nhưng lại “núp bóng” hàng Việt, bán tràn lan trên mạng với giá rẻ, mẫu mã bắt mắt, tiềm ẩn nguy cơ đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.

Giá vàng hôm nay: SJC và nhẫn trơn kéo nhau "đu đỉnh"

Giá vàng nhẫn trơn đang "lên đồng" khi tiến sát mốc 86,50 triệu đồng/lượng. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Giá vàng SJC và giá vàng nhẫn trơn trong nước tiếp tục lên đỉnh mới. Giao dịch lúc 10h40 hôm nay (21/10), giá vàng SJC lên 88 triệu đồng/lượng, còn giá vàng nhẫn trơn tại các cửa hàng cũng tiến sát mốc 86,5 triệu đồng/lượng chiều bán ra.

Ngành đường sắt bán vé tàu qua bản đồ trực tuyến

Ảnh minh họa
(PLVN) - Ngày 21/10, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam thông tin về việc chính thức triển khai tính năng bán vé qua bản đồ trực tuyến. Từ nay, hành khách có thể tra cứu thông tin giờ tàu chạy và mua vé ở bất kỳ vị trí nào trên thế giới mà không cần phải thông qua đại lý.

Giá vàng lên dốc đến bao giờ?

Giá vàng tăng cao kỷ lục (Ảnh: Báo Lao động)
(PLVN) - Tính đến 14h hôm nay (20/10), giá vàng nhẫn đã tăng sốc chỉ sau 1 tuần. Có thương hiệu điều chỉnh lên đến 2.400.000 đồng/lượng vàng nhẫn.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà
(PLVN) - Cà phê Thu Hà khiêm nhường với những bộ bàn ghế mộc mạc trên phố Nguyễn Thái Học, TP Pleiku, Gia Lai. Đơn giản nhưng Thu Hà lúc nào cũng tấp nập khách ra vào. Hơn 60 năm nay, cà phê Thu Hà đã được không ít khách đến Pleiku lựa chọn mua về như món quà không thể thiếu của núi rừng Tây Nguyên.

Thuốc lá Jet tại Việt Nam: 100% nhập lậu, có bao gồm hàng giả

Lực lượng chức năng Campuchia phát hiện và triệt phá cơ sở sản xuất, đóng gói thuốc lá giả.
(PLVN) -  Ngày 7/10 vừa qua, toà án tỉnh Thbong Khum, Campuchia ra lệnh tiêu huỷ 23 loại tang vật bị tịch thu từ một cơ sở sản xuất và đóng gói thuốc lá giả mà lực lượng chức năng tỉnh này đã phát hiện và triệt phá. Điều đáng nói là trong số tang vật thu được có nhiều thùng thuốc lá giả nhãn hiệu JET, một loại thuốc lá ngoại thường được nhập lậu, buôn bán và tiêu thụ trái phép tại Việt Nam.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng
(PLVN) - Với niềm đam mê cà phê từ nhỏ, anh Liêng Jrang Ha Hoang (sinh năm 1981, thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) đã mạnh dạn xây dựng, cho ra đời thương hiệu cà phê Chư Mui. Người đàn ông K’Ho này mong muốn khi thương hiệu cà phê quê hương lớn mạnh, dân làng sẽ có có cuộc sống ấm no hơn, từ đó chăm chút nương rẫy và không còn phá rừng nữa.