Sẽ miễn cước nhắn tin ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19

Sẽ miễn cước nhắn tin ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19
(PLVN) - Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) vừa có văn bản gửi Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện – đơn vị sở hữu Cổng 1407 của Chương trình “Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19” - và các nhà mạng đề nghị miễn phí tin nhắn ủng hộ chương trình này.

Trong văn bản phát đi ngày 20/3, Bộ TTTT nhận định, do tính chất đặc biệt của Chương trình “Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19” nhằm vận động các tầng lớp nhân dân ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19, góp phần hạn chế những nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, đời sống của người dân, thiệt hại kinh tế cũng như trật tự, an toàn xã hội, Bộ trưởng Bộ TTTT đồng ý với đề xuất của Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện không thu cước kết nối dịch vụ nhắn tin đến cổng 1400 của Chương trình.

Bộ TTTT cũng đề nghị các DN viễn thông di động nghiên cứu hỗ trợ, miễn cước tin nhắn ủng hộ Chương trình “Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19”.

Trước đó, sau khi Bộ TTTT, Bộ Y Tế, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội chữ Thập đỏ vận động đóng góp ủng hộ phòng chống dịch Covid-19, trong đó có nhắn tin tới Cổng 1407 với phí gửi tin300đ/tin, nhiều người đã phản ứng về việc tại sao nhà mạng lại thu phí tin nhắn có ý nghĩa xã hội này.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc thu tiền nói trên thực hiện theo quy định tại Thông tư 10/2015/TT-BTTTT của Bộ TTTT về “Quy định giá cước kết nối dịch vụ nhắn tin đến Cổng thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia (Cổng 1400)". Theo đó, giá cước kết nối dịch vụ nhắn tin đến Cổng thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia (Cổng 1400) là 218 đồng/bản tin nhắn.

Như vậy, tất cả các tin nhắn tới cổng 1400, bao gồm cả tín nhắn tới cổng 1407 của chương trình này, đều phải trả phí theo quy định, và nhà mạng cũng phải tuân thủ quy định này.

Với số tiền 300 đồng/tin nhắn, nhà mạng chỉ nhận được 60,2 đồng, số còn lại thuộc về Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện – đơn vị sở hữu Cổng 1400. Số tiền 60,2 đồng/tin nhắn được nhà mạng chi cho khấu hao hạ tầng BTS, trạm…, in thẻ cào, chi đại lý, chi phí chuyển tiền ngược lại cho Ủy ban MTTTQ… "Trên thực tế, các nhà mạng đều phải bù lỗ khi thực hiện những chương trình này, nhưng xác định đó là nhiệm vụ chính trị, là trách nhiệm xã hội nên đều vui vẻ thực hiện" - đại diện một nhà mạng chia sẻ.

Như vậy, sau văn bản này của Bộ TTTT, Cổng nhân đạo Quốc gia 1400 và các nhà mạng sẽ có “hành lang” để có thể thực hiện miễn phí tin nhắn Chương trình “Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19” và có thể các chương trình ý nghĩa tương tự.

Tin cùng chuyên mục

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

(PLVN) - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, giáo dục số đã trở thành xu hướng quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vnEdu content nổi lên như một nền tảng giáo dục số tiên phong cung cấp môi trường giáo dục số hiện đại với nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh trên cả nước.

Đọc thêm

VNPT, VTC và Cục Công nghiệp an ninh ký kết hợp tác chuyển đổi số trong cảnh báo sự cố phòng cháy, chữa cháy

Lãnh đạo 3 bên chụp ảnh lưu niệm tại buổi Lễ ký kết. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trên cơ sở Thỏa thuận hợp tác chiến lược và toàn diện số 46/TTHT-BCA-VNPT giữa Bộ Công an và Tập đoàn VNPT ngày 27/4/2023, tại Hà Nội mới diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chuyển đổi số lĩnh vực truyền tin cảnh báo sự cố trong công tác phòng cháy, chữa cháy giữa Cục Công nghiệp an ninh (Bộ Công an) và Tổng công ty Dịch vụ viễn thông (Tập đoàn VNPT) và Công ty cổ phần Viễn thông VTC.

Làm sao để tội phạm mạng không 'leo thang'?

Nhiều cuộc tấn công mã hóa tống tiền đã xảy ra. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, thời gian gần đây, đã có một số hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam bị sự cố tấn công ransomware (mã hóa tống tiền), gây gián đoạn hoạt động và thiệt hại về vật chất, hình ảnh của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cũng như hoạt động bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia.

Ra mắt Cổng thông tin du lịch thông minh An Giang

Lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành thực hiện nhấn nút khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh tỉnh An Giang. (Ảnh: PV)
(PLVN) - VNPT An Giang phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang mới tổ chức Lễ khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh An Giang (Checkin An Giang) phục vụ nhu cầu tìm hiểu về du lịch An Giang của người dân và du khách.

Việt Nam có nền tảng AI định danh và xác thực đầu tiên vượt 1 tỷ lượt yêu cầu

Nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC tối ưu cho ngân hàng, tổ chức tài chính (Ảnh: PV)
(PLVN) - Mới đây, nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC ghi nhận số lượt xử lý yêu cầu từ người dùng vượt ngưỡng 1 tỷ, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Qua đó, VNPT eKYC trở thành nền tảng định danh và xác thực đầu tiên tại Việt Nam đạt quy mô này.

Hải Dương sẽ kiến tạo mô hình công dân số trong ngày Chuyển đổi số tỉnh

Ngày Chuyển đổi số tỉnh Hải Dương năm 2024 sẽ diễn ra nhiều sự kiện kiến tạo mô hình công dân số.
(PLVN) - Vào sáng ngày 26/3 tới đây, tại Trung tâm Văn hoá Xứ Đông (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) sẽ diễn ra ngày Chuyển đổi số tỉnh Hải Dương năm 2024 với nhiều sự kiện để kiến tạo mô hình công dân số như: ra mắt ứng dụng dành cho người dân Smart – Hải Dương, triển lãm, trưng bày các giải pháp, sản phẩm về chuyển đổi số…

Nhiều nội dung thiết thực tại Hội nghị điện toán đám mây bền vững do Viettel IDC tổ chức

Đại diện Viettel IDC chia sẻ tại Hội nghị
(PLVN) - Với chủ đề “Phát triển tương lai số bền vững”, ngày 18/3/2024, tại Hà Nội Viettel IDC đã cũng các Tập đoàn Công nghệ tổ chức Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit (DCCI Summit), Đây là năm thứ 3 Viettel IDC tổ chức hội nghị này với mục tiêu phát triển thị trường Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam.