Sẽ khảo sát và xây dựng lại giá của nhiều dịch vụ y tế

Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.
(PLO) - Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến nay 63/63 tỉnh, thành phố đã đấu thầu tập trung, nhiều tỉnh đã đấu thầu tập trung hầu hết các loại thuốc, một số tỉnh đã đấu thầu tập trung một số loại vật tư, hóa chất sử dụng lớn.

Về đấu thầu tập trung cấp quốc gia, hiện Bộ Y tế đã hoàn thành đấu thầu 5 hoạt chất với 22 thuốc (5 thuốc biệt dược, 17 thuốc generic) để cung cấp cho các cơ sở y tế trên toàn quốc. Đây là thuốc có tỷ trọng sử dụng lớn về giá trị, số lượng. Tổng giá kế hoạch của các gói thầu là 2.746 tỷ đồng, giá trúng thầu là 2.269 tỷ đồng, giảm được 477 tỷ đồng.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về mở rộng danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia trong năm 2018, Bộ Y tế quyết định đấu thầu tập trung đối với 30 thuốc có số lượng sử dụng lớn. Bộ cũng có kế hoạch đàm phán giá 8 loại thuốc biệt dược gốc sử dụng nhiều và sau khi có kết quả sẽ mở rộng thêm khoảng 25 biệt dược gốc khác. Bên cạnh đó, triển khai đàm phán giá đối với 139 thuốc biệt dược gốc hết bản quyền đã có nhiều thuốc generic thay thế.

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Bộ đang khảo sát và xây dựng lại giá của nhiều dịch vụ y tế. Dự tính, trong tháng 5 sẽ có 40 dịch vụ y tế được điều chỉnh, gồm: giá khám bệnh, giá ngày giường điều trị, X-quang, chụp cộng hưởng từ, nội soi tai mũi họng, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính... Bộ cũng đang khảo sát lại giá dịch vụ y tế đang áp dụng, từ đó có hướng điều chỉnh cho sát với giá thực tế. Bộ Y tế và Bộ Tài chính sẽ cùng xem xét, điều chỉnh các dịch vụ có giá chưa hợp lý.

Trước đó, tại buổi làm việc với Bộ Y tế, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao việc đấu thầu tập trung quốc gia khi ở Bộ Y tế và BHXHVN năm vừa qua đã tiết kiệm được khoảng 700 tỷ đồng. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng băn khoăn khi cùng loại thuốc mà chênh lệch giữa các bệnh viện, các vùng miền là khó giải thích với Quốc hội.

Đồng thời, theo Phó Thủ tướng, vấn đề giá thuốc chạm đến quyền lợi của hàng triệu người, của người bệnh, doanh nghiệp, khả năng thanh toán quỹ BHYT… Do đó, mọi việc phải minh bạch, công khai, giá cả hợp lý, đặc biệt là chất lượng thuốc phải đặt lên hàng đầu, vì sức khỏe của người dân. Cũng cần rà soát lại cơ sở pháp lý về vấn đề đàm phán giá. Cần phối hợp giữa đấu thầu và đàm phán giá, việc này phải do Bộ Y tế làm.

Ngoài ra, không chỉ mở rộng đấu thầu tập trung thuốc mà còn đấu thầu tập trung thiết bị vật tư y tế. Bởi theo Phó Thủ tướng, một cái kim tiêm bé nhưng hàng năm dùng hàng trăm tỉ đồng cho thiết bị này, nên phải đấu thầu cả thiết bị y tế, ngay cả đến thiết bị y tế cao cấp, giá cũng rất bất cập. 

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.