Sẽ giải quyết tốt vấn đề vật liệu cát cho các dự án cao tốc

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm rõ thêm về một số vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm. (Ảnh: Nghĩa Đức)
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm rõ thêm về một số vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm. (Ảnh: Nghĩa Đức)
(PLVN) - Với nhiều giải pháp đồng bộ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tự tin, trong thời gian tới, vấn đề nguyên vật liệu cát cho các dự án sẽ được giải quyết tốt.

Chiều 4/6, cuối phần chất vấn và trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã báo cáo, làm rõ thêm về một số vấn đề mà các đại biểu Quốc hội quan tâm.

Trong đó, về vấn đề vật liệu xây dựng cho các dự án, nhất là các dự án làm đường cao tốc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, trước đây phân cấp cho địa phương nhưng vướng mắc về quy trình, thủ tục nên quá trình này bị chậm trễ và kéo dài thời gian. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo và đã được Quốc hội xem xét phân loại nhóm khoáng sản, vật liệu xây dựng thông thường sẽ được đơn giản hóa các thủ tục và tiếp tục thực hiện phân cấp triệt để.

Đến nay, tình hình tăng trưởng khá tốt, đặc biệt là có các giải pháp liên quan đến những vùng rất khó khăn về vật liệu xây dựng như Đồng bằng sông Cửu Long từ nghiên cứu, đánh giá thử nghiệm nguồn cát nhiễm mặn đến ban hành hướng dẫn quy chuẩn kỹ thuật bao gồm công nghệ khai thác, công nghệ để san lấp, đánh giá về tính chất cơ lý, sức bền, vật liệu và ảnh hưởng đến môi trường… Chúng ta cũng có các bước thử nghiệm từng khu vực khai thác, từng công trình, đưa ra các tiêu chí về sử dụng cát biển.

Bên cạnh đó, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo bổ sung các nguồn khác, trong đó có việc nghiên cứu nhập vật liệu cát từ nước bạn... Với nhiều giải pháp đồng bộ, Phó Thủ tướng tự tin, trong thời gian tới, vấn đề nguyên vật liệu cát cho các dự án sẽ được giải quyết tốt.

Liên quan đến vấn đề đất hiếm, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, tổng lượng đất hiếm ở Việt Nam chiếm 18% trên thế giới. Thực tế thị trường đất hiếm hiện nay tăng khoảng 4%/năm kể từ năm 2014 đến nay do các nhu cầu sử dụng trong các lĩnh vực pin, nam châm, xe điện, ứng dụng vũ trụ. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường hết sức phức tạp, chủ yếu do các nước lớn đang điều hành thị trường này.

Vì vậy, việc khai thác đất hiếm này đã được Chính phủ chỉ đạo sát sao. Theo đó, đã có dự án điều tra, đánh giá trữ lượng các loại đất hiếm, xác định nguyên tắc dựa vào cung cầu của thị trường để khai thác; đáp ứng được công nghệ tuyển chọn, không xuất khẩu đất hiếm thô.

Về quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, theo Phó Thủ tướng, Luật Bảo vệ môi trường 2020 là hết sức toàn diện đầy đủ và cụ thể. Tới đây, chúng ta cần chuẩn bị thật kỹ về nhận thức của toàn dân và trách nhiệm của các cơ quan quản lý, nhất là địa phương, trong đó xác định phải chuyển rác thành tài nguyên và tuyệt đối không sử dụng phương án chôn lấp rác. Muốn vậy, giải pháp là phân loại rác, tái sử dụng rác và biến rác thành năng lượng. Điều này đòi hỏi chúng ta phải đi từ người dân, từ nguồn có thể phân loại rác ngay từ đầu…

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh buổi gặp mặt báo chí

Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần 4: Kiều bào chung tay phát triển đất nước

(PLVN) - Chiều 02/07, tại TPHCM, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) Lê Thị Thu Hằng đã chủ trì buổi gặp gỡ báo chí, thông tin về Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4 và Diễn đàn trí thức & chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài năm 2024.

Đọc thêm

Bảo đảm hậu cần, nâng cao đời sống bộ đội

Các đại biểu tham quan gian trưng bày sản phẩm của Cục Hậu cần Quân khu 9.
(PLVN) - Trước yêu cầu xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, 5 năm qua, ngành Hậu cần Quân đội tập trung bảo đảm tốt công tác hậu cần cho nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất; nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe bộ đội và phòng ngừa dịch bệnh; đẩy mạnh tăng gia sản xuất, chế biến gắn với công tác quản lý; thường xuyên chú trọng bảo đảm doanh trại, xây dựng, vật tư thực hiện nhiệm vụ trong mọi điều kiện, hoàn cảnh...

TAND tỉnh Kiên Giang có tân Chánh án

Ông Nguyễn Trí Tuệ ( bìa phải) - Phó Chánh án thường trực TAND Tối cao trao quyết định bổ nhiệm cho ông Võ Kế Nghiệp.

(PLVN) - Chiều 01/7, tại Kiên Giang, TAND Tối cao tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm ông Võ Kế Nghiệp - Phó Chánh án TAND tỉnh Kiên Giang giữ chức Chánh án TAND tỉnh Kiên Giang.

Khai thác tối đa hiệu của các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô (sửa đổi)

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Trong Luật Thủ đô (sửa đổi) có trên 50 quy định nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của HĐND TP Hà Nội. Vì vậy, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị TP Hà Nội nói chung, HĐND TP nói riêng nắm bắt tốt cơ hội này, hành động quyết liệt, phát huy mạnh mẽ vai trò của mình và huy động sức mạnh tổng hợp để khai thác tối đa hiệu quả của các cơ chế đặc thù nhằm khẩn trương tháo gỡ vướng mắc để thúc đẩy, phát huy các lợi thế sẵn có.

Ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
(PLVN) - Sáng nay - 01/7/2024, TP HCM và các địa phương trong cả nước đồng loạt tổ chức Lễ ra mắt Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu thời điểm Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở được thông qua và chính thức có hiệu lực thi hành.

Kinh nghiệm phát triển từ Bắc Giang

Ảnh minh họa
(PLVN) - Kinh tế cả nước vừa bước qua 6 tháng đầu năm với nhiều tín hiệu tích cực, nhất là về tăng trưởng. Theo đó, nhiều địa phương đạt mức tăng trưởng GRDP 2 chữ số, Bắc Giang trở thành “quán quân”, tăng trưởng hơn 14%.

Làm rõ giải pháp, lộ trình thực hiện việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế

Hình ảnh tại cuộc làm việc. (Ảnh: MT)
(PLVN) - Đây là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023” với Chính phủ diễn ra cuối tuần qua.