“Bắn mây” là phương án phức tạp khi chúng ta bị động, phải thuê máy bay nước ngoài xử lý. Thay vào đó, cơ quan khí tượng đang gấp rút chuẩn bị cho việc dự báo thời tiết liên tục, 1h/lần phục vụ dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long.
Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn cho chúng tôi biết phương án “ứng phó” với thời tiết dịp đại lễ sau khi Chính phủ thống nhất ngừng kế hoạch “bắn mây”.
Xin ông giải thích rõ về phương án “bắn mây” được đề xuất nhằm tránh mưa trong dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long sắp diễn ra?
Đó là cách dùng máy bay chứa hóa chất phun lên những đám mây gây mưa ở khu vực nào đó, hóa chất có tác dụng khiến cho mưa diễn ra sớm, thường là trước thời điểm diễn ra sự kiện quan trọng. Hóa chất cũng có thể đẩy mây đi khỏi khu vực ban đầu. Ngoài phương tiện máy bay, người ta có thể dùng tên lửa bắn lên mây, hóa chất từ tên lửa phun ra cũng có tác dụng tương tự.
Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn cho chúng tôi biết phương án “ứng phó” với thời tiết dịp đại lễ sau khi Chính phủ thống nhất ngừng kế hoạch “bắn mây”.
Xin ông giải thích rõ về phương án “bắn mây” được đề xuất nhằm tránh mưa trong dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long sắp diễn ra?
Đó là cách dùng máy bay chứa hóa chất phun lên những đám mây gây mưa ở khu vực nào đó, hóa chất có tác dụng khiến cho mưa diễn ra sớm, thường là trước thời điểm diễn ra sự kiện quan trọng. Hóa chất cũng có thể đẩy mây đi khỏi khu vực ban đầu. Ngoài phương tiện máy bay, người ta có thể dùng tên lửa bắn lên mây, hóa chất từ tên lửa phun ra cũng có tác dụng tương tự.
Thời tiết xấu là nỗi lo trong dịp diễn ra Đại lễ
|
Thực ra đây là cách mà một số quốc gia trên thế giới đã từng tiến hành như: Trung Quốc, Nga , Mỹ trong những dịp đại lễ quan trọng… nhưng với điều kiện của Việt Nam hiện nay, việc “bắn mây” nhằm tránh mưa là rất tốn kém, khó khả thi bởi chúng ta chưa biết gì về công nghệ này. Mọi việc phụ thuộc hoàn toàn vào phía nước ngoài, từ chuyên gia, phương tiện, đến hóa chất. Và nếu phương án đó được triển khai nó sẽ ngốn một khoản tiền không nhỏ.Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng kết luận cho rằng, nếu bắn mây phải tốn vài chục triệu đô, chưa kể việc nước ngoài phải đưa máy bay vào, rất phức tạp nên đã nhất trí ngừng phương án này. Để đảm bảo tối đa cho thành công ngày đại lễ, chúng ta có phương án gì thay thế không thưa ông? Tôi được biết, Bộ Tài nguyên-Môi trường đã quyết định không trình phương án “bắn mây”. Thay vào đó, sẽ dựa vào thông tin dự báo thời tiết của ngành khí tượng. Hiện chúng tôi đang thử nghiệm chế độ báo thời tiết liên tục (1 tiếng/lần) tại khu vực Hà Nội. Trước tiên, toàn bộ hệ thống này sẽ hoạt động dự báo liên tục trong dịp 2/9. Sau đó, sẽ áp dụng chế độ báo thời tiết đó trong Đại lễ. Cùng với lực lượng chuyên gia được tăng cường, hệ thống thiết bị, máy móc đã được lắp đặt với mật độ dày đặc hơn ở trung tâm và các tỉnh lân cận Hà Nội, chắc chắc sẽ cung cấp được dữ liệu để chúng tôi có thể đưa ra dự báo sớm về nguy cơ thời tiết xấu.Theo kinh nghiệm của ông, vào dịp diễn ra Đại lễ (từ 1-10/10) thời tiết tại Hà Nội sẽ ra sao? Qua nhiều năm thống kê cho thấy, tháng 10 là thời điểm đã kết thúc mùa mưa bão, nên trạng thái thời tiết tốt chiếm đến 70%. Dù vậy, vẫn còn 30% khả năng xảy ra mưa hoặc mưa to, do gió mùa đông bắc tràn về sớm.Xin cảm ơn ông!
Theo Phạm Thanh
Dân Trí
Dân Trí