Sẽ có tòa án chuyên xử tội phạm vị thành niên?

Để giải quyết các vụ án liên quan đến trẻ vị thành niên đang ngày càng gia tăng, phức tạp, TAND Tối cao đang xây dựng dự thảo đề án thành lập Tòa án Gia đình và Trẻ vị thành niên. Theo Trung tướng Trần Văn Độ, thực tế, nhiều vụ xử tội phạm này đã đưa về địa phương xét xử công khai làm cho các em trở nên hoang mang, nhiều em sau đó khó làm lại cuộc đời.

Để giải quyết các vụ án liên quan đến trẻ vị thành niên đang ngày càng gia tăng, phức tạp, TAND Tối cao đang xây dựng dự thảo đề án thành lập Tòa án Gia đình và Trẻ vị thành niên.

Trung tướng Trần Văn Độ, Phó Chánh án TAND Tối cao, Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương, cho biết mục tiêu chủ yếu của việc thành lập Tòa án Gia đình và Trẻ vị thành niên là để xét xử các vụ án sâu sát hơn, phù hợp với tâm sinh lý của đối tượng.

Một bị cáo vị thành niên bị xét xử tội hiếp dâm.
Một bị cáo vị thành niên bị xét xử tội hiếp dâm.

Nhiều bất cập

Theo Trung tướng Trần Văn Độ, những hành vi phạm tội của người chưa thành niên được đưa ra xét xử về cơ bản vẫn do tòa án các cấp xét xử theo thủ tục chung và phần lớn là do TAND cấp huyện xét xử. Nhiều vụ án còn được đưa về địa phương xét xử công khai đã làm cho các em trở nên hoang mang, nhiều em sau đó khó làm lại cuộc đời.

Theo dự thảo đề án do TAND Tối cao xây dựng, việc thành lập Tòa án Gia đình và Trẻ vị thành niên xuất phát từ tình hình tội phạm là người chưa thành niên đang chiếm tỉ lệ cao, nghiêm trọng và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên ở Việt Nam.

Thống kê của Vụ Thống kê tổng hợp (TAND Tối cao) cho thấy nếu như năm 2009, TAND các cấp đã thụ lý 94.710 vụ, xét xử 89.609 vụ án liên quan đến hôn nhân gia đình thì năm 2010 đã thụ lý 103.332 vụ, xử 97.627 vụ; năm 2011 lên tới 121.848 vụ và xét xử 115.331 vụ.

Án trẻ vị thành niên phạm tội cũng ở mức báo động khi năm 2009 thụ lý 2.953 vụ/4.055 bị cáo và năm 2011 thụ lý 2.516 vụ/3.471 bị cáo. Hơn nữa, ngày càng nhiều trẻ vị thành niên bị xâm hại, xâm hại về tình dục, bóc lột sức lao động, bạo lực mà trẻ vị thành niên là nạn nhân của những mâu thuẫn, bạo hành trong gia đình cũng như việc ly hôn của cha mẹ.

Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn Luật sư TPHCM) cho rằng việc phối hợp giữa các cơ quan tố tụng khi giải quyết loại án do người chưa thành niên còn hạn chế, vẫn theo thủ tục chung mà chưa chú ý đúng mức những thủ tục đặc biệt. Nhiều điều tra viên chưa chú ý tới việc điều tra nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội, điều kiện nhân thân giáo dục của nhà trường…

Cũng vì chưa chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của người chưa thành niên nên trong quá trình hỏi cung bị can, nhiều điều tra viên vẫn còn quát mắng, đe dọa, thậm chí đánh đập, gây cho các em tâm lý sợ hãi, căng thẳng dẫn đến lời khai không đúng.

Theo TS Mai Bộ (Tòa án Quân sự Trung ương), đối với người chưa thành niên, gia đình là nơi nuôi dưỡng và là trường học đầu tiên của trẻ em. Từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành, phần lớn thời gian là trẻ em sống trong gia đình. Chính vì thế, người chưa thành niên phạm tội chịu ảnh hưởng nhiều từ những hành vi xấu của cha mẹ và người lớn trong gia đình.

Bảo vệ hạnh phúc gia đình

Theo Trung tướng Trần Văn Độ, Tòa án Gia đình và Trẻ vị thành niên sẽ giúp giải quyết tốt hơn những quan hệ đặc thù trong gia đình, những quan hệ với trẻ vị thành niên cũng như những chế định đặc thù cần áp dụng.

Ngoài ra, Tòa án Gia đình và Trẻ vị thành niên còn thúc đẩy việc xây dựng hệ thống thu thập, lưu trữ thông tin và số liệu về các vụ việc liên quan đến gia đình và trẻ vị thành niên, giúp các cơ quan xây dựng pháp luật và hoạch định chính sách có những thông tin chính xác để đề ra những biện pháp thích hợp trong đấu tranh phòng ngừa người chưa thành niên vi phạm pháp luật cũng như công tác chăm sóc, bảo vệ các quyền lợi chính đáng của trẻ vị thành niên.

Khi tòa án này được thành lập, các vụ việc liên quan đến trẻ vị thành niên sẽ được xét xử kín và tạo được sự gần gũi đối với người chưa thành niên tham dự phiên tòa. Bởi vậy, để thành lập được tòa án này, cần phải đào tạo cho cán bộ tiến hành tố tụng hiểu biết tâm lý trẻ; thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ công an, kiểm sát, tòa án, luật sư, hội đồng thẩm phán… để họ hiểu sâu về lĩnh vực này.

Từ việc phân tích đặc điểm nhân thân người phạm tội, có khoảng 7,81% người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn TPHCM là những người có bố mẹ ly hôn hoặc ly thân. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững đối với sự phát triển của quốc gia và hệ lụy của việc cha mẹ ly hôn đối với việc chăm sóc, giáo dục con cái.

Phòng xử thân thiện

Dự kiến, TAND Tối cao hoàn tất đề án thành lập Tòa án Gia đình và Trẻ vị thành niên trình Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp cho ý kiến trong năm 2013, sau đó sẽ xây dựng và trình Quốc hội các dự án luật sửa đổi, bổ sung. Tòa án Gia đình và Trẻ vị thành niên được thành lập là tòa chuyên trách nằm trong hệ thống tòa án hiện hành.

Tuy nhiên, do có những đặc thù về lứa tuổi, tâm sinh lý của trẻ vị thành niên nên phải có những phòng xử thân thiện với các em, trong đó bố trí lại vị trí chỗ ngồi và trang trí thêm một số dụng cụ để tạo ra không khí thân thiện, gần gũi đối với người chưa thành niên tham dự tòa.

Theo Người lao động

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.