Sẽ có phương án đảm bảo quyền lợi học sinh phường Tây Mỗ theo quy định

Ảnh cắt từ clip (Nguồn: H.Y)
Ảnh cắt từ clip (Nguồn: H.Y)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Liên quan đến vụ việc hàng trăm phụ huynh tập trung đến Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 để chất vấn, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) hẹn ngày trả lời. Phòng Giáo dục quận sẽ tham mưu lãnh đạo quận phương án giải quyết theo tinh thần chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

Sáng nay, 22/8, đại diện Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Nam Từ Liêm cho biết, đến 14h ngày 23/8, sau khi UBND quận phê duyệt, Phòng sẽ có câu trả lời chính thức đến các bậc phụ huynh. Việc thông báo này diễn ra trực tiếp tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3.

Theo báo cáo của UBND quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội, phường Tây Mỗ có tốc độ đô thị hóa nhanh, dân số khoảng 70.000 người, chủ yếu là cư dân khu đô thị, nhưng chỉ có hai trường tiểu học công lập là Tây Mỗ và Lý Nam Đế. Năm học trước, trường Tây Mỗ có quy mô 2.500 học sinh, Lý Nam Đế 1.500 học sinh ở 5 khối lớp.

Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 là trường công lập được tách ra từ Trường Tiểu học Tây Mỗ và dành cho con em nhân dân trên địa bàn phường, đi vào hoạt động từ năm học 2024-2025. Sau khi chia tách các lớp 2, 3, 4, 5 và tuyển mới lớp 1, tổng số học sinh của Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 là 30 lớp, với 1.111 học sinh, đã vượt chỉ tiêu so với quy định là 30 lớp với tối đa 1.050 học sinh.

Tất cả học sinh (lớp 2, 3, 4, 5) được tách từ Trường Tiểu học Tây Mỗ và tuyển mới (lớp 1) đều thuộc đối tượng học sinh trên địa bàn phường Tây Mỗ theo đúng tuyến tuyển sinh quy định (thuộc các tổ 7, 8, 9, 10, 11, 12 và tòa nhà chưa phân tổ thuộc khu đô thị bên cạnh đó của phường Tây Mỗ).

Học sinh lớp 1 được tổ chức tuyển sinh theo đúng quy định, đúng đối tượng đã được phân tuyến với chỉ tiêu đăng ký là 400 chỉ tiêu. Tuy nhiên, do tốc độ gia tăng dân số nhanh nên kết thúc thời gian tuyển sinh, tổng số học sinh đã tuyển vượt 60 chỉ tiêu (với tổng là 460 học sinh lớp 1, chia làm 13 lớp). Các trường hợp không nộp hồ sơ theo thời gian quy định coi như không có nhu cầu.

Qua khảo sát nhanh của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Nam Từ Liêm, hiện có ba đối tượng chính có nguyện vọng theo học tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3, gồm học sinh lớp 2, 3, 4, 5 từ các trường lân cận xin chuyển về trường mới (khảo sát sơ bộ ở Trường Tiểu học Lý Nam Đế có 233 học sinh xin chuyển); Học sinh từ các tỉnh, quận khác mới chuyển về sinh sống tại các tòa chung cư; học sinh năm nay vào lớp 1 nhưng trong kỳ tuyển sinh năm học 2024-2025 không nộp hồ sơ vào trường.

Vì lo lắng con không được học trường gần nhà, sáng 21/8, gần 400 phụ huynh học sinh đã có mặt tại cổng Trường Tiểu học Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm) để tìm hiểu thông tin và kiến nghị với nhà trường về việc cho con nhập học vào trường.

Trước sự việc trên, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề nghị Phòng Sở Giáo dục quận Nam Từ Liêm tham mưu lãnh đạo quận nghiên cứu, tổ chức phương án bảo đảm quyền lợi học tập chính đáng của học sinh theo đúng quy định.

Đồng thời, tăng cường thông tin tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh hiểu rõ về các quy định của ngành, yên tâm chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho con em mình bước vào năm học mới 2024 - 2025.

Sau khi có chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, chiều 21/8, phòng Giáo dục và Đào tạo quận Nam Từ Liêm đã phát mẫu đơn để cha mẹ học sinh có nguyện vọng nộp đơn. Sau đó sẽ tổng hợp thông tin, phân loại đối tượng, thống kê số lượng và nguyện vọng cụ thể; đồng thời rà soát các điều kiện tổ chức dạy học của Trường Tiểu học Tây Mỗ 3, từ đó báo cáo, tham mưu lãnh đạo quận phương án giải quyết theo tinh thần chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

Đọc thêm

Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học

Đại diện Lãnh đạo Phòng GD&ĐT các huyện, thành, thị và các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An ký cam kết hưởng ứng Cuộc Vận động.
(PLVN) - Ngành Giáo dục Nghệ An vừa tổ chức Lễ phát động Cuộc vận động “học sinh Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học”. Sự kiện nhằm giúp các em học sinh có thể tập trung rèn luyện học tập, cũng như tránh xa những cám dỗ từ mạng xã hội thông qua việc dùng điện thoại.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế
(PLVN) -  Trong 2 ngày 17 và 18/10, tại Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế và báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục năm 2024 cho cán bộ làm công tác pháp chế của các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm.

Bí mật số 87 - CYBERSPHERE: Sân chơi 'đậm chất luật' cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức.
(PLVN) - Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức nhằm chào đón tân sinh viên chuyên ngành Luật Kinh tế. Qua hai chặng cạnh tranh khốc liệt, chặng thi thứ ba với chủ đề “Virtual Connections - Thiết kế cờ và chụp ảnh lớp” tạo không khí bùng nổ giữa các chi đoàn, đem đến sự gắn kết giữa các sinh viên...

Thầy cô và các em học sinh nói gì về quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học

Lớp học nói không với dùng điện thoại tại Trường THPT Đại Mỗ.
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Trưởng phòng (GD& ĐT), các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị giáo dục nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng điện thoại di động và các thiết bị thu, phát sóng trong nhà trường, tuyệt đối không để học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. PV Báo PLVN đã ghi nhận thực tế ở một số trường THPT (công lập, tư thục) cho thấy rõ sự đồng thuận, nhất trí cao giữa nhà trường, các em học sinh và phụ huynh.

Truyền ngọn lửa tình yêu tiếng Việt

“Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ - Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt” là buổi tọa đàm do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức mới đây.
(PLVN) - Là một người Việt Nam, chúng ta đã bao giờ thắc mắc chữ viết tiếng Việt ra đời như thế nào? Tại sao chúng ta hiện nay lại đang dùng văn tự Latinh, khác hẳn với các nước “đồng văn” xung quanh như Nhật Bản, Hàn Quốc? Chúng ta vẫn nói mình dùng chữ Quốc ngữ, vậy chữ Quốc ngữ là gì, ai đã tạo ra nó?Những câu hỏi này vẫn luôn “nóng” với nhiều thế hệ bởi chữ viết chính là một trong những thành tựu văn hóa nổi bật nhất của nền văn minh nhân loại, của một quốc gia, dân tộc.

Giáo viên đang chịu nhiều áp lực ngoài chuyên môn

Đừng đặt những áp lực ngoài chuyên môn lên vai thầy, cô giáo, để họ được toàn tâm, toàn ý vào sự nghiệp “trồng người”. (Nguồn: S.T)
(PLVN) - Tại nhiều trường học, các nhà giáo đang phải đối mặt với nhiều áp lực lớn khi ngoài truyền đạt kiến thức còn phải đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của phụ huynh, nhà trường và xã hội, thậm chí đôi lúc giáo viên còn phải kiêm thêm các nhiệm vụ ngoài lề không liên quan đến giáo dục.

Khi bạo lực học đường lên bàn nghị sự

Các đại biểu trẻ em tại phiên thảo luận Tổ. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bạo lực học đường vẫn luôn là vấn đề nhức nhối. Trong phiên thảo luận tổ của Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II vừa qua, các đại biểu đã đưa ra những đề xuất từ góc nhìn trong cuộc sâu sắc, đa chiều về phòng, chống bạo lực học đường…

Người già và những hành trình khác

Người già và những hành trình khác
(PLVN) - Dù đã về hưu nhiều năm, trở thành những cụ ông, cụ bà, nhưng rất nhiều người cao tuổi vẫn tiếp tục năng nổ tham gia các hoạt động. Họ xóa bỏ định kiến về người già trong xã hội, trở thành tấm gương, nghị lực để thế hệ trẻ noi theo.