Sẽ có nhiều gói bảo hiểm y tế phục vụ người dân

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa làm việc với các Bộ Y tế, Tài chính, Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, đại diện TP Hà Nội, TP HCM về hoàn thiện dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT).

Cùng với nghiên cứu nhiều gói BHYT, Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế, BHXH đề xuất cơ chế thanh toán chi phí chênh lệch với những bệnh nhân BHYT có nhu cầu sử dụng phác đồ điều trị, gói dịch vụ với mức chi trả cao hơn gói cơ bản. Các đơn vị cũng được giao cập nhật, chia sẻ dữ liệu khám chữa bệnh (KCB) giữa Quỹ BHYT và các BV nhằm kiểm soát chất lượng điều trị bệnh nhân nhưng không lạm dụng kỹ thuật có chi phí lớn.

"Trường hợp cần thiết khi tổng chi KCB BHYT vượt tổng thu, cần tính đến phương án ngân sách nhà nước phải cấp bù", Phó Thủ tướng nói và lưu ý các quy định cần theo nguyên tắc BHYT là chia sẻ rủi ro, tập trung nguồn lực điều trị cho người không may mắn, yếu thế.

Khi phân bổ dự toán chi KCB BHYT, Phó Thủ tướng cho rằng cần quan tâm hơn đến BV cơ sở nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, quản lý một số bệnh mãn tính, y tế dự phòng, để người dân không dồn lên tuyến trên.

Bộ Y tế hướng dẫn các cơ sở y tế lập dự toán chi hàng năm dựa trên khối lượng công việc, nhiệm vụ được giao, "không áp dụng cứng nhắc nguyên tắc lập dự toán trên cơ sở tổng chi năm trước đó". Đồng thời, ban hành đủ phác đồ để tối ưu hóa hiệu quả điều trị, cơ chế giám sát hiệu quả nhằm hạn chế tùy tiện, lạm dụng thuốc, trang thiết bị khi KCB.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, dự thảo nghị định sẽ tập trung giải quyết nguyên tắc thanh toán, quyết toán chi phí KCB BHUY; nhóm được hỗ trợ mức đóng; tỷ lệ đồng chi trả KCB BHYT với một số nhóm...

Đại diện nhiều đơn vị thống nhất thay quy định Quỹ BHYT thanh toán không vượt quá tổng mức chi phí KCB tại BV bằng giao dự toán chi, có cơ chế điều chỉnh linh hoạt trên thực tế.

Lãnh đạo BHXH, Bộ Tài chính đề nghị hoàn thiện quy định về xây dựng, phê duyệt, phân bổ, điều chỉnh dự toán chi KCB BHYT cho các BV theo nguyên tắc giao dự toán ngân sách nhà nước hàng năm. Tổng thanh toán hàng năm không vượt quy định nhưng linh hoạt, khắc phục tình trạng nơi thừa, nơi thiếu nhưng Quỹ vẫn kết dư.

Chia sẻ quan điểm này, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức cho rằng nghị định cần áp dụng cơ chế thanh toán, quyết toán chi phí KCB BHYT mềm dẻo, không ảnh hưởng quyền lợi người bệnh; không để lạm dụng, trục lợi khi sử dụng thuốc, trang thiết bị không phù hợp phác đồ điều trị.

Tháng 10/2022, giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan nêu thực trạng nhiều BV thành “con nợ” do chi phí KCB bỏ ra chưa được Quỹ BHYT thanh toán.

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Trưởng BQL An toàn thực phẩm TP HCM) phản ánh, nhiều người đến BV khám, phàn nàn về chất lượng, nhất là khi dùng BHYT. Tuy nhiên, BV "lực bất tòng tâm", bởi thiếu rất nhiều thứ, từ nhân lực, thuốc chất lượng đến trang thiết bị.

"Các BV bị ép giảm chi BHYT từ giá dịch vụ, thuốc, vật tư đến mức không đúng với giá của nó. Ép càng rẻ càng tốt. Nhưng khi thanh toán vẫn không dễ dàng", bà Phong Lan nói.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.