Sẽ có bảo hiểm cho cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp

(PLVN) - Nhiều ủy viên Thường vụ đánh giá ưu điểm của bảo hiểm vi mô bởi đây là loại hình bảo hiểm dành cho các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp. Tuy nhiên, cũng cần xác định nguyên tắc quản lý để không phát triển tràn lan loại hình bảo hiểm này.

Sáng nay (13/9), ngay sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội (QH), Phiên họp thứ 3 của Ủy ban Thường vụ QH khóa XV bắt đầu phiên làm việc cho ý kiến vào dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).

Một trong những nội dung mới của dự thảo Luật sửa đổi lần này là quy định mới về bảo hiểm vi mô, bao gồm nội dung về đặc trưng bảo hiểm vi mô và các tổ chức được cung cấp sản phẩm bảo hiểm vi mô (doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô).

Quang cảnh Phiên họp thứ 3.

Quang cảnh Phiên họp thứ 3.

Thừa ủy quyền Thủ tướng trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, bảo hiểm vi mô là loại hình bảo hiểm dành cho các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp nhằm bảo vệ trước những rủi ro có thể xảy ra liên quan đến tính mạng, sức khỏe và tài sản. Sản phẩm bảo hiểm vi mô có các đặc điểm cơ bản như thiết kế ngắn gọn, dễ hiểu, có thủ tục thẩm định đơn giản hoặc không cần thẩm định bảo hiểm.

Quyền lợi của sản phẩm bảo hiểm vi mô chỉ bao gồm các quyền lợi nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ cơ bản; Số tiền bảo hiểm trên từng hợp đồng bảo hiểm vi mô không vượt quá 5 lần thu nhập bình quân đầu người hàng năm của chuẩn cận nghèo ở khu vực thành thị theo quy định của Chính phủ. Quy định về bảo hiểm vi mô cũng đã được rà soát đảm bảo đáp ứng các Hiệp định song phương và đa phương có cam kết về kinh doanh bảo hiểm...

Thẩm tra sơ bộ dự án Luật về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, hiện có 2 loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất nhất trí với các quy định về bảo hiểm vi mô trong dự thảo Luật và cho rằng loại hình bảo hiểm này hướng tới các đối tượng có thu nhập thấp, đặc biệt hộ nghèo, cận nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng cao nhằm bảo vệ họ trước những rủi ro có thể xảy ra liên quan đến tính mạng, sức khỏe và tài sản.

Loại ý kiến thứ hai thì đề nghị cần cân nhắc, làm rõ cơ sở và sự cần thiết quy định về loại hình bảo hiểm vi mô tại dự thảo Luật.

Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, để bảo đảm tính khả thi của Luật, đề nghị cơ quan soạn thảo tổng kết, đánh giá đầy đủ về tính hiệu quả của việc thí điểm thực hiện hoạt động bảo hiểm vi mô trong thời gian qua; phân tích, đánh giá kỹ tác động kinh tế - xã hội, chi phí, lợi ích của loại bảo hiểm này; bổ sung đầy đủ các quy định về bảo hiểm vi mô; phân tích rõ sự khác biệt giữa loại hình bảo hiểm này so với bảo hiểm thông thường. Đồng thời, đánh giá việc trong 16 năm qua chưa có tổ chức bảo hiểm tương hỗ nào được thành lập theo quy định tại Nghị định số 18/2005/NĐ-CP của Chính phủ.

Góp ý vào quy định trên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho rằng bảo hiểm vi mô là vấn đề mới, chưa chín, chưa ổn định nhưng để đáp ứng yêu cầu quản lý thì ông tán thành là cần có quy định về loại hình bảo hiểm này nhằm hỗ trợ cho người yếu thế, người nghèo. Tuy nhiên, trong dự thảo Luật cần nêu một số nguyên tắc như tổ chức nào được cung cấp bảo hiểm vi mô để không dẫn đến tình trạng phát triển tràn lan, không quản lý được; có cần thiết hỗ trợ về ngân sách Nhà nước hay không…

Phó Chủ tịch Thường trực QH Trần Thanh Mẫn đề nghị đánh giá đầy đủ về hiệu quả của việc thí điểm bảo hiểm vi mô, giải trình hiện nay chưa thuyết phục trong việc hướng tới đối tượng thu nhập thấp. Trong khi đó, tỷ lệ hộ nghèo nước ta dưới 3%, nghèo và cận nghèo trên 8% nhưng tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn rất cao, đòi hỏi phải quan tâm hỗ trợ các đối tượng khó khăn như vậy.

Phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 3, điểm lại dự kiến chương trình Phiên họp với nhiều nội dung quan trọng, cấp bách, Chủ tịch QH cho biết, tổng khối lượng công việc phải làm trong Phiên họp này khá lớn, tập trung vào nhiều nội dung cần trình QH tại Kỳ họp thứ 2. Vì vậy, các thành viên UBTVQH cần làm việc hết sức tập trung, chủ động sắp xếp lịch làm việc của mình và dự họp đầy đủ, đúng thành phần, cố gắng cao nhất hoàn thành chương trình đúng dự kiến, đảm bảo các nội dung trình QH đạt chất lượng cao.

Chủ tịch QH cũng đề nghị Chính phủ, cơ quan trình chủ động, cử cán bộ có trách nhiệm tham dự các phiên làm việc, đảm bảo chất lượng Phiên họp.

Đọc thêm

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam
(PLVN) - Chiều 18/3, tại TP HCM, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 558 của Thủ tướng và hội nghị thi đua khen thưởng năm 2024. Chi hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được tặng 1 bằng khen tập thể và 1 bằng khen cho cá nhân nhà báo Trần Ngọc Hà - Phó Tổng biên tập, Thư ký Chi Hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam.

'Mỗi bài báo phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân'

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo hội nghị
(PLVN) - Phát biểu tại Hội nghị Toàn quốc năm 2024 của Hội Nhà báo Việt Nam diễn ra sáng 18/3, ở TP HCM, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng, làm báo có thể nghèo nhưng không được tiêu cực. Mỗi bài báo viết ra phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân, được người đọc tâm phục, khẩu phục...

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh
(PLVN) - Tại Kỳ họp thứ 38, sau khi xem xét báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên vi phạm tại các Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương nhận thấy, bà Hoàng Thị Thúy Lan và các ông Lê Duy Thành, Đặng Văn Minh, Cao Khoa, Hà Hoàng Việt Phương đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương...

Bộ trưởng Tài chính nêu giải pháp hạ giá vàng, giá vé máy bay

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính sáng nay, 18/3, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn về tình trạng giá vàng, giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu giải pháp để khắc phục.

Chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm trong kinh doanh bảo hiểm

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn tại phiên họp.
(PLVN) - Pháp luật nghiêm cấm việc các cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, tranh giành, lôi kéo, dùng các thủ đoạn để bán bảo hiểm đối với những người chưa có nhận thức cao. Bộ Tài chính đã thực hiện kiểm tra, thanh tra khi có khiếu nại những hành vi như vậy và xử phạt nghiêm minh, chuyển cho cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm để xử lý.

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên
Dự Hội thảo khoa học quốc gia "Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững", sáng 17/3, tại TP Điện Biên Phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng với nguồn lực đầu tư còn hạn chế, du lịch Điện Biên cần tập trung đầu tư những công trình, dự án "ra tấm, ra món", phát triển trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn giá trị văn hoá, tự nhiên.

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển
Sáng 17/3, tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị, trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Điện Biên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động
(PLVN) - Nhấn mạnh nhà ở xã hội là nhà ở bình thường như các loại nhà ở khác, phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, Thủ tướng yêu cầu tất cả các chủ thể có liên quan, mỗi người, mỗi tổ chức chung tay, góp sức tạo phong trào, xu thế phát triển nhà ở xã hội, đặt mình vào địa vị của người khác và đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động, trong đó có việc nghiên cứu, triển khai gói tín dụng cho người mua với thời gian 10-15 năm và lãi suất thấp hơn từ 3-5%.