SCIC “loay hoay” với vốn “khủng”?

Dự án Cảng Mỹ Thủy, một trong số danh mục đầu tư của SCIC giai đoạn 2017- 2018
Dự án Cảng Mỹ Thủy, một trong số danh mục đầu tư của SCIC giai đoạn 2017- 2018
(PLO) - Được thành lập với mục tiêu tích tụ, tập trung vốn nhà nước để có nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ đầu tư cần lượng vốn lớn, song báo cáo vừa hoàn thành của Kiểm toán nhà nước (KTNN) cho thấy, luỹ kế từ năm 2013 đến hết năm 2017, giá trị vốn đầu tư giải ngân của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) chỉ thực hiện được 31% kế hoạch…

Vốn đầu tư chủ yếu gửi ngân hàng, mua trái phiếu

Theo báo cáo của SCIC, tính đến 31/12/2018, danh mục đầu tư hiện hữu của SCIC gồm 142 doanh nghiệp với giá trị vốn nhà nước gần 20.576 tỷ đồng, trên tổng số vốn điều lệ là 84.177 tỷ đồng. Thông qua vai trò cổ đông, SCIC đã thực hiện tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả DN thông qua các phương thức khác nhau phù hợp với từng DN.  SCIC cũng đã tổ chức bán vốn tại 986 DN (trong đó bán hết vốn tại 885 DN, bán một phần vốn tại 82 DN và bán quyền mua tại 19 DN) với giá vốn là 8.332 tỷ đồng và giá trị thu về là 36.989 tỷ đồng, gấp hơn 4,4 lần giá vốn (trong khi mức bình quân chung của cả nước giai đoạn 2011 - 2015 chỉ là 1,48 lần).

Về lĩnh vực đầu tư, theo lãnh đạo SCIC, đơn vị này đã tiến hành nghiên cứu hơn 20 cơ hội, trong đó một số cơ hội đã trình hội đồng thành viên xem xét để triển khai. Báo cáo kiểm toán liên quan đến quản lý, sử dụng vốn tài sản nhà nước năm 2017 của SCIC mà KTNN vừa hoàn thành đã chỉ ra giá trị vốn đầu tư giải ngân của SCIC còn thấp, vốn đầu tư được cất chủ yếu dưới tiền gửi ngân hàng và trái phiếu...

Theo KTNN, tại thời điểm ngày 31/12/2017, số dư tiền gửi có kỳ hạn của SCIC là 23.284 tỷ đồng, trong đó tiền gửi là 18.704 tỷ đồng, tiền gửi Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp là 4.580 tỷ đồng. Riêng năm 2017 lãi tiền gửi ngân hàng đã mang lại khoản doanh thu hoạt động tài chính 922,1 tỷ đồng.

Theo báo cáo kiểm toán, về cơ bản, SCIC đã quản lý, sử dụng tương đối tốt và phát huy hiệu quả tiền nhàn rỗi, song KTNN cũng chỉ ra thực tế là SCIC “bí” đầu tư. Cụ thể, giai đoạn năm 2013-2015, theo kế hoạch hàng năm của SCIC được Hội đồng thành viên phê duyệt giá trị dự kiến giải ngân là 17.456 tỷ đồng tuy nhiên giá trị thực tế thực hiện giải ngân là 9.072 tỷ đồng, đạt 52% so với kế hoạch. Luỹ kế từ năm 2013 đến hết năm 2017, giá trị vốn đầu tư giải ngân của SCIC là 9.313 tỷ đồng, tức là chỉ thực hiện được 31% kế hoạch.

Doanh nghiệp hoạt động như quỹ đầu tư

Được thành lập với mục tiêu tích tụ, tập trung vốn Nhà nước để có nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ đầu tư cần lượng vốn lớn, SCIC hoạt động theo mô hình DN nhưng bản chất SCIC là một quỹ đầu tư. Tại thời điểm 31/12/2017, ước tính giá trị tài sản ròng của SCIC là 175.063 tỷ đồng, nguồn vốn từ quỹ đầu tư phát triển là 17.451 tỷ đồng, chỉ chiếm 9,9% giá trị tài sản ròng của SCIC. Tỷ trọng tiền mặt sẵn sàng cho các hoạt động đầu tư của SCIC là thấp so với các mô hình quỹ đầu tư. 

Mặc dù hoạt động theo phương thức của các tổ chức đầu tư tài chính trên thị trường, tương đối giống các quỹ đầu tư, quản lý danh mục và ăn phí quản lý, song SCIC là doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Điều này đồng nghĩa với việc SCIC còn phải tuân thủ các quy định về bảo toàn vốn theo luật định. Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, Luật quản lý và sử dụng vốn nhà nước yêu cầu rất rõ về bảo toàn vốn nhà nước. Cụ thể là yêu cầu xem xét, đánh giá hiệu quả  đối với từng hoạt động kinh doanh, dự án đầu tư cụ thể, thay vì đánh giá cả danh mục theo nguyên tắc thị trường. Điều này dẫn đến rủi ro trong việc ra quyết định đầu tư, không thúc đẩy hoạt động đầu tư. 

“Khó có thể thống kê một nhà đầu tư tài chính, hoặc một quỹ đầu tư nào đều đạt được tăng trưởng dương cho từng khoản đầu tư trong cả danh mục mà mình quản lý. Việc xem xét, đánh giá riêng lẻ từng hoạt động kinh doanh, dự án đầu tư cụ thể của DNNN thay vì cơ chế xem xét đánh giá tổng thể, đang khiến những “quả đấm thép” trở nên thận trọng dễ bỏ lỡ cơ hội thị trường….”- Một chuyên gia bình luận.

Cơ hội đến nhanh, cũng đi rất nhanh, khi thị trường có diễn biến thuận lợi, DN không chớp được cơ hội mà còn phải lo thực hiện đúng các quy định về trình tự, thủ tục đầu tư phức tạp, khả năng “bỏ lỡ” cơ hội là rất dễ xảy ra. 

Trước đó, trong một lần trao đổi với báo chí về hoạt động kinh doanh của SCIC, Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC, doanh nhân Nguyễn Đức Chi cũng chia sẻ: “Là nhà đầu tư, ai không ham bỏ vốn để có thể kiếm lời lớn, SCIC cũng không ngoại lệ. Nhưng đầu tư có dự án thành công, có dự án thất bại, tổng hợp chung lại có lãi là  thành công. Nhưng với DNNN, trong khi nhiều dự án khác thành công mà chỉ cần 1 dự án thất bại thì “thôi rồi”…”

Báo cáo của SCIC thể hiện, giai đoạn 2017 – 2018, SCIC đã và đang thực hiện nghiên cứu 43 cơ hội đầu tư mới (tương đương 65% trên tổng số cơ hội đầu tư được xem xét). Về đầu tư tài chính, SCIC cũng đã triển khai nghiên cứu một số cơ hội, tuy nhiên năm 2018 chưa có dự án được phê duyệt và giải ngân.

Theo chia sẻ của lãnh đạo SCIC,  chiến lược đầu tư của SCIC chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các quy chế, quy trình đầu tư của SCIC đang trong quá trình hoàn thiện, sửa đổi bổ sung nên việc áp dụng để tìm kiếm cơ hội đầu tư gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc chưa hoàn tất xây dựng khẩu vị rủi ro, mức chấp nhận rủi ro cũng như hệ thống các tiêu chí sàng lọc đầu tư, tiêu chí thoái vốn... nên việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư còn nhiều hạn chế.

Tháng 11 vừa qua, cùng với 18 tập đoàn, tổng công ty khác, SCIC đã được chuyển giao về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN. Theo Quyết định 2012/QĐ-TTg ngày 13/12/2017 phê duyệt Phương án cơ cấu lại SCIC đến năm 2020 Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo: “SCIC xây dựng Chiến lược phát triển SCIC đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt sau khi Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN được thành lập”. Kỳ vọng rằng, trong lần làm mới “chiếc áo” pháp lý này, nhiều nút thắt sẽ được gỡ bỏ để nhà đầu tư của Chính phủ có những bước ngoặt đột phá, đặc biệt là trong vai trò đầu tư.

Theo Báo cáo kiểm toán của SCIC, năm 2017, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của SCIC sau kiểm toán là 6.767 tỷ đồng; Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu là 16,3%; Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản năm 2017 là 15,3%; Tỷ lệ sinh lời trên tổng doanh thu = Lợi nhuận sau thuế/Tổng doanh thu năm 2017 là 87,15%; Hệ số bảo toàn vốn = vốn chủ sở hữu cuối kỳ/vốn chủ sở hữu đầu kỳ là 1 lần; Mức độ bảo toàn vốn = Vốn chủ sở hữu/Vốn đầu tư của chủ sở hữu là 1,8 lần.

Báo cáo tài chính năm 2017 của SCIC, xét trên khía cạnh trọng yếu, đã phản ánh trung thực về tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh và thu nộp Ngân sách Nhà nước. Qua các chỉ số nêu trên cho thấy năm 2017, SCIC đã hoạt động  sản xuất kinh doanh có lãi, đơn vị đã bảo toàn và phát triển được vốn.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đưa Nghị quyết số 189/2025/QH15 vào cuộc sống: Dốc sức hiện thực hóa “giấc mơ” điện hạt nhân Ninh Thuận - Bài cuối: Cần những cơ chế mở hơn nữa

Dự kiến nơi xây dựng vùng lõi Nhà máy điện hạt nhân 2 (thôn Thái An, xã vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận). (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) -  Các quyết sách ưu đãi đặc thù với điện hạt nhân (ĐHN) đã có nhưng để có được quy mô ĐHN như tiến độ Chính phủ giao được nhiều chuyên gia cho là sẽ có không ít khó khăn. Vậy cần làm gì để có thể đưa Dự án ĐHN vào hoạt động đúng thời hạn, đóng góp cho kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và cả nước nói chung?

Lịch nghỉ giao dịch chứng khoán dịp lễ 30/4 và 1/5

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hai sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã có thông báo lịch nghỉ giao dịch chứng khoán nhân dịp ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước 30/4 và ngày Quốc tế Lao động 1/5.

Kích cầu thị trường trong nước: 'Lá chắn' kinh tế trước sóng lớn toàn cầu

Toàn cảnh Toạ đàm "Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước" diễn ra sáng nay, tại Hà Nội.
(PLVN) - Trước những biến động khó lường của kinh tế thế giới và sức ép từ chính sách thuế mới của Mỹ, thị trường trong nước đang được coi là “lá chắn” quan trọng giúp kinh tế Việt Nam vững vàng vượt sóng. Các chuyên gia cho rằng, đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển hạ tầng thương mại và thúc đẩy chuyển đổi số là những giải pháp then chốt để tăng sức cạnh tranh và đảm bảo tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Ở Việt Nam, tâm lý “chuộng vàng” trong dân còn khá phổ biến. (Ảnh: ĐVCC)
(PLVN) - Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương hoàn thành Kế hoạch Quy hoạch điện VIII điều chỉnh trước 10/5

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Để bảo đảm cung ứng điện trong các tháng cao điểm năm 2025 và thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thành, ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh trước ngày 10/5, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Thời cơ để gỡ 'thẻ vàng IUU' năm 2025

Bộ NN&MT tổ chức Hội nghị về chống khai thác hải sản bất hợp pháp gỡ “thẻ vàng” IUU khu vực miền Bắc được triển khai từ Quảng Ninh đến Quảng Trị. (Ảnh: CTV)
(PLVN) - Chỉ đạo tại Hội nghị triển khai các giải pháp chống khai thác thủy sản trái phép, không báo cáo và không theo quy định (IUU) các tỉnh, thành ven biển miền Bắc từ Quảng Ninh đến Quảng Trị được tổ chức tại Nghệ An, ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU Phùng Đức Tiến khẳng định đây là thời cơ vàng để gỡ “thẻ vàng” IUU vào quý IV năm 2025.

Sân bay Long Thành, biểu tượng mới của năng lực Việt Nam - Bài cuối: Hình ảnh thu nhỏ về hành trình chuyển mình của một quốc gia

Phối cảnh sân bay Long Thành.
(PLVN) - Sân bay Long Thành đánh dấu bước chuyển trong tư duy quy hoạch, từ tư duy địa phương sang tư duy vùng, từ quản lý hành chính sang điều phối tích hợp. Mô hình này nếu thành công sẽ mở ra khuôn khổ thể chế mới cho các dự án hạ tầng tầm quốc gia, giúp rút ngắn thời gian triển khai, giảm lãng phí và tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực.

PV GAS tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm từ mỏ dầu khí vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia

PV GAS tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm từ mỏ dầu khí vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia
(PLVN) - Mới đây,  Công ty Khí Cà Mau (PV GAS CA MAU) - đơn vị đại diện của Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) tại Miền Tây, chính thức ghi dấu mốc lịch sử: Tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm, đánh dấu hành trình gần 20 năm vận hành an toàn, ổn định và hiệu quả của hệ thống công trình khí PM3 - Cà Mau.

Việt Nam đang hội tụ những yếu tố "thuận lợi hiếm có” để hút dòng vốn đầu tư đổi mới sáng tạo

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Tâm phát biểu khai mạc Diễn đàn
(PLVN) -  Ngày 22/4/2025 Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), thuộc Bộ Tài chính đã tổ chức Diễn đàn Đầu tư Đổi mới Sáng tạo Việt Nam (VIPCS) 2025 với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 nhà đầu tư đến từ châu Á, khu vực Vùng Vịnh và châu Âu.

Tháp không lưu cao trăm mét ở Long Thành đang tiến gần vạch đích

Tháp không lưu Sân bay Long Thành vượt tiến độ khoảng 2 tháng.
(PLVN) - “Đến nay, đài kiểm soát không lưu đã thi công tới độ cao 107,93m/115m. Trước ngày 30/9/2025, chúng tôi sẽ hoàn thành toàn bộ hạng mục này. Với đà trên, các công trình quản lý bay có thể hoàn thành để phục vụ chuyến bay hiệu chỉnh đầu tiên ở Long Thành vào cuối tháng 12/2025”, ông Hồ Tuấn Sỹ - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) trao đổi với Pháp luật Việt Nam.

Thu hồi quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hưởng thuế quan ưu đãi của VCCI

Từ ngày 21/4, các chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu sang Na Uy, Thụy Sĩ sẽ do Bộ Công Thương cấp
(PLVN) -  Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định thu hồi quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ và tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Na Uy và Thụy Sỹ của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).