Sáu tháng, toàn quốc phát hiện 60 vụ mua bán người

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình và các đại biểu đi bộ diễu hành hưởng ứng lễ mít tinh
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình và các đại biểu đi bộ diễu hành hưởng ứng lễ mít tinh
(PLVN) - Sáng qua (30/7), tại TP Vinh (tỉnh Nghệ An), Bộ Công an phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và tỉnh Nghệ An tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người (30/7).

Bà Hà Thị Nga, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho biết, tình hình tội phạm trong thời gian qua vẫn diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều loại tội phạm mới, xuyên quốc gia. Các loại tội phạm bạo hành, xâm hại phụ nữ, trẻ em gia tăng, có nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng.

Riêng tội phạm mua bán người, 6 tháng đầu năm 2020, toàn quốc phát hiện 60 vụ, liên quan đến 85 đối tượng, lừa bán 90 nạn nhân (giảm 31,5% số vụ, tăng 40% số đối tượng và giảm 39,7% số nạn nhân so với cùng kỳ 2019), nạn nhân đa số là phụ nữ và trẻ em.

Ông Brett Dickson, Quyền Trưởng đại diện Cơ quan Di cư Liên Hợp quốc tại Việt Nam nhắc lại thảm kịch vụ 39 người Việt Nam chết trong thùng container tại Anh và cho rằng, đã đến lúc phải chấm dứt nạn mua bán người tại Việt Nam và trên toàn thế giới.

Vì sao nạn mua bán người gia tăng?

Phát biểu tại lễ mít tinh, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nêu rõ, trong những năm gần đây, tội phạm mua bán người diễn ra phức tạp, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm đến những quyền cơ bản nhất của con người, tác động tiêu cực đến nhiều mặt đời sống kinh tế - xã hội. 

Mua bán người là tội phạm có nguồn thu nhập bất hợp pháp cao thứ ba trên thế giới, sau ma túy và mua bán vũ khí. Nạn nhân của mua bán người phải chịu những tổn thất rất to lớn về tâm sinh lý. Họ bị bóc lột, lạm dụng, có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, gia đình họ bị đe dọa... 

Hậu quả không dừng lại ở cá nhân nạn nhân và gia đình, mà còn ảnh hưởng đến phong tục, tập quán, đạo đức xã hội, tiềm ẩn nguy cơ đối với an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

“Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm được Quốc hội, Chính phủ rất quan tâm và tập trung chỉ đạo quyết liệt, từ hoàn thiện khung pháp lý cho đến tăng cường thực thi pháp luật”, Phó Thủ tướng khẳng định. 

Do thiếu nhân tính, do lòng tham từ lợi nhuận nên các đối tượng bất chấp mọi thủ đoạn để hoạt động phạm tội, nhất là lợi dụng những bất cập trong công tác quản lý hộ khẩu, xuất nhập cảnh, hôn nhân và con nuôi có yếu tố nước ngoài để hoạt động phạm tội với thủ đoạn tinh vi, nguy hiểm. 

Bên cạnh đó, đời sống kinh tế khó khăn, nhất là tại các vùng sâu, vùng xa, địa bàn biên giới, nơi người dân còn gặp khó khăn trong tiếp cận thông tin, cơ hội khởi nghiệp, phát triển kinh tế, tìm kiếm việc làm... cũng là yếu tố thúc đẩy nạn mua bán người gia tăng.

Phần lớn nạn nhân của mua bán người là phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có việc làm, gặp những chuyện éo le về tình cảm, thiếu hiểu biết và kỹ năng sống, nhẹ dạ cả tin. Đồng thời, các đối tượng phạm tội lợi dụng sự phát triển của các trang mạng xã hội để tiếp cận nạn nhân lừa gạt tình cảm, lừa giới thiệu việc làm... để bán ra nước ngoài. 

Trước tình hình đó, Đảng và Chính phủ đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm huy động sức mạnh của toàn xã hội trong việc phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn mua bán người. 

4 nhiệm vụ trọng tâm

Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng đề nghị cần tập trung làm tốt những nhiệm vụ trọng tâm sau đây: 

Một là, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân, đặc biệt của phụ nữ và trẻ em để có kiến thức, kỹ năng phòng vệ trước các thủ đoạn tinh vi của tội phạm và tích cực tố giác tội phạm. Các cơ quan, đoàn thể phát huy tính sáng tạo, đổi mới phương thức tuyên truyền, bắt kịp sự phát triển của công nghệ thông tin, xây dựng thông điệp phù hợp các nhóm đối tượng để công tác này thực sự phát huy hiệu quả và có tính lan toả rộng khắp.

Các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, chăm lo toàn diện đời sống nhân dân, tạo công ăn việc làm ổn định, giảm nghèo bền vững, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, cải thiện đời sống người dân ngày càng tốt hơn, tiến tới khá giả. Song song với tuyên truyền, cần đẩy mạnh các hoạt động phát triển kinh tế ở địa phương, chú trọng hỗ trợ các hộ gia đình khó khăn, có nguy cơ là nạn nhân của mua bán người thông qua đào tạo nghề, tạo việc làm tại chỗ, hỗ trợ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh… 

Hai là, tiếp tục phát động phong trào toàn dân phòng, chống mua bán người theo chỉ đạo của Chính phủ để huy động được sức mạnh của các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị-xã hội, kết hợp các biện pháp quản lý hành chính, tuần tra, kiểm soát nhằm sớm phát hiện các đối tượng có biểu hiện liên quan đến mua bán người. 

Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm việc chấp hành quy định về công tác quản lý Nhà nước trong các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự để chủ động phát hiện, ngăn chặn hoạt động liên quan đến tội phạm mua bán người, nhất là tại các địa bàn biên giới. 

Ba là, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần phối hợp chặt chẽ xây dựng thế trận phòng, chống tội phạm mua bán người, tập trung lực lượng, sử dụng đồng bộ các biện pháp nhằm đấu tranh quyết liệt với tội phạm mua bán người, nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án mua bán người. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế, cơ quan tư pháp các quốc gia để hợp tác toàn diện về phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra xử lý nghiêm minh các đường dây mua bán người, giải cứu kịp thời nạn nhân bị mua bán. 

Các lực lượng tiếp tục quyết liệt điều tra, làm rõ các đường dây, tổ chức, xử lý nghiêm minh trước pháp luật, phối hợp với các nước có giải pháp hữu hiệu để giải cứu các nạn nhân.

Bốn là, người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác để tự phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện sớm các hành vi phạm tội mua bán người. Người dân cần chủ động trang bị kiến thức về thủ đoạn của tội phạm, kỹ năng di cư an toàn, chỉ di cư khi có đủ thông tin. 

Đặc biệt, đối với phụ nữ, trẻ em gái cần thận trọng khi làm quen, tiếp xúc, quan hệ trên mạng xã hội. Các gia đình có con em đang ở độ tuổi vị thành niên cần chú ý quản lý việc sử dụng điện thoại, internet của các cháu và phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để quản lý, giáo dục con cháu kịp thời.

Đọc thêm

Đăng thông tin xuyên tạc trên Facebook, một đối tượng bị bắt giam

Đăng thông tin xuyên tạc trên Facebook, một đối tượng bị bắt giam
(PLVN) -Ngày 20/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, cho biết đã ra quyết định Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Bùi Tiến Lợi (SN 1969, nơi thường trú khu phố 8, phường Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Khởi tố thêm 2 cán bộ trong vụ sai phạm về quản lý đất đai tại Lào Cai

Vũ Xuân Nghiêm thời điểm bị bắt giữ.
(PLVN) -  Ngày 19/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lào Cai đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc  của 2 bị can để điều tra về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến công tác quản lý đất đai tại xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

Bắt tạm giam Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Hào Kiệt

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã thi hành lệnh bắt tạm giam bị can Nguyễn Văn Giỏi.
(PLVN) - Liên quan đến vụ án vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn tỉnh An Giang, sáng 20/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh An Giang cho biết vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam bị can Nguyễn Văn Giỏi (SN 1991, ngụ huyện An Phú, tỉnh An Giang) - Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Hào Kiệt về hành vi “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

Lợi dụng công ty bảo hiểm để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Lợi dụng công ty bảo hiểm để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
(PLVN) - Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Giang mới khởi tố vụ án, khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú và khám xét nơi ở đối với đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức lợi dụng đầu tư vào các sản phẩm của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam.

Đà Nẵng: Triệt phá đường dây cá độ bóng đá với số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ

Nguyễn Duy Khanh (áo trắng) cùng đồng bọn bị bắt giữ. (Ảnh: CTTĐT BCA)
(PLVN) - Theo CTTĐT Bộ Công an, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Phòng An ninh mạng) - Công an TP Đà Nẵng phối hợp với Công an quận Hải Châu và Công an TP Hồ Chí Minh vừa triệt xóa một đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng quy mô liên tỉnh, thành phố, với tổng số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ đồng.

Bắt giam giám đốc và nguyên giám đốc Trung tâm Quan trắc TN&MT tỉnh Quảng Ninh

Cơ quan CSĐT tống đạt các quyết định tố tụng đối với Hoàng Việt Dũng và Trần Thanh Tùng (Ảnh: Cổng TTĐT Bộ Công an).
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh mới ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với 2 bị can là giám đốc và nguyên giám đốc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Quảng Ninh về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự.