Sau tai nạn thảm khốc ở Lào Cai, có nên cấm xe giường nằm?

Xe khách giường nằm lao xuống ao tại Km 868 - QL1A thuộc địa phận xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 19/2/2014
Xe khách giường nằm lao xuống ao tại Km 868 - QL1A thuộc địa phận xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 19/2/2014
(PLO) - Sau vụ tai nạn giao thông thảm khốc ở Lào Cai xảy ra với xe khách giường nằm, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) có quan điểm sẽ không cho xe giường nằm lưu thông trên địa hình đồi núi. Câu hỏi đặt ra thay vì “không quản được thì cấm”, phải làm thế nào để xe khách giường nằm không bị “xử oan”? 
35 và 26
Thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam cho thấy, trên toàn quốc hiện đã có 4.553 xe chở khách giường nằm thuộc nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Tuy nhiên, song song với việc tăng trưởng số lượng thì chỉ trong gần 2 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đường bộ liên quan đến xe khách giường nằm đã có chiều hướng gia tăng với 22 vụ, trong đó có khoảng 30% số vụ xảy ra trên các đoạn đường vùng núi, đèo dốc quanh co. 
Đặc biệt nghiêm trọng trong ngày 1/9 vừa qua, vụ tai nạn xe khách giường nằm tại Lào Cai đã cướp đi sinh mạng của 14 người và làm hàng chục người bị thương. Trong cuộc họp sau vụ tai nạn, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho rằng hiện nay xe giường nằm được đi mọi miền, vùng sâu, xa là không được. “Dứt khoát phải quy định xe khách giường nằm không được đi đường đèo dốc, đường núi quanh co. Xe này rất dễ đổ, nên phải quy định rất chặt” - theo Bộ trưởng Thăng.
Khi quan điểm này được truyền thông đăng tải, lập tức có luồng ý kiến trái chiều cho rằng “căn bệnh” của nhà quản lý “không quản được thì cấm” lại tái diễn. Câu hỏi đặt ra thay vì “không quản được thì cấm”, phải làm thế nào để xe khách giường nằm không bị “xử oan”?
Trả lời phỏng vấn của Báo PLVN đầu năm nay, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban An toàn giao thông quốc gia (ATGTQG) lúc đó là ông Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, Ủy ban ATGTQG thực sự lo ngại về những vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe khách giường nằm. Bởi lịch sử phát triển của giao thông cho thấy, vai trò của xe khách giường nằm trong hoạt động vận chuyển hành khách là không thể phủ nhận và sự phát triển của loại xe này ở Việt Nam cũng là tất yếu. Tuy nhiên, “sau nhiều vụ tai nạn xảy ra, thanh, kiểm tra việc thực hiện các quy định, đăng kiểm đều đúng, mới thấy nguyên nhân đằng sau chính là câu chuyện quy chuẩn” - theo ông Hiệp.
Ông Hiệp đưa ra hai con số là 35 và 26. Theo đó, xe khách bình thường có thể có độ nghiêng tối đa khi lưu thông vào góc cua, rẽ là 35 độ, còn xe khách giường nằm chỉ có thể đạt đến con số 26 độ. Sự khác biệt về hai con số này cho thấy điều kiện về hạ tầng đường sá, góc cua cho xe khách bình thường và xe khách giường nằm phải khác nhau. Hay nói cách khác, xe nào đường nấy. Nhưng ở điều kiện Việt Nam hiện nay, đường sá vẫn đang trong quá trình hình thành, phát triển, cầu không đủ cung, chưa có phân định thì xe khách bình thường hay xe khách giường nằm cũng chỉ có một con đường mà thôi. 
“Thế nên để hạn chế tai nạn của xe khách giường nằm, có hai phương án là tạo ra các tuyến đường phù hợp hoặc quy chuẩn xe phải giống nhau” - ông Hiệp cho biết. 
Sẽ xem xét lại quy chuẩn thiết kế xe?
Theo thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam, toàn quốc hiện có 4.553 xe chở khách giường nằm hai tầng, trong đó có 859 xe được hoán cải từ xe chở khách ghế ngồi thông thường, 80 xe nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung Quốc, còn lại 3.606 xe sản xuất, lắp ráp mới. 
Ngay sau khi Bộ GTVT nêu quan điểm cấm xe khách giường nằm đi đường đèo dốc, đường núi, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội đã cho rằng: “Sau khi thẩm định lại về mặt kỹ thuật, xe giường nằm chạy trên đường miền núi là không an toàn và phải cấm thì Bộ GTVT cần phải tạo ra lộ trình để các doanh nghiệp vận tải và hành khách lựa chọn. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp cần hợp tác với chủ trương của Bộ GTVT bằng việc hạ tải, giảm và hạ thấp số giường nằm, hoặc cũng có thể chuyển đổi về xe ghế ngồi để đáp ứng nhu cầu người dân”. Đây cũng chính là ý của ông Nguyễn Hoàng Hiệp như nêu ở trên, khi nghiêng về phương án nên xem xét lại quy chuẩn xe thay vì tạo ra các tuyến đường phù hợp.
Sẽ xem xét lại quy chuẩn thiết kế xe là quan điểm của Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Nguyễn Hữu Trí trong lần trả lời phỏng vấn báo chí gần đây nhất. Theo ông Trí, xe khách giường nằm được thiết kế và sản xuất theo quy chuẩn Việt Nam đã ban hành và tương đương với quy chuẩn của các nước đã có bề dày trong việc sản xuất xe ô tô. Tuy nhiên, Việt Nam lại khác các nước ở chỗ điều kiện khai thác như đường sá, môi trường, quản lý vận tải… chưa được hoàn hảo. Do đó, “sau vụ tai nạn ở Lào Cai, bên cạnh việc rà soát lại các tuyến hoạt động của xe khách giường nằm thì quy chuẩn thiết kế xe nhất thiết phải được xem xét lại” - ông Trí cho biết.
Có tình trạng hoán cải từ xe ghế ngồi thành xe giường nằm
Trong nửa tháng (từ ngày 10 - 25/3/2014), lực lượng thanh tra GTVT thực hiện 445 cuộc thanh tra tại 57 tỉnh, thành trên cả nước, kiểm tra hơn 2.800 xe khách giường nằm, phát hiện trên 1.200 lỗi vi phạm, chủ yếu như thiếu dây an toàn, thiếu búa thoát hiểm, lắp thêm ghế, giường nằm, tháo bỏ ghế, giường để chở hàng… 
Bên cạnh đó là tình trạng hoán cải từ xe ghế ngồi thành xe giường nằm. “Tôi rất thiếu tin tưởng vào trọng tâm của các loại xe giường nằm được hoán cải khi vào cua hoặc chạy đường đồi núi, đèo cao. Nếu lái xe tay nghề không vững, lại thêm yếu tố lạ đường thì rất nguy hiểm” -  ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho biết. Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa yêu cầu các Cục Quản lý đường bộ, Sở GTVT phải tiến hành kiểm tra, rà soát toàn bộ xe khách giường nằm và các tuyến đường loại xe này lưu thông trên địa bàn quản lý trước ngày 30/9. 

Tin cùng chuyên mục

Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực tìm kiếm 2 người trên xe chở rác mất tích khi rơi xuống sông.

Tìm kiếm 2 nạn nhân rơi theo xe rác xuống sông

(PLVN) - Chiều 21/11, lực lượng chức năng huy động tối đa lực lượng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn vụ ô tô chở rác đâm lan can cầu treo Bình Thành (Thừa Thiên Huế) rồi lao xuống sông khiến hai người mất tích.

Đọc thêm

Dự án sân bay Long Thành: Đề xuất dùng nguồn tiết kiệm làm đường cất hạ cánh thứ 2

Dự án sân bay Long Thành đang được xây dựng. (Ảnh: Thiên Phúc)
(PLVN) - Ngày 15/11, TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã đề xuất dùng tiền tiết kiệm từ chi phí dự phòng và đấu thầu để xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ACV cho rằng nguồn tiết kiệm trong quá trình thực hiện dự án thành phần 3 của dự án góp phần quan trọng trong việc đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Tàu SE7 trật bánh khi qua Hà Tĩnh

Tàu SE7 trật bánh khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Ảnh: CTV
(PLVN) - Tàu SE7 bị trật bánh khỏi đường ray khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) hành khách đã được di chuyển bằng ô tô đến ga mới để tiếp tục hành trình.

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng
(PLVN) - Hai công ty xe điện hoạt động ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) có nhiều vi phạm chiếm tỷ lệ 61,33% trên tổng số đầu xe đang hoạt động trên địa bàn. Công an tỉnh Lâm Đồng đã kiến nghị ngừng gia hạn và cấp mới loại hình xe điện đối với 2 công ty này.

Dự án sân bay Long Thành: Đường cất, hạ cánh dự kiến sẽ vượt tiến độ 3 tháng

Sân bay Long Thành sẽ có thiết bị hỗ trợ hạ cánh chính xác ILS/DME đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hàng không. (Ảnh: Phan Trang)
(PLVN) - TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT về tiến độ triển khai dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành giai đoạn 1.

Thái Nguyên dồn lực cho dự án đường Vành đai V

Dự án đang được các đơn vị thi công gấp rút hoàn thiện theo tiến độ đề ra.
(PLVN) - Với quyết tâm “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, thi công “3 ca 4 kíp” xuyên ngày, xuyên đêm, cùng tinh thần “vượt nắng, thắng mưa, không thua gió bão”, chủ đầu tư và nhà thầu thi công đang dồn lực để đẩy nhanh tiến độ dự án đường Vành đai V (đoạn từ huyện Phú Bình nối với tỉnh Bắc Giang)