Sau sự cố nước nhiễm dầu thải: "Nói an toàn tuyệt đối thì không thể vì không có cái gì an toàn tuyệt đối cả”.

Hút bùn nhiễm dầu thải trên kênh dẫn nước vào Nhà máy nước sông Đà.
 (Hình:vnexpress.net)
Hút bùn nhiễm dầu thải trên kênh dẫn nước vào Nhà máy nước sông Đà. (Hình:vnexpress.net)
(PLVN) - Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (Sở Y tế Hà Nội) mới đây đã có trả lời báo chí về vấn đề kiểm soát an toàn nước sinh hoạt sau sự cố nước sông Đà nhiễm dầu thải.

Trả lời câu hỏi Hà Nội dựa vào căn cứ nào để công bố “nước sông Đà đã an toàn để ăn uống”, ông Cảm cho biết căn cứ vào kết quả xét nghiệm, các chỉ đạo của TP, các biện pháp khắc phục của Nhà máy nước sạch sông Đà và cam kết của nhà máy nước.

Nhà máy phải cam kết nước cấp đã sạch thì TP mới có cơ sở để thông báo với người dân. Khi nhà máy cam kết, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. “Nước bẩn mà bảo nước sạch, không khác gì bán hàng giả”, ông Cảm nói.

Theo ông Cảm: “Hà Nội công bố nước sông Đà đã an toàn, tức là nước đầu nguồn đã sạch. Tuy nhiên, đến cuối nguồn phụ thuộc vào thau rửa. Người dân vẫn cần phải thau rửa bể để nước về đến nhà mình đảm bảo vệ sinh.

Trước đây TP công bố sự cố do Styren gây ra, đến nay về mặt khoa học, người dân có thể yên tâm sử dụng nước vì mọi thứ cơ bản đã được giải quyết. Chúng tôi căn cứ vào kết quả xét nghiệm hằng ngày, liên tục từ 14/10 đến nay, các chỉ số đều nằm trong giới hạn cho phép. Báo cáo của nhà máy cũng cho thấy họ đã thuê đơn vị xử lý ô nhiễm dầu thải và khắc phục được sự cố. Còn nói an toàn tuyệt đối thì không thể vì không có cái gì an toàn tuyệt đối cả”.

Nói về việc kiểm soát chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn TP lâu nay thực hiện ra sao, ông Cảm cho hay việc cung cấp nước sạch liên quan đến hai cơ quan là Sở Xây dựng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, còn Sở Y tế chỉ có chức năng kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch. 

Việc giám sát này thực chất chỉ là hoạt động chuyên môn. Sở Y tế không quyết định chất lượng nước. Sở Y tế thực hiện ngoại kiểm định kỳ 6 tháng đến một năm đối với 64 cơ sở cấp nước trên địa bàn; ngoại kiểm đột xuất khi nhận thấy có nguy cơ nước không an toàn. 

Về sự cố nước sông Đà, từ ngày 10/10, ngay khi nhận thông tin phản ánh nước có mùi lạ, Trung tâm đã lập đoàn kiểm tra lấy mẫu nước, gửi đi xét nghiệm tại Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế) để có kết quả nhanh chóng, khách quan.  

“Hiện nay việc kiểm soát chất lượng nước chủ yếu phụ thuộc vào nội kiểm của nhà máy nước. Họ phải tự quyết định, chịu trách nhiệm nước an toàn để cấp hay chưa, chứ không phải chỉ dựa vào kết quả ngoại kiểm của ngành Y tế”, ông Cảm nói. 

Trả lời câu hỏi qua sự cố lần này, đâu là bài học cần rút ra để đảm bảo an toàn nước sinh hoạt của TP,  ông Cảm nói: “Nếu Nhà máy sông Đà dừng cấp nước ngay từ đầu, đợi bao giờ an toàn mới cấp sẽ không có vấn đề gì. Giá như họ sớm nạo vét bùn dưới suối, ngay từ lúc phát hiện ra thì tốt. 

Từ trước khi xảy ra sự cố nước sông Đà, chúng tôi đã tính đến các sự cố đột xuất có thể xảy ra để lên kịch bản nhanh chóng tham gia giám sát. Thời gian tới, ngành Y tế sẽ tiếp tục đưa ra kịch bản ứng phó khẩn cấp, kể cả tình huống giả định khủng bố sinh học, hóa học.

Chúng ta cần phải có một hệ thống quan trắc, cảnh báo trước các nguy cơ từ đầu nguồn. Nếu để chất ô nhiễm xâm nhập vào nhà máy thì đã muộn rồi. Khi quan trắc cần đưa ra kịch bản, nước nhiễm chất gì thì phải xử lý ra sao. Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Xây dựng nên có khuyến cáo, chỉ đạo nhà máy nước phải làm việc đó chứ không phải cơ quan y tế. Gốc rễ là phải quản lý được nguồn nước và hệ thống quan trắc. 

TP đã yêu cầu tỉnh Hòa Bình phải chỉ đạo tạo vành đai an toàn, kênh dẫn nước phải có camera và hệ thống quan trắc tự động, phân luồng kiểm soát. Điều này là rất đúng. Khi xảy ra việc gì thì nhà máy nước phải báo cáo kịp thời để TP thông tin đầy đủ cho người dân biết”. 

Theo ông Cảm, trên thế giới, hệ thống cấp nước sạch chạy thẳng từ nhà máy đến tận vòi của các hộ gia đình.  Khi nước không đảm bảo, công ty sẽ phải chịu trách nhiệm. Nhưng ở Việt Nam, có điểm đặc thù là nước sạch từ nhà máy đến các khu chung cư lại chảy vào bể trung gian, do đó bị gián đoạn. Bể trung gian này thường do Ban quản lý tòa nhà chịu trách nhiệm. Ngay cả khi các bể này đảm bảo an vệ sinh, sự không đồng nhất chất lượng giữa các đường ống cũ, mới cũng là một vấn đề.

Đọc thêm

Miền Trung chủ động ứng phó hạn nặng

Độ mặn nước sông tại cửa thu nước thô vào các Nhà máy nước ở Đà Nẵng đang vượt ngưỡng
(PLVN) - Các đợt nắng nóng gay gắt kéo dài tập trung từ tháng 4 đến tháng 6 tại miền Trung dẫn đến nguy cơ thiếu nước phục vụ dân sinh, sản xuất vụ Đông Xuân và Hè thu tới. Thời gian qua, nhiều tỉnh, thành như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đã tích cực chủ động ứng phó…

Ngày mai (23/4) nơi nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (23/4) nắng nóng tiếp tục duy trì ở nhiều khu vực, riêng khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ C.

Khi thanh niên 'nghiêm túc' với khí hậu

Trí trình bày tham luận trong Hội nghị quốc tế ASEAN về năng lượng và môi trường tại Indonesia. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Thạc sĩ Đào Mạnh Trí dù vẫn còn rất trẻ nhưng anh đã “bén duyên” và hoạt động trong lĩnh vực khí hậu từ rất sớm, đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ xã hội. Câu chuyện của anh không dừng ở cuộc hành trình cá nhân mà hoà chung vào dòng chảy của một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và cống hiến cho công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng quốc gia và toàn cầu.

Chiều tối nay, Bắc Bộ có mưa rào

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, chiều tối và đêm nay, 20/4, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 4 - Chủ động ứng phó sạt trượt đất mùa mưa 2024

Năm 2023, Lâm Đồng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do sạt trượt đất gây ra.
(PLVN) - Lâm Đồng chuẩn bị bước vào mùa mưa 2024 với nhiều dự báo khó lường về tình trạng sạt trượt đất. Vậy giải pháp căn cơ xử lý hiệu quả lâu dài tình trạng sạt trượt, hạn chế tối đa thiệt hại do sạt trượt là gì? Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam liên quan nội dung này.

Nắng nóng ở các khu vực bao giờ kết thúc?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (20/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở khác khu vực. Từ ngày 21/4 khu vực Bắc Bộ sẽ có mưa dông cục bộ, ngày trời nắng. Từ ngày 23-24/4 khu vực Bắc Trung Bộ nắng nóng suy giảm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 2 - Nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.