Sau sóng thần, 1.200 tù nhân Indonesia trốn trại, suýt 'lọt' tội phạm khủng bố

Thảm họa đã gây thiệt hại nặng nề tại Indonesia.
Thảm họa đã gây thiệt hại nặng nề tại Indonesia.
(PLO) - Chính phủ Indonesia ngày 1/10 xác nhận khoảng 1.200 tù nhân đã trốn thoát khỏi 3 cơ sở giam giữ trên đảo Sulawesi sau trận động đất và sóng thần hôm 28/9.

Theo AFP, vụ trốn trại tập thể xảy ra sau khi trận động đất có cường độ 7,4 độ Richter kéo theo những cột nước cao đến 6m đổ sập vào thành phố Palu.

Quan chức Bộ Tư pháp Indonesia Sri Puguh Utami cho hay, các tù nhân đã bỏ trốn khỏi 2 trại giam quá tải ở thành phố Palu và một trại giam ở khu vực Donggala - cũng là một trong những nơi bị ảnh  hưởng bởi thiên tai.

“Tôi chắc rằng họ bỏ trốn vì bị ảnh hưởng bởi động đất. Đó là vấn đề giữa sự sống và cái chết”, bà Utami nói.

Vẫn theo bà này, trại giam ở Donggala đã bị phóng hỏa cháy trụi và toàn bộ 343 tù nhân bị giam giữ ở đây đã bỏ trốn.

Theo tờ Jakarta Post, đám cháy đã bùng lên ở cơ sở giam giữ tại Donggala ở trung tâm Sulawesi sau khi quản ngục từ chối cho các tù nhân rời nhà tù để đi tìm kiếm các thành viên trong gia đình họ bị ảnh hưởng bởi động đất và sóng thần.

Bà Utami cho biết thêm, hầu hết các tù nhân bị giam ở nhà tù này bị kết án về các tội danh tham nhũng và buôn bán ma túy.

5 đối tượng bị buộc các tội danh liên quan đến khủng bố đã được đưa khỏi nhà tù này chỉ ít ngày trước thảm họa.

Đến nay, người thiệt mạng trong vụ động đất và sóng thần tại Indonesia đã lên đến hơn 1.200 người và giới chức địa phương lo ngại con số này sẽ còn gia tăng. 

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.