Đây là một lễ hội truyền thống được diễn ra hàng năm vào tháng 4 và tháng 7 âm lịch, thể hiện sự tôn kính Thánh mẫu Thiên Y A Na (Mẹ Xứ sở) và được xem là một hoạt động tâm linh của người dân Huế.
Tuy nhiên, do quan niệm đốt vàng mã, thả áo giấy, lễ vật xuống sông vẫn tồn tại nên tại khu vực lễ hội, rác đã tràn ngập khắp nơi, nhất là khu vực sông Hương bao quanh điện Hòn Chén. Theo quan niệm truyền thống của dân địa phương, vàng mã đốt và vứt xuống sông là để cho thủy thần, các sinh linh đuối nước có áo quần mặc.
Rác ở khắp nơi |
Cứ sau mỗi ngày lễ, những loại giấy, tiền, quần áo, xe… bằng vàng mã được người dân hành lễ thả xuống sông lại trôi về phía hạ du, qua các điểm du lịch rất phản cảm. Đặc biệt là hai dịp rằm tháng Tư và tháng Bảy, người dân khắp địa phương cũng thi nhau đốt vàng mã khiến sông Hương mỗi năm phải “hứng” rất nhiều rác thải.
Có hàng ngàn người dân và khách thập phương đã về dự lễ hội, và dường như mỗi người lại góp một phần vào việc làm cho dòng sông Hương ô nhiễm hơn. Cứ mỗi dịp lễ lại là lúc sông Hương phải gồng mình gánh chịu bao nhiêu là rác.
Bất chấp các quy định của thành phố, vàng mã vẫn được thả xuống sông Hương |
Ngoài tính chất thiêng liêng của lễ hội và những nét đẹp văn hóa thì người dân cũng bất đắc dĩ phải chứng kiến thêm cảnh sông Hương và quang cảnh chung quanh di tích ngập ngụa rác vàng mã. Bất chấp những quy định, vàng mã từ lễ hội Hòn Chén vẫn rải xuống sông Hương.