Sau kỳ nghỉ tết: Tăng tốc ôn thi

Sau Tết, học sinh đang gấp rút ôn luyện cho kỳ thi chuyển cấp. (Ảnh minh họa, nguồn: VnExpress).
Sau Tết, học sinh đang gấp rút ôn luyện cho kỳ thi chuyển cấp. (Ảnh minh họa, nguồn: VnExpress).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Kết thúc chuỗi ngày nghỉ Tết Nguyên đán, phụ huynh và các em học sinh ( lớp 5, lớp 9, lớp 12) đang gấp rút chuẩn bị kỳ thi chuyển cấp diễn ra trong thời gian sắp tới. Đây là những kỳ thi quan trọng, cạnh tranh cao, tạo áp lực rất lớn cho các sĩ tử.

Nhiều thay đổi khiến thí sinh lo lắng

Niên học 2024 - 2025 là một thời điểm căng thẳng với những thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia. Bởi năm 2024 là năm cuối cùng thi theo chương trình cũ, bắt đầu từ năm 2025, thí sinh sẽ thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đây là một điểm bất lợi đối với những em tham gia thi năm nay.

Trần Minh Anh (THPT Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Nếu các anh chị khóa trước chăm một, thì chúng em phải cố gắng học gấp năm, gấp mười lần. Năm sau, em không biết mình có đủ tự tin để thi lại hay không?”. Mỗi ngày, ngoài việc đi học trên trường, đến các trung tâm luyện thi, Minh Anh thức đến hai, ba giờ sáng để ôn tập kiến thức, luyện đề.

Theo dự đoán, kỳ thi năm nay sẽ thu hút lượng lớn thí sinh tự do tham gia. Tỷ lệ cạnh tranh để vào những trường tốp đầu như Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Sư phạm,... sẽ “khốc liệt” hơn rất nhiều. Vì vậy, phần lớn các sĩ tử đều bỏ qua kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, dốc toàn lực vào ôn tập kiến thức.

Còn với các em học sinh lớp 9 trên cả nước, chỉ còn hơn 3 tháng nữa các em sẽ bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại các trường THPT. Hiện tại là thời gian học sinh lên kế hoạch học tập, phân bổ sức lực, để giữ phong độ tốt nhất cho kỳ thi chuyển cấp sắp tới.

Đặc biệt, vào cuối năm ngoái, một số tỉnh, thành phố đã công bố phương án tuyển sinh lớp 10 năm 2024, khiến nhiều phụ huynh, học sinh lo lắng.

Như tại Quảng Nam, sau 11 năm xét tuyển vào lớp 10, tỉnh dự kiến chuyển qua thi tuyển từ năm học 2024 - 2025. Theo Sở GD&ĐT Quảng Nam, cách làm mới này sẽ hạn chế tiêu cực, bảo đảm được sự khách quan, công bằng trong đánh giá, xếp loại học sinh.

Ở TP HCM, bắt đầu từ năm nay, Sở GD&ĐT TP HCM sẽ không tổ chức lớp không chuyên trong trường chuyên. Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và THPT chuyên Trần Đại Nghĩa từ niên học 2024 - 2025 sẽ chỉ còn các lớp chuyên.

Anh Nguyễn Bình Phước (quận 1, TP HCM) cho biết, từ cuối tháng 11 đã có thông báo chính thức việc bỏ lớp không chuyên trong các trường chuyên, điều này làm gia đình anh lo lắng: “Chúng tôi định hướng cho con thi vào Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, đây là một trường cấp III có chất lượng tốt. Trước đây, gia đình và con cũng hy vọng không đỗ vào lớp chuyên, sẽ xét tuyển bổ sung vào hệ không chuyên”.

Từ năm lớp 8, con anh Phước đã ôn luyện theo mô hình đề thi chuyên, nhưng do thay đổi về phương án tuyển sinh tại TP HCM năm 2024, con anh phải định hướng lại cách học tập để giành một suất “an toàn” vào các trường THPT công lập.

Tại Hà Nội, dù đã có thông báo xác định phương thức tuyển sinh theo “thi tuyển”, tuy nhiên, nhà trường, phụ huynh và học sinh vẫn đang chờ phương án thi cụ thể, để định hướng ôn tập một cách tốt nhất.

Em Nguyễn Phương Linh (Trường THCS Nghĩa Tân, Hà Nội) cho biết: “Sau kỳ nghỉ Tết, em đang xốc lại tinh thần học tập, thiết kế lộ trình ôn tập kiến thức để chuẩn bị thi chuyển cấp vào tháng 6. Hiện tại, em đang hồi hộp chờ Sở GD&ĐT Hà Nội xác định số lượng 3 hay 4 môn thi”. Được biết, một tuần, Phương Linh có 6 buổi chiều tối đi học thêm ba môn Toán, Văn, Tiếng Anh và nghỉ ngơi, thư giãn vào ngày Chủ nhật. Linh tâm sự em lo lắng, nếu có thêm môn thi thứ 4, buộc em sẽ phải sắp xếp học thêm vào ngày nghỉ duy nhất trong tuần của mình.

Đối với các em học sinh lớp 5, chỉ còn vài tuần nữa, một số em sẽ bắt đầu tham gia kỳ thi vào lớp 6 tại các trường ngoài công lập có tiếng như: Trường THCS Đoàn Thị Điểm, Trường THCS Archimedes Academy, Trường Liên cấp Tiểu học và THCS Ngôi Sao Hà Nội, Trường THCS & THPT Lê Quý Đôn, Trường THCS-THPT Newton, Trường THCS Lương Thế Vinh,... đây đều là những trường thu hút phụ huynh và học sinh, tỷ lệ chọi rất cao, đã có những năm lên đến một chọi mười sáu.

Phần lớn đợt tuyển sinh lớp 6 của những trường ngoài công lập này diễn ra vào tháng ba, tháng tư năm 2024. Như vậy, học sinh chỉ còn vài tuần để chuẩn bị bước vào cuộc thi. Giai đoạn cuối tháng 2 là lúc các em ôn tập kỹ kiến thức và luyện đề thi.

Chị Nguyễn Thu Phương sinh sống tại Cầu Giấy, Hà Nội (đã đổi tên nhân vật) cho biết, năm nay, chị xác định cho con thi hai trường, Trường Liên cấp Tiểu học và THCS Ngôi Sao, Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội), cả hai trường đều có tỷ lệ học sinh nộp hồ sơ cao, cạnh tranh lớn.

Chị Phương chia sẻ: “Trường Liên cấp Tiểu học và THCS Ngôi Sao sẽ thi vào tháng 3. Tết Nguyên đán năm nay, con tôi tập trung ôn luyện kiến thức, giải đề. Hiện tại, cháu đang bước vào giai đoạn ôn luyện cuối cùng trước kỳ thi. Mỗi ngày, trung bình cháu sẽ giải một đề Toán, một đề Tiếng Việt, một đề Tiếng Anh”. Được biết, kỳ nghỉ Tết cổ truyền năm nay, chị vẫn thuê gia sư ba môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh cho con học xuyên Tết với mức phí một triệu cho một buổi dạy (vào dịp Tết).

Cân bằng giữa học tập và nghỉ ngơi

Thay đổi phương án tuyển sinh khiến phụ huynh và học sinh lo lắng. (Ảnh minh họa, nguồn: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu)

Thay đổi phương án tuyển sinh khiến phụ huynh và học sinh lo lắng. (Ảnh minh họa, nguồn: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu)

Đối với những học sinh lớp 5 tham dự kỳ thi tuyển vào những trường ngoài công lập, trường “điểm”, áp lực của các em rất lớn. Việc quá nhiều trường tổ chức thi trong hai đến ba tháng liên tiếp, khiến nhiều học sinh kiệt sức. Vì vậy, việc cân bằng học tập, vui chơi, thư giãn là rất quan trọng.

Cô Trần Thị Hương Ly (cựu giáo viên Trường THCS Long Biên, Hà Nội) cho lời khuyên: “Việc phụ huynh và học sinh lựa chọn thi vào lớp 6 những trường ngoài công lập hiện nay rất phổ biến. Đây là một thử thách, trải nghiệm đối với những học sinh tiểu học. Tuy nhiên, phụ huynh cần hạn chế thi dàn trải ba, bốn trường trong một thời gian ngắn, khiến các em đuối sức, mệt mỏi”. Cô Ly cho biết, học sinh lớp 6 đang trong độ tuổi phát triển về cả tinh thần, thể chất, nên phụ huynh cần chọn lọc các trường để thi. Ví dụ, gia đình có thể ưu tiên những ngôi trường ở gần nhà trong phạm vi vài ki-lô-mét đổ lại. Việc phụ huynh cho các em thi ít trường cũng giúp học sinh tập trung ôn tập.

Ngoài ra, cô Hương Ly chia sẻ thêm, việc lựa chọn môi trường công lập hay ngoài công lập nên dựa theo sức của các em học sinh. Tránh việc nhồi nhét kiến thức, tạo áp lực, khiến các em “sợ” học tập: “Tôi đã dạy cả những học sinh trường công lập và trường điểm, theo quan điểm cá nhân của tôi, một môi trường không định hình toàn bộ nhân cách, thành công trong tương lai của các em. Việc giáo dục cần kết hợp giữa gia đình, giáo viên và ý chí tự rèn luyện, phấn đấu của mỗi học sinh. Vì vậy, dù các em có vào trường thường hay trường chuyên, lớp chọn, thì phụ huynh nên giữ tâm lý thoải mái, động viên học sinh”.

Cô Nguyễn Thị Hồng (Trường THPT Nguyễn Huệ, Hà Nội) đưa ra lời khuyên cho phụ huynh và các sĩ tử chuẩn bị thi chuyển cấp: “Kỳ thi vào lớp 10 tăng gần 5.000 hồ sơ so với năm trước. Kỳ thi THPT quốc gia cũng có những thay đổi vào năm sau. Vì vậy, nếu muốn có được một “suất” đỗ những ngôi trường mơ ước, thí sinh cần có chiến lược học tập thông minh”.

Học sinh cuối cấp cần cân bằng giữa học tập và thư giãn, nghỉ ngơi. (Ảnh minh họa, nguồn: TL)

Học sinh cuối cấp cần cân bằng giữa học tập và thư giãn, nghỉ ngơi. (Ảnh minh họa, nguồn: TL)

Cô Hồng cho biết thêm, từ thực tế của những kỳ thi trước, đề thi vào lớp 10, đề thi THPT vốn không quá khó, cấu trúc đề năm nay sẽ không có nhiều thay đổi. Hiện tại, đây là khoảng thời gian quan trọng để học sinh ôn thi và bứt phá trong những tháng cuối. Thay vì lo lắng, hoang mang trước khối lượng câu hỏi, đề thi, việc đầu tiên các thí sinh cần làm là nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa. Khi gốc đã vững, các em mới có thể mở rộng kiến thức, làm những câu đạt điểm 8, điểm 9. Đặc biệt, các bậc phụ huynh nên nhắc nhở con tránh ôn và học tràn lan, thậm chí cùng một môn luyện thi vài nơi. Điều này nhằm bảo đảm khi làm bài thi, các em không bị rối khi nhìn bài thì quen nhưng mông lung khi chọn đáp án.

Với kinh nghiệm chấm thi, ôn thi cho học sinh nhiều năm, theo cô Hồng, kiến thức làm đề thi không thể học tủ, ôn tủ, đòi hỏi các em đầu tư tập trung học kiến thức trọng tâm. Đồng thời, năm cuối cấp vốn là một thời điểm căng thẳng và mệt mỏi, vì vậy, thí sinh cần lên thời gian biểu cân bằng học tập, vui chơi và nghỉ ngơi. Cô cũng đưa ra lời khuyên cho phụ huynh: “Mỗi thí sinh đều có một thế mạnh riêng. Hiện nay, có nhiều ngôi trường tư thực, trường nghề, trường quốc tế,... phụ huynh và thí sinh nên cân nhắc chọn những môi trường phù hợp với sức học, sở trường của các em”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.