Sau giảm cân lại rụng tóc - điều này có đúng?

Bệnh nhân điều trị rụng tóc tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Ảnh: Ngọc Nga
Bệnh nhân điều trị rụng tóc tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Ảnh: Ngọc Nga
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Khi áp dụng chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt để giảm cân nhanh có thể khiến cơ thể rơi vào trạng thái thiếu năng lượng, ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc, thậm chí gây rụng tóc...

Duy trì cân nặng khỏe mạnh giúp bạn có được vóc dáng cân đối, ưa nhìn đồng thời ngăn ngừa bệnh tật như béo phì, tim mạch, huyết áp, đái tháo đường... Chính vì thế nhiều người đang nỗ lực áp dụng các biện pháp ăn kiêng, thậm chí ăn kiêng khắc nghiệt để giảm cân. Tuy nhiên, giảm cân không đúng phương pháp có thể gây hại cho sức khỏe và có thể dẫn đến hiện tượng rụng tóc.

Thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn kiêng, chế độ ăn chay hoặc thuần chay… dẫn đến cơ thể thiếu hụt vi chất dinh dưỡng đều có những tác động bất lợi khác nhau đối với sự phát triển của tóc.

Tóc cần chất dinh dưỡng để hình thành và phát triển. Chế độ ăn kiêng hạn chế hoặc cắt bỏ hoàn toàn nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng dẫn đến thiếu hụt protein, axit béo thiết yếu, kẽm, sắt… là một trong những nguyên nhân phổ biến gây rụng tóc.

Theo bác sĩ BSCKII Trương Thị Huyền Trang, Khoa Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ Tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương, khi giảm cân tức là hạn chế nuôi dưỡng cho cơ thể, tức là lượng calo vào thấp hơn lượng calo tiêu thụ. Vì thế cơ thể phải tự điều tiết, phân chia chất dinh dưỡng nuôi những cơ quan quan trọng khác và tóc thường là bộ phận ít được nuôi dưỡng nhất. Khi tóc bị thiếu dinh dưỡng kéo dài tóc sẽ yếu dần và cuối cùng dẫn đến rụng tóc ở thể ngừng phát triển.

Thành phần cốt lõi tạo nên một sợi tóc là protein (với khoảng 80% là keratin). Những người cắt giảm protein ra khỏi thực đơn hàng ngày có thể khiến dưỡng chất nuôi tế bào mầm tóc suy giảm, khiến tóc dễ khô, yếu, chẻ ngọn và rụng nhanh hơn bình thường. Ngoài ra, protein còn có vai trò quan trọng tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamine. Thiếu hai chất này sẽ gây căng thẳng, khó ngủ, khiến tế bào mầm tóc nhanh suy yếu.

Không chỉ protein, tóc cũng cần có đủ dưỡng chất như vitamin E, dầu omega-3 trong các chất béo để mọc chắc khỏe. Việc hạn chế hoặc cắt bỏ hoàn toàn toàn chất béo để giảm cân khiến nang tóc, tế bào mầm tóc dần yếu đi, gây mất cân bằng độ ẩm trên da đầu, khiến tóc dễ rụng.

Chế độ ăn thiếu hụt chất sắt cũng không tốt. Sắt là thành phần cấu tạo hemoglobin của hồng cầu. Thiếu sắt gây thiếu máu nhược sắc, dẫn đến phá vỡ chu kỳ phát triển của tế bào mầm tóc, làm tóc nhanh gãy rụng. Ngoài ra, chế độ ăn ít calo, ít tinh bột cũng làm tóc rụng, lâu mọc.

Bác sĩ Trang khuyến cáo, để đẹp từ vóc dáng đến mái tóc, cần lưu ý giảm cân an toàn. Mỗi người cần tuân thủ nguyên tắc: dinh dưỡng hợp lý, có lối sống khoa học, bổ sung dưỡng chất chuyên biệt cho mái tóc.

Ngoài một chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết (Protein, Glucid, Lipit), đặc biệt, nên bổ sung thêm các loại vitamin để cân bằng. Trong quá trình ăn kiêng, cũng có thể lưu ý bổ sung một số dưỡng chất chuyên biệt giúp tăng trưởng tế bào mầm tóc, phục hồi tóc mọc chắc khỏe.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.