Sau dư chấn động đất mạnh, Quảng Nam rà soát để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Liên tiếp các trận động đất xảy ra ở Kon Tum trong thời gian qua với dư chấn mạnh. Nhằm chủ động ứng phó, tỉnh Quảng Nam yêu cầu các chủ hồ chứa thủy lợi, thủy điện phối hợp với chính quyền địa phương rà soát, kiểm tra, phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường để triển khai ngay biện pháp xử lý.

Ngày 1/8, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu vừa ký ban hành công điện về việc kiểm tra tác động, ảnh hưởng của động đất xảy ra tại địa bàn huyện Kon Plông (Kon Tum) và chủ động ứng phó với động đất trong thời gian tới.

Theo đó, thực hiện công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm tra, chủ động khắc phục hậu quả động đất tại địa bàn huyện Kon Plông, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi, thông tin kịp thời về động đất và dư chấn do động đất, hướng dẫn kỹ năng ứng phó, ổn định tâm lý cho nhân dân trong vùng bị ảnh hưởng, tránh tâm lý hoang mang, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Sau loạt dư chấn từ động đất ở Kon Tum, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các chủ hồ chứa thủy lợi, thủy điện chủ động phối hợp với chính quyền địa phương rà soát, kiểm tra, phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường để triển khai ngay biện pháp xử lý. Ảnh: Công Huy.

Sau loạt dư chấn từ động đất ở Kon Tum, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các chủ hồ chứa thủy lợi, thủy điện chủ động phối hợp với chính quyền địa phương rà soát, kiểm tra, phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường để triển khai ngay biện pháp xử lý. Ảnh: Công Huy.

Các đơn vị liên quan kiểm tra nắm tình hình, đánh giá thiệt hại, ảnh hưởng của động đất đến công trình nhà ở của nhân dân và công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn; kịp thời phát hiện, triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả (trong trường hợp xảy ra sự cố) để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.

Chủ động tổ chức sơ tán, bố trí chỗ ở tạm cho các hộ có nhà bị hư hại nặng không bảo đảm an toàn; huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ nhân dân sửa chữa nhà; bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực hợp pháp khác để hỗ trợ các hộ bị thiệt hại nặng về nhà ở, ổn định cuộc sống và khắc phục cơ sở hạ tầng thiết yếu bị thiệt hại (nếu có).

UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu chủ các công trình cơ sở hạ tầng, nhất là các hồ đập thủy lợi, thủy điện, công trình giao thông cũng được chỉ đạo kịp thời phát hiện, có biện pháp ứng phó và khắc phục các sự cố, hư hỏng (nếu có) để bảo đảm an toàn cho công trình.

Các Sở NN&PTNT, Công thương, GTVT chỉ đạo kiểm tra, triển khai công tác khắc phục sự cố (nếu có), bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước, công trình giao thông, nhất là các hồ đập, hồ chứa nước, công trình giao thông tại khu vực gần tâm chấn động đất.

Dư chấn trận động đất 5 độ Richter lúc 11 giờ 35 phút ngày 28/7 xảy ra ở huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum). Ảnh: Viện Vật lý địa cầu Việt Nam

Dư chấn trận động đất 5 độ Richter lúc 11 giờ 35 phút ngày 28/7 xảy ra ở huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum). Ảnh: Viện Vật lý địa cầu Việt Nam

Đáng chú ý, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các chủ hồ chứa thủy lợi, thủy điện chủ động phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra, đánh giá phạm vi, mức độ ảnh hưởng của các trận động đất vừa qua đến công trình, đặc biệt là các vị trí xung yếu, phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường để triển khai ngay biện pháp xử lý. Đồng thời, rà soát, cập nhật phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp phù hợp, đảm bảo theo quy định…

Theo Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu Việt Nam), từ ngày 28/7 – 1/8, đơn vị đã ghi nhận khoảng 63 trận động đất xảy ra trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Trong đó, trận động đất 5 độ Richter xảy ra tại huyện vùng cao huyện Kon Plông (Kon Tum) được các chuyên gia xác nhận là trận động đất có cường độ lớn nhất ở tỉnh này từ trước đến nay. Đáng nói, dư chấn trận động đất 5 độ Richter này lan rộng hàng trăm km, người dân ở các tỉnh thành giáp ranh như Quảng Nam, Quảng Ngãi hay TP.Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế đều cảm nhận rất rõ.

Đọc thêm

Hành động cấp bách bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng

Việc buôn bán trái phép các loài ngoại lai là mối đe dọa tiềm ẩn với đa dạng sinh học và sức khỏe con người. (Nguồn: ENV)
(PLVN) - Là nội dung tập tài liệu thường niên vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt nhằm đánh giá và xác định những vấn đề cấp bách cần được ưu tiên để xử lý hiệu quả tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép, góp phần bảo vệ các quần thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và từng bước xóa bỏ vai trò của Việt Nam trong mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép toàn cầu.

Nâng tiêu chuẩn khí thải xe máy - bước tiến xanh cho môi trường

Khí thải xe máy là vấn đề nhức nhối với ngành Giao thông và ngành Môi trường. (Nguồn: VGP)
(PLVN) - Đề xuất của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về việc nâng tiêu chuẩn khí thải cho xe gắn máy dưới 50cc lên mức tương đương với xe mô tô trên 50cc đang được dư luận quan tâm. Theo xu thế chung, đây có thể sẽ là một giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trong ngành Giao thông vận tải.

Không khí lạnh tăng cường ở miền Bắc

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng chiều tối và đêm mai, bộ phận không khí lạnh tăng cường sẽ ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ. Nhiệt độ có thể hạ thấp, vùng núi cao có nơi dưới 16 độ C.

Chưa khẳng định có hay không 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng chìm ở biển Quảng Nam

Chưa khẳng định có hay không 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng chìm ở biển Quảng Nam
(PLVN) - Theo các thuyền viên tàu hàng An Bình Phát 68, khi tàu gặp nạn, chìm ở vùng biển Quảng Nam thì trên tàu có 18.000 lít dầu DO. Tuy nhiên, Đại tá Trần Tiến Hiền cho hay, việc 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng An Bình Phát 68 là thuyền trưởng khai báo như vậy, chứ không thể khẳng định được là có đúng hay không.

Hà Nội: Cần nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường

Hà Nội vẫn còn tình trạng đốt chất thải gây ô nhiễm môi trường.
(PLVN) - Theo Sở TN&MT TP Hà Nội, tình trạng vi phạm pháp luật về môi trường là do nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chủ đầu tư, một số ngành, cấp chính quyền, tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư còn hạn chế và có tình trạng chú trọng lợi ích kinh tế trước mắt, coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường còn khá phổ biến.

Cảnh báo mưa lớn

Ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ trời lạnh, có nơi dưới 17 độ C. (Ảnh minh họa).
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, sáng sớm nay, 29/10, hầu khắp miền Bắc trời lạnh. Trong khi đó ở miền Trung, mưa lớn vẫn tiếp diễn.