Sau 1 năm, thị trường chứng khoán phái sinh ngày càng sôi động

Ngày 10/8/2018 đánh dấu một năm chính thức đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán phái sinh (TTCKPS) đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ về quy mô giao dịch cũng như sự quan tâm của công chúng đầu tư, góp phần tiếp tục hoàn thiện cấu trúc hoạt động thị trường chứng khoán theo thông lệ quốc tế.

Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), ngoài việc tạo mới sản phẩm đầu tư cho công chúng đầu tư, TTCKPS còn mang tới kỳ vọng là công cụ phòng ngừa rủi ro cho thị trường cơ sở. Sau một năm hoạt động, TTCKPS tăng trưởng tốt và ổn định, trở thành một kênh hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư cũng như phòng ngừa rủi ro cho thị trường cơ sở. 

Tính đến ngày 31/7/2018, HNX đã tổ chức thành công 227 phiên giao dịch, với 4 mã sản phẩm theo thông lệ quốc tế gồm các mã hợp đồng có tháng đáo hạn là tháng hiện tại, tháng kế tiếp, và hai tháng cuối 2 quý tiếp theo. Định kỳ, hằng tháng trên thị trường đều có 1 mã sản phẩm đáo hạn vào ngày thứ Năm thứ ba của tháng, sau đó, Sở GDCK Hà Nội tiếp tục niêm yết bổ sung sản phẩm thay thế vào ngày giao dịch tiếp theo. 

Kể từ khi khai trương đến nay, TTCKPS luôn duy trì tốc độ tăng trưởng với khối lượng giao dịch tháng sau cao hơn tháng trước. Tốc độ tăng trưởng khối lượng giao dịch từ tháng 9/2017 đến tháng 7/2018 bình quân đạt 35%/tháng, đặc biệt, khối lượng giao dịch tăng mạnh từ tháng 5/2018 đến nay khi thị trường cơ sở có biến động mạnh.

Ngoài ra, TTCKPS liên tục ghi nhận các kỷ lục mới, nếu phiên giao dịch đầu tiên vào ngày khai trương thị trường, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 487 hợp đồng, thị trường đã ghi nhận mức giao dịch lên tới 164.872 hợp đồng vào ngày 6/7/2018. Khối lượng giao dịch bình quân phiên tăng mạnh, năm 2018, đạt 58.613 hợp đồng/ngày, tăng gấp 5,3 lần so với năm 2017. 

Giá giao dịch hợp đồng tương lai biến động theo sát chỉ số thị trường cơ sở. Cụ thể với trường hợp mã hợp đồng tương lai đáo hạn vào tháng 6/2018, tại thời điểm niêm yết trong tháng 10/2017 và đầu năm 2018, khi kỳ vọng đối với thị trường cơ sở tăng, hợp đồng được giao dịch với giá cao hơn chỉ số VN30 Index. Tuy nhiên, khi còn một tháng đến thời điểm đáo hạn, giá của hợp đồng tương lai đã bám sát biến động của chỉ số. Nhà đầu tư quan tâm các hợp đồng có kỳ hạn ngắn nhằm phòng ngừa rủi ro khi thị trường cơ sở biến động. Sức hấp dẫn và sự quan tâm của nhà đầu tư đối với TTCKPS ngày càng tăng lên. Số lượng tài khoản giao dịch phái sinh mới liên tục tăng, trung bình mỗi ngày có 153 tài khoản mới. Tính đến ngày 31/7/2018, đã có 39.631 tài khoản giao dịch phái sinh được mở, trong đó số tài khoản có giao dịch là 11.225 tài khoản. 

Theo HNX thống kê, hiện có trên 90% nhà đầu tư trên thị trường cơ sở là nhà đầu tư cá nhân, trong khi con số này trên thị trường phái sinh lên tới trên 95%. Giao dịch của nhà đầu tư tổ chức trong nước (bao gồm cả hoạt động tự doanh của CTCK) chiếm khoảng 1,41% khối lượng giao dịch toàn thị trường. 

Tổng khối lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong năm qua đạt 23.305 hợp đồng, tương ứng 0,12% khối lượng giao dịch toàn thị trường.  

Từ khi vận hành thị trường cho tới nay, hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ thị trường vận hành thông suốt, ổn định và an toàn, không phát sinh sự cố lớn. Thông tin, dữ liệu hoạt động thị trường hiển thị đầy đủ, kịp thời và chính xác trên trang thông tin điện tử của Sở, góp phần đảm bảo tính công khai, minh bạch, đáp ứng tốt nhất nhu cầu truy cập và khai thác thông tin của công chúng đầu tư.

Cho tới nay, TTCKPS đã có 9 Công ty chứng khoán (CTCK) trở thành thành viên giao dịch và thành viên bù trừ, tăng 2 thành viên so với giai đoạn đầu. Trong suốt quá trình hoạt động, hệ thống giao dịch tại CTCK thành viên vận hành ổn định không phát sinh sự cố, đường truyền kết nối với thành viên và VSD hoạt động ổn định, không đứt quãng. Ngoài ra, Sở GDCK Hà Nội tiếp tục triển khai công tác đào tạo đại diện giao dịch cho các CTCK và ngân hàng thương mại có nhu cầu trở thành thành viên giao dịch và thành viên giao dịch đặc biệt của thị trường.

Đáng chú ý, công tác giám sát trên TTCKPS được triển khai và thực hiện tốt ngay từ khi thị trường bắt đầu đi vào hoạt động với đầy đủ hệ thống các tiêu chí giám sát và được tăng cường trong bối cảnh có những biến động mạnh trên thị trường cơ sở thời gian qua. Ngoài ra, HNX và HOSE đã cùng phối hợp để xây dựng cơ chế giám sát liên thị trường nhằm kịp thời phát hiện các trường hợp tác động, thao túng trên thị trường cơ sở để hưởng lợi trên TTCKPS và ngược lại.

TTCKPS là giải pháp hữu hiệu để giữ chân nhà đầu tư, tránh tình trạng họ tháo chạy khỏi TTCK khi thị trường cơ sở sụt giảm. Dữ liệu thực tế tại các thị trường quốc tế cho thấy, khi thị trường cở sở giảm điểm mạnh thì thanh khoản trên thị trường phái sinh tăng mạnh; ngược lại, khi thị trường cơ sở tăng điểm trở lại thì thanh khoản trên thị trường phái sinh giảm.

Đầu tháng 8 này, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (UBCK) đã phê duyệt mẫu sản phẩm hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ. Trong thời gian tới, HNX sẽ hoàn thiện các bước chuẩn bị cuối cùng để có thể đưa sản phẩm này vào giao dịch. Ngoài ra, HNX tiếp tục phối hợp với HOSE hoàn thiện Bộ Nguyên tắc chỉ số VNX 200, làm cơ sở để triển khai sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VNX200.

Có thể khẳng định TTKCPS ra đời, đi vào hoạt động là một dấu mốc quan trọng của TTCK Việt Nam, góp phần hoàn thiện cấu trúc TTCK Việt Nam, gia tăng hàng hóa đầu tư và thúc đẩy thanh khoản trên thị trường cơ sở. Sau một năm hoạt động, TTCKPS đã trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn, đồng thời là công cụ để nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro khi tham gia đầu tư trên thị trường cơ sở, được công chúng đầu tư đón nhận và tham gia ngày càng tích cực.

Đọc thêm

Diễn đàn GIFPP 2025: Hành động toàn cầu vì Hòa bình và Thịnh vượng bền vững

300 đại biểu đến từ 14 quốc gia tham dự diễn đàn.
(PLVN) -  Vừa qua, tại khách sạn InterContinental Bangkok, Diễn đàn Đầu tư & Hợp tác Toàn cầu vì Hòa Bình và Thịnh Vượng (Global Investment Forum for Peace & Prosperity - GIFPP) đã chính thức diễn ra với sự tham dự của gần 300 đại biểu đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm các nhà lãnh đạo chính phủ, chuyên gia quốc tế, nhà đầu tư, doanh nhân và đại diện truyền thông.

Doanh nghiệp được “giải phóng nguồn lực” từ cải cách thủ tục hành chính Kỳ 2: “Đường băng” thông thoáng, doanh nghiệp tự tin “cất cánh”

Việc tinh gọn thủ tục hành chính cũng là cơ hội để giúp doanh nghiệp thu hút đầu tư, kinh doanh. (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Thông tin về việc hoàn thành phân cấp thẩm quyền 307 thủ tục hành chính (TTHC) và đặc biệt là mục tiêu 100% thủ tục liên quan đến doanh nghiệp (DN) được thực hiện trực tuyến trước ngày 30/6 tới đây, đối với cộng đồng DN là một luồng sinh khí mới, một sự hỗ trợ vô cùng thiết thực trong bối cảnh cộng đồng DN đang hưởng ứng Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

Bộ Công Thương yêu cầu kiểm soát chặt an toàn hồ đập thủy điện trước áp thấp nhiệt đới

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Trước diễn biến phức tạp của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 1 trên Biển Đông, Bộ Công Thương yêu cầu các chủ đập thủy điện thực hiện nghiêm quy trình vận hành hồ chứa, nhất là tại các hồ đập xung yếu, đang thi công hoặc sửa chữa. Các đơn vị phải tổ chức trực ban 24/24h, theo dõi sát tình hình mưa lũ, chủ động cảnh báo vùng hạ du, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân và công trình.

Để ngành Nông nghiệp phát triển bền vững

Ảnh bài.
(PLVN) -  Hôm qua (10/6), tại Hội thảo “Phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng” tổ chức ở Hà Nội, vấn đề làm sao để các sản phẩm nông nghiệp có chỗ đứng vững chắc trên thị trường xuất khẩu và nhanh chóng đáp ứng các yêu cầu thay đổi của thị trường, đã được cơ quan chức năng và các doanh nghiệp bàn bạc, mổ xẻ kỹ lưỡng.

Các tỉnh Đông Nam Bộ tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai phát động cao điểm 45 ngày đêm tăng tốc giải ngân.
(PLVN) -  Đông Nam Bộ - vùng kinh tế trọng điểm của cả nước - đang bước vào giai đoạn tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công năm 2025. Với mục tiêu đến hết quý III (31/8/2025), tỷ lệ giải ngân đạt ít nhất 70% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao, các địa phương trong vùng đang triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt. Song, chặng đường phía trước vẫn còn không ít thách thức cần vượt qua.

Doanh nghiệp được 'giải phóng nguồn lực' từ cải cách thủ tục hành chính - Kỳ 1: 'Đòn bẩy vàng' giúp doanh nghiệp vươn mình mạnh mẽ

Cải cách TTHC không chỉ là việc cắt giảm giấy tờ mà còn là cuộc cách mạng về tư duy quản lý nhà nước.
(PLVN) - Việc cắt giảm giấy tờ, thực hiện thủ tục trực tuyến giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí, công sức - những thứ mà các doanh nghiệp (DN), đặc biệt là DN nhỏ và vừa luôn phải “cân đo đong đếm” từng ngày. Do đó, cách nào để chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) đi vào thực tiễn chính là điều mà cộng đồng DN đau đáu quan tâm.

Nhà thầu tư nhân tự tin vào “sân chơi” lớn về hạ tầng

Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm do Sơn Hải - một doanh nghiệp xây dựng tư nhân đầu tư và xây dựng theo hình thức PPP, trị giá hơn 4.300 tỷ đồng.
(PLVN) -  Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về Phát triển kinh tế tư nhân giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư, xây lắp hạ tầng dám nghĩ lớn, làm lớn. Kỳ vọng tương lai, trên các đại công trường, dự án quốc gia, sẽ xuất hiện ngày một nhiều hơn những thương hiệu từ thành phần kinh tế tư nhân, thay vì đó là “sân chơi” của thành phần kinh tế khác…

Đạo đức kinh doanh cần được vun bồi từ gốc

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp đang dần nhận ra rằng: kinh doanh tử tế là cách duy nhất để đi đường dài. (Nguồn: Base)
(PLVN) - Mỗi quyết định kinh doanh không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp mà còn có thể tạo ra tác động mạnh mẽ đến xã hội. Chính vì thế, đạo đức doanh nhân không còn là câu chuyện lý thuyết mà cần trở thành cốt lõi để xây dựng một nền kinh tế bền vững và nhân văn.

Tuân thủ pháp luật - Trách nhiệm tối thiểu và bắt buộc của doanh nhân

Chính phủ cho ra mắt Cổng Pháp luật quốc gia giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các thông tin pháp lý. (Ảnh trong bài: VGP)
(PLVN) - Thời gian gần đây, dư luận không khỏi bàng hoàng trước hàng loạt vụ việc doanh nghiệp vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Từ những xưởng sản xuất hàng giả, hàng nhái quy mô lớn bị phanh phui, cho đến các chiêu trò lừa đảo tinh vi qua mạng, quảng cáo sai sự thật hay sử dụng hóa chất độc hại trong thực phẩm... Mỗi “cú phốt” như vậy đang trở thành hồi chuông cảnh tỉnh, phơi bày những “lỗ hổng” trong ý thức tuân thủ pháp luật của một bộ phận người kinh doanh.

Người trẻ truyền cảm hứng khởi nghiệp 'xanh'

Anh Hoàng Đức Mạnh dùng kiến thức mình học hỏi trong trường đại học đem đến cho bà con nông dân cách thức sản xuất mới đạt hiệu quả cao. (Nguồn: HTX Hoa Phong)
(PLVN) - Bắt đầu từ những sản phẩm thân thiện với môi trường, gần gũi thiên nhiên, hiện nay nhiều người trẻ khởi nghiệp thành công với mô hình kinh doanh xanh. Họ đã và đang truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ lên ý tưởng “startup” mang lại giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.

Niềm tin là tài sản lớn nhất của thương nhân

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là người tiên phong trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, đồng thời thực hiện nhiều dự án phục vụ cộng đồng.
(PLVN) - Trong mọi thời đại, doanh nhân không chỉ là người tạo ra của cải vật chất, mà còn là lực lượng nòng cốt thúc đẩy phát triển xã hội và hình thành các chuẩn mực đạo đức trong kinh tế. Trong kỷ nguyên kinh tế số, với nhiều biến động, không phải vốn liếng hay tài sản mà chính niềm tin mới là điều tạo nên đẳng cấp và độ bền vững của một doanh nghiệp.

Đạo đức doanh nhân - nền móng cho một nền kinh tế bền vững

Nghị quyết 68-NQ/TW khẳng định vai trò của doanh nhân là những người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế. (Nguồn: VGP)
(PLVN) - Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ trước những biến động chưa từng có, vai trò của doanh nhân ngày càng được đề cao như những “kiến trúc sư” của sự phát triển bền vững. Đặc biệt, tinh thần của Nghị quyết 68-NQ/TW năm 2025 về phát triển kinh tế tư nhân càng khẳng định rõ, đạo đức doanh nhân chính là nền móng quan trọng để xây dựng một nền kinh tế mạnh, tự chủ và bền vững. Đạo đức trong kinh doanh không chỉ là lựa chọn, mà còn là “điều kiện sống còn” trong kỷ nguyên mới.

Dẹp bỏ tâm lý tìm cách trốn thuế

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Giữa những ngày hè oi ả đầu tháng 6/2025, không khí làm ăn của một số tiểu thương, hộ kinh doanh tại nhiều địa phương trên cả nước cũng trở nên nóng bỏng bởi làn sóng “ngừng nhận chuyển khoản”, “chỉ nhận tiền mặt” lan rộng. Thực chất, đây là những chiêu trò che giấu nỗi lo sợ bị “soi” doanh thu, bị tính thuế theo đúng quy định pháp luật.

Giải pháp để kích cầu tiêu dùng thiết bị y tế trong nước

Bà Cao Thị Vân Điểm - Phó Chủ tịch Hội TBYT Việt Nam.
(PLVN) - Hiện, thị phần thiết bị y tế (TBYT) sản xuất trong nước chiếm một phần rất nhỏ vì nhiều lý do. Cũng bởi vậy, “bài toán” kích cầu tiêu dùng TBYT trong nước luôn được các doanh nghiệp (DN) và nhà đầu tư quan tâm. Đây cũng là nội dung cuộc trao đổi giữa phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam với bà Cao Thị Vân Điểm - Phó Chủ tịch Hội TBYT Việt Nam.

Vốn FDI vào Việt Nam tăng hơn 51% trong 5 tháng đầu năm

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) -  Theo báo cáo từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính), thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2025 ghi nhận những tín hiệu tích cực. Tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt 18,39 tỷ USD, tăng mạnh 51,2% so với cùng kỳ năm trước